Giáo án Tin học 12 - Năm học 2008 - 2009 - Trường THPT Số 2 Mộ Đức

Giáo án Tin học 12 - Năm học 2008 - 2009 - Trường THPT Số 2 Mộ Đức

A. Mục đích, yêu cầu:

 Kiến thức:

- Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.

- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.

- Biết các mức thể hiện của CSDL.

- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.

* Kĩ năng: Nhận biết được các thao tác xử lí dữ liệu đối với một bài toán quản lí đơn giản.

* Thái độ: Có ý thức khai thác thông tin phục vụ con người và cuộc sống.

B. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại,.

C. Chuẩn bị của GV & HS.

 - GV: Giáo án, SGK, SGV, các tài liệu liên quan, các hình vẽ 1, 2, ., 8 SGK.

 - HS: Soạn bài mới, các tài liệu liên quan.

D. Tiến trình và nội dung.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Đặt vấn đề: (5')Trong thực tế chúng ta thấy:

 - Nhà trường muốn quản lí HS cần lập ra: sổ gọi tên và ghi điểm của lớp là một bảng gồm các cột: Stt, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Điểm Toán, Điểm Văn,.

 - Một cơ quan muốn quản lí cán bộ cần có: bảng danh sách cán bộ của cơ quan gồm các cột: Stt, Họ và tên, Ngày sinh, Quê quán, Mức lương, Phụ cấp, Ngày nâng lương, số con,.

 - Một thư viện muốn quản lí sách cần có: bảng danh sách các đầu sách gồm các cột: Tên sách, tác giả, năm xuất bản, mã số sách, số trang,.

 

doc 82 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1616Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 12 - Năm học 2008 - 2009 - Trường THPT Số 2 Mộ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/08/2008	Tiết 1,2,3 .
Chương 1.
KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
A. Mục đích, yêu cầu:
	Kiến thức:
- Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
- Biết các mức thể hiện của CSDL.
- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
* Kĩ năng: Nhận biết được các thao tác xử lí dữ liệu đối với một bài toán quản lí đơn giản.
* Thái độ: Có ý thức khai thác thông tin phục vụ con người và cuộc sống.
B. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại,...
C. Chuẩn bị của GV & HS.
	- GV: Giáo án, SGK, SGV, các tài liệu liên quan, các hình vẽ 1, 2, ..., 8 SGK.
	- HS: Soạn bài mới, các tài liệu liên quan.
D. Tiến trình và nội dung.
	1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Đặt vấn đề: (5')Trong thực tế chúng ta thấy:
	- Nhà trường muốn quản lí HS cần lập ra: sổ gọi tên và ghi điểm của lớp là một bảng gồm các cột: Stt, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Điểm Toán, Điểm Văn,....
	- Một cơ quan muốn quản lí cán bộ cần có: bảng danh sách cán bộ của cơ quan gồm các cột: Stt, Họ và tên, Ngày sinh, Quê quán, Mức lương, Phụ cấp, Ngày nâng lương, số con,....
	- Một thư viện muốn quản lí sách cần có: bảng danh sách các đầu sách gồm các cột: Tên sách, tác giả, năm xuất bản, mã số sách, số trang,...
	- Như vậy, mỗi trường học, cơ quan, xí nghiệp,...muốn quản lí về lĩnh vực riêng nào đó, người ta thường lập ra các bảng gồm các cột chứa các thông tin về các đối tượng cần quản lí.
	- Nhưng việc lập ra các bảng đó như thế nào, để khi cần khai thác các thông tin trên đó được thuận tiện và có thể đáp ứng cho nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau, lại có thể sử dụng máy tính điện tử trong công việc quản lí được nhanh chóng, tiện lợi ® chúng ta xét khái niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL).
	- Hầu như mọi hoạt động có tổ chức của con người đều cần có công tác quản lí: quản lí học sinh trong nhà trường, quản lí chi tiêu trong gia đình, quản lí xuất nhập khẩu trong một công xưởng, quản lí tài chính trong ngân hàng, ....Với sự phát triển của tin học thì công tác quản lí đã được tin học hóa.
	3. Nội dung:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
T/g
1. Bài toán quản lí.
Mục tiêu: Cần làm rõ các vấn đề:
- Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng tin học.
- Không phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng, việc xử lí thông tin trong các bài toán quản lí có những đặc điểm chung: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, tra cứu, sắp xếp, lọc, tổng hợp thông tin và lập báo cáo.
- Trọng tâm: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin.
Nội dung:
Ví dụ: Quản lí học sinh trong nhà trường.
- Lập hồ sơ học sinh.
- Cập nhật: sửa chữa, thay đổi hồ sơ cho phù hợp.
- Khai thác hồ sơ: tìm kiếm, lọc, sắp xếp, thống kê,...
- Lên kế hoạch và ra quyết định.
GV: Xét ví dụ về bài toán quản lí HS trong trường THPT.
- Đầu tiên xây dựng một bảng hồ sơ HS, gồm các cột (GV đưa bảng danh sách HS)
GV: Trong danh sách trên có thể có địa chỉ HS nào đó thay đổi hay một HS chuyển trường, HS khác chuyển về, ....Ta cần sửa cho phù hợp, vậy công việc sửa đổi gồm những gì?
HSTL.
GV: Hồ sơ này Ban Giám hiệu, Gv của trường dùng để: xem thông tin về từng mặt nào đó của HS, đưa ra danh sách HS giỏi của trường, xếp hạng văn hóa của HS theo điểm trung bình, thống kê số lượng HS giỏi, khá, trung bình, giỏi,...
- Từ việc khai thác hồ sơ trên mà BGH, GV có những kế hoạch hoặc ra quyết định cho phù hợp.
T1
STT
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Đoàn viên
Điểm Toán
Điểm Lí
Điểm Hóa
Điểm Văn
Điểm Tin
1
Nguyễn An
12/8/87
Nam
C
7.8
8.2
9.2
7.3
8.5
2
Trần Văn Giang
21/3/86
Nam
K
5.6
6.7
7.7
7.8
8.3
3
Lê Minh Châu
3/5/87
Nữ
C
9.3
8.5
8.4
6.7
9.1
4
Doãn Thu Cúc
14/2/87
Nữ
K
6.5
7.0
9.1
6.7
8.6
5
Hồ Minh Hải
30/7/86
Nam
C
7.0
6.8
6.5
7.2
7.8
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
a. Tạo lập hồ sơ:
Thực hiện các công việc sau:
- Xác định chủ thể cần quản lí. 
- Các thông tin cần quản lí của chủ thể đó để xác định cấu trúc hồ sơ.
- Thu thập thông tin và bổ sung vào hồ sơ.
------------------------------------------------
b. Cập nhật hồ sơ.
- Sửa hồ sơ: là thay đổi một vài thông tin trong hồ sơ không còn đúng nữa.
- Thêm hồ sơ: là bổ sung thêm hồ sơ cho các cá thể mới tham gia vào tổ chức.
- Xóa hồ sơ: là loại bỏ những hồ sơ tổ chức không còn quản lí nữa.
------------------------------------------------
c. Khai thác hồ sơ.
- Sắp xếp hồ sơ theo một hay một số tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức.
- Tìm kiếm là tra cứu các thông tin có sẵn trong hồ sơ thỏa mãn một số điều kiện nào đó.
- Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ.
- Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo ra một bộ hồ sơ mới có nội dung, cấu trúc theo yêu cầu nào đó và thường để in ra giấy
GV: Ngày nay Tin học hóa công tác quản lí chiếm khoảng trên 80% các ứng dụng tin học. Công việc quản lí tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lí cũng như phương thức khai thác thông tin nhưng nói chung đều gồm những công đoạn chung. Trước hết, ta hãy xem xét bài toán quản lí gồm những công đoạn nào?
HSTL.
GV: Giải thích thêm.
- Thông tin trong hồ sơ cần được cập nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với thực tế.
- Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là để khai thác chúng, phục vụ cho công tác quản lí.
- Như vậy , mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ, hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí một công việc cụ thể nào đó.
T2
3. Hệ cơ sở dữ liệu.
a. Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL.
Mục tiêu: Phân tích cho HS thấy:
- Sự đa dạng của các câu hỏi có thể gặp.
- Nguồn gốc của sự đa dạng đó: có nhiều người cùng khai thác dữ liệu và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ riêng.
- Trọng tâm: Phân biệt được CSDL và hệ QTCSDL.
Nội dung:
- Xã hội càng phát triển ® cần xử lí thông tin nhanh, kịp thời.
- MTĐT với tốc độ rất nhanh giúp con người khai thác thông tin.
- Để máy tính xử lí tốt cần tạo lập một CSDL để quản lí các thông tin.
- Khái niệm CSDL: Một CSDL (Database) là:
+ Một tập hợp các dữ liệu về một hoặc một số đối tượng có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó.
+ Được lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài như: bằng từ, đĩa từ,...
+ Để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
------------------------------------------------
Ví dụ.
- Mượn sách ở thư viện ® cần khai thác CSDL quản lí sách.
- Mua vé máy bay ® cần khai thác CSDL về các chuyến bay.
- Xem điểm thi đại học ® cần khai thác CSDL về quản lí điểm thi đại học.
------------------------------------------------
- Khái niệm hệ QTCSDL: (Database Management System) là một phần mềm dùng để:
+ Tạo lập.
+ Bảo trì, lưu trữ CSDL.
+ Cung cấp các dịch vụ cần thiết để khai thác thông tin từ CSDL.
- Hệ CSDL:= CSDL + HệQTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.
* Như vậy, để tạo lập và khai thác một CSDL cần phải có:
- Cơ sở dữ liệu.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Các thiết bị vật lí. (máy tính, đĩa cứng, mạng,...)
- Các phần mềm ứng dụng trên nền hệ QTCSDL để khai thác CSDL thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của người dùng.
------------------------------------------------
b. Các mức thể hiện của CSDL.
Có ba mức khác nhau:
- Mức vật lí: là những chuyên gia tin học cần hiểu một cách chi tiết dữ liệu được lưu trữ như thế nào? Lưu trữ ở vùng nhớ nào và với dung lượng là bao nhiêu byte?
- Có thể hiểu CSDL vật lí của một hệ CSDL là một tập hợp các tệp dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ.
------------------------------------------------
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Mục tiêu: Làm cho HS nắm được các vấn đề:
- Biết được các tính chất của một hệ CSDL.
- Có thể lấy một ví dụ cụ thể về một tính chất nào đó.
- Trọng tâm: Hiểu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
Nội dung:
- Tính cấu trúc: Thông tin phải được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc.
- Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu hay có sự trong quá trình cập nhật, dữ liệu phải đúng đắn.
- Tính an toàn và bảo mật thông tin:Cần phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn những truy xuất không được phép và khôi phục được CSDL khi có sự cố.
- Tính độc lập: Một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
- Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc thông tin có thể tính toán được từ dữ liệu đã có.
GV: Muốn máy tính xử lí tốt, đáp ứng được mọi yêu cầu do con người đề ra cần phải tạo lập một hoặc một số bảng dữ liệu chứa các thông tin cần thiết theo qui định, các bảng này được lưu trữ lại và có thể dùng MTĐT để xử lí ® đó là một CSDL.
Lớp: Đọc phần viết nghiên trang 5- Sgk.
? Cho biết một CSDL là gì?
HSTL.
GV: Điều chỉnh và chốt lại.
- Khối lượng thông tin về mỗi lĩnh vực là rất lớn. Vì vậy, khó có thể tổ chức một CSDL vạn năng cho tất cả mọi người và đáp ứng mọi yêu cầu. Từ thực tế đó, người ta phải tổ chức nhiều CSDL, mỗi CSDL chỉ liên quan tới một hoặc một số đối tượng nhất định và phục vụ cho một hoặc một số người nhất định.
- Đôi khi CSDL cá nhân chỉ được xây dựng định hướng cho một người duy nhất khai thác, ví dụ CSDL phục vụ quản lí thư viện cá nhân, nhưng ngay cả trong trường hợp đó, nó cũng đáp ứng được các yêu cầu của bạn bè và người thân, tức là đáp ứng tính chất nhiều người khai thác.
GV: Cho biết khi mượn sách ở thư viện, hay mua vé máy bay, xem điểm các kì thi đại học, người ta tra cứu trên máy tính, tức là đã khai thác CSDL nào?
HSTL. 
GV: Tóm tắt và đưa ra nhận xét:
GV: Một CSDL luôn gắn liền với phần mềm để xây dựng, cập nhật CSDL và khai thác thông tin trong CSDL. Phần mềm này được gọi là hệ QTCSDL.
Lớp: Đọc phần viết nghiên trang 6- Sgk.
? Hệ QTCSDL là gì.
GV: Chốt lại và giải thích thêm.
- Hệ QTCSDL bao gồm các môđun chương trình thực hiện các công việc đã nêu ở trên. Ngoài ra, nó còn chứa một thành phần hết sức quan trọng là ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ này cho phép ta kích hoạt hay hủy bỏ hoạt động các môđun trong hệ QTCSDL.
- Hai thành phần CSDL và hệ QTCSDL phải cùng tồn tại và thống nhất với nhau, khi đó ta mới có thể khai thác thông tin từ CSDL.
- Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để việc khai thác CSDL trở nên thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng.
- Dựa trên hệ QTCSDL, người ta xây dựng các phần mềm ứng dụng. Các chương trình ứng dụng thể hiện đặc thù xử lí thông tin theo một số yêu cầu cụ thể. Vì vậy, khác với các môđun trong hệ QTCSDL, nó không được tổng quát hóa để áp dụng cho mọi CSDL tương tự.
GV: Giải thích thuật ngữ hệ CSDL.
GV: Để tạo lập và khai thác một CSDL cần phải có những gì?
HSTL.
GV: Chốt lại và giải thích dựa vào hình 2-trang 7.
GV: 
- Để lưu trữ và khai thác thông tin một cách hiệu quả, các hệ CSDL được xây dựng và bảo trì dựa ... chương trình trong hệ QTCSDL.
T1
2. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng:
* Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL, được tổ chức và xây dựng như những dữ liệu khác. Điểm khác biệt duy nhất là nó được quản lí chặt chẽ, không giới thiệu công khai và chỉ có những người quản trị hệ thống mới có quyền truy cập, bổ sung, sửa đổi. Mỗi bản ghi của bảng phân quyền xác định quyền của một nhóm người sử dụng từng loại dữ liệu của CSDL. Các quyền đó thường là đọc (Đ), sửa (S), bổ sung (S), xoá (X), không được truy cập (K).
* Người quản trị hệ CSDL cần cung cấp:
- Bảng phân quyền truy cập cho hệ QTCSDL.
- Phương tiện cho người dùng để hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ.
* Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần khai báo:
- Tên người dùng.
- Mật khẩu, ngoài ra còn có chữ kí điênh tử, nhận dạng dấu vân tay, con ngươi, giọng nói,....
GV: Điểm khó trong công tác bảo vệ là mỗi người dùng có những thẩm quyền khác nhau đối với dữ liệu trong CSDL. Chính vì vậy mà mỗi hệ CSDL phải quản lí người dùng, cấp phát cho họ các quyền truy cập và xử lí tương ứng.
Một điểm khó thứ hai là: làm thế nào để HT biết được người đang tra cứu thông tin chính là người được khai báo trong đăng nhập hệ thống.
Ví dụ: Bạn phải phân phối các dụng cụ thể thao cho các bạn trong trường sinh hoạt ngoại khoá. Các dụng cụ chỉ giao cho những người trong đội chuẩn bị thi đấu ở môn tương ứng. Một bạn đến nhận vợt cầu lông. Làm thế nào bạn biết chắc chắn đó đúng là một bạn trong đội thi đấu cầu lông để giao?
GV: Giới thiệu bảng phân quyền truy cập của CSDL Điểm trong sgk.
5'
3. Mã hoá thông tin và nén dữ liệu:
Các thông tin quan trọng và nhạy cảm thường được lưu trữ dưới dạng mã hoá để giảm khả năng rò rỉ. Có nhiều cách mã hoá khác nhau.
GV: Em hãy chỉ ra những cách mã hoá thông tin và nén dữ liệu mà em biết?
HSTL.
GV: Nhấn mạnh các ý kiến đúng và bổ sung.
T2
4. Lưu biên bản.
Một trong những biện pháp hỗ trợ là ghi biên bản. 
* Biên bản hệ thống cho biết:
- Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,...
- Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật,....
* Biên bản hệ thống dùng để:
- Trợ giúp việc khôi phục dữ liệu khi có sự cố kĩ thuật trong hoạt động của hệ CSDL.
- Đánh giá mức độ quan tâm của người dùng với các dữ liệu, dạng truy vấn.
- Để phát hiện các truy vấn không bình thường, từ đó có biện pháp xử lí hành chính.
E. Củng cố, dặn dò: (3')
	- Học bài cũ. 
	- Trả lời các câu hỏi trang 104 -sgk.
	- Chuẩn bị bài: "Bài tập & thực hành 11"	
F. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 01/04/2009	Tiết:49,50.
Bài tập & thực hành 11. BẢO MẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU
A. Mục đích, yêu cầu.
Qua bài toán quản lí một cơ sở kinh doanh, HS cần đạt được các yêu cầu sau:	
	- Hiểu thêm khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật CSDL.
	- Biết một số cách thông dụng bảo mật CSDL.
	- Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật CSDL.
B. Phương pháp: HS tự thực hành, GV hướng dẫn.
C. Chuẩn bị:
	* GV: Máy chiếu, giáo án, các tài liệu liên quan 	* HS: Đọc trước " Bài tập & thực hành 11". ở nhà
D. Hoạt động của GV & HS.
	1. Kiểm tra sỉ số, đồng phục.
	2. Nội dung.
 ĐVĐ: 
	- Qua tìm hiểu ở bài trước, chúng ta đã biết tầm quan trọng của bảo mật thông tin trong CSDL nói riêng và tài nguyên của các hệ thống nói chung khác.
	- Hôm nay các em sẽ thử vận dụng những kiến thức đó để giải quyết một số bài toán thực tế sau:
Bài 1: Một cửa hàng buôn bán hàng điện tử thường xuyên nhận hàng từ một số công ti và bán lại cho các khách hàng. Hàng nhập và xuất trực tiếp từ kho của cửa hàng (để bài toán đơn giản, hạn chế chỉ có một thủ kho kiêm người giao hàng). Cửa hàng này đã xây dựng một CSDL BAN_HANG (bán hàng) gồm các bảng sau:
Bảng MAT_HANG (mặt hàng - quản lí các mặt hàng)
MaHang
TenHang
DonVi
GiaMua
HangSX
GiaBan
(mã hàng)
(tên hàng)
(đơn vị tính)
(giá mua 
một đơn vị)
(hãng sản xuất)
(giá bán 
một đơn vị)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Bảng KHACH_HANG (khách hàng - quản lí khách hàng)
MaKhach
HoTen
DiaChiKh
DienThoaiKh
TaiKhoanKH
(mã khách hàng)
(họ và tên)
(địa chỉ)
(số điện thoại)
(tài khoản)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Bảng CONG_TI (công ti - quản lí các công ti cung cấp hàng)
MaCT
TenCT
DiaChiCT
ĐienThoaiCT
TaiKhoanCT
(mã công ti)
(tên công ti)
(địa chỉ công ti)
(điện thoại công ti)
(tài khoản công ti)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Bảng PHIEU_NHAP (phiếu nhập - quản lí phiếu nhập hàng)
SoPhieuNhap
MaCT
MaHang
SoLuong
NgayNhap
(số phiếu nhập)
(mã công ti)
(mã hàng)
(số lượng)
(ngày nhập)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Bảng PHIEU_XUAT (phiếu xuất - quản lí phiếu xuất hàng)
SoPhieuXuat
NgayNhap
MaKhach
MaHang
SoLuong
GiaBan
(số phiếu xuất)
(ngày nhập)
(mã khách hàng)
(mã hàng)
(số lượng)
(giá bán một đơn vị)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Các đối tượng sử dụng chương trình quản lí CSDL BAN_HANG là:
- Khách hàng.
- Thủ kho (kiêm người giao hàng)
- Kế toán
- Người quản lí cửa hàng
Theo em, mỗi đối tượng trên sẽ yêu cầu chương trình có những chức năng nào?
GV: Chia HS thành 4 nhóm, giả sử mỗi nhóm là một đối tượng sử dụng hệ CSDL BAN_HANG. Cụ thể là:
- Khách hàng.
- Thủ kho kiêm người giao hàng (hạn chế để chương trình không quá phức tạp)
- Kế toán
- Người quản lí cửa hàng.
HS: Mỗi nhóm tìm các chức năng cần có của chương trình phục vụ nhóm của mình. Sau đó các nhóm trình bày trao đổi ý kiến đã thống nhất trong nhóm với cả lớp. Các nhóm khác tham gia góp ý đi đến kết luận thống nhất cuối cùng.
GV: Hướng dẫn và gợi ý những kiến thức thực tế mà HS còn hạn chế để có kết luận đúng. Khuyến khích các nhóm tranh luận khi ý kiến chưa thống nhất.
Tuy nhiên, vì đã đơn giản hoá bài toán thực nên có thể sinh những tình huống khó thống nhất, khi đó nên theo một giả định nào đó thay cho thực tế (GV quyết định)
Bài 2: Giả sử chương trình có các chức năng:
- Khách hàng được biết tên, số lượng các mặt hàng còn trong cửa hàng, một số thông tin cần thiết về mặt hàng.
- Thủ kho biết được tình hình hàng nhập, xuất và tồn kho.
- Kế toán biết được tình hình thu, chi.
- Người quản lí cửa hàng biết được mọi thông tin, trong đó đặc biệt quan tâm về tình hình xuất/nhập từng loại mặt hàng, tình hình kinh doanh của từng mặt hàng.
- Bảo mật CSDL.
Nếu chức năng bảo mật CSDL được thực hiện bằng bảng phân quyền, thì từng đối tượng nêu trên có thể được trao những quyền gì?
Trong bảng phân quyền kí hiệu: đọc (Đ), sửa (S), bổ sung (B), xoá (X), không được truy cập (K). Trong một số bảng dữ liệu, đối tượng không được quyền Đ, S, B, X đối với một số cột thì ghi K kèm theo chỉ số cột. Ví dụ, quyền của đối tượng khách hàng đối với bảng MAT_HANG nếu ghi Đ(K6) thì được hiểu khách hàng có quyền đọc các cột của bảng dữ liệu MAT_HANG trừ cột 6 (là cột giá mua mặt hàng từ công ti cung cấp hàng cho cửa hàng, khách hàng không được biết giá mua mà chỉ được biết giá bán của mặt hàng này)
Dưới đây là một bảng thể hiện phân quyền, theo em, những đặc điểm nào chưa phù hợp, vì sao?
MAT_HANG
KHACH_HANG
CONG_TI
PHIEU_NHAP
PHIEU_XUAT
Khách hàng
Đ(K6)
K
K
K
K
Công ti
K
K
K
K
K
Thủ kho+giao hàng
Đ(K6)
Đ
Đ
Đ
Đ
Kế toán
Đ
Đ
Đ
Đ,S,B,X
Đ,S,B,X
Quản lí
Đ,S,B,X
Đ,S,B,X
Đ,S,B,X
Đ
Đ
GV: Chia nhóm như trên.
HS: Trên các chức năng của mỗi đối tượng (tương ứng với mỗi nhóm HS), các nhóm trước hết tự tìm hiểu về quyền được trao cho nhóm mình trong bảng phân quyền nêu trong đề bài đã phù hợp chưa? Điểm nào phù hợp, điểm nào chưa? Vì sao? Đề nghị sửa đổi. Sau đó trao đổi thảo luận với các nhóm khác. 
GV: Tiếp tục giữ vai trò hướng dẫn và gợi ý khi cần thiết. Cố gắng để HS tự đi tới sự thống nhất giữa các nhóm trên cơ sở hiểu rõ chức năng của từng đối tượng và vai trò của bảo mật.
- Tập trung những đề nghị sửa đổi trên bảng phân quyền và đưa ra hình thức sao cho cả lớp tập trung nhận biết.
Bài 3: Khi xây dựng CSDL, người ta thường tạo giao diện có trang đầu tiên chứa các nút lệnh yêu cầu người dùng khai báo định danh (tên, mật khẩu) và xác định quyền truy cập. Sau khi khai báo, trang tiếp theo được mở sẽ hiển thị một danh sách các chức năng tương ứng với những quyền truy cập mà người dùng được phép sử dụng. Người dùng chỉ có thể sử dụng những chức năng này để truy cập phần dữ liệu với các mức phân quyền mà người lập trình đã dành cho.
Theo em, vì sao người ta làm như vậy?
GV: Chuẩn bị một chương trình ứng dụng Access đã dùng trong thực tế có thực hiện bảo mật bằng phân quyền. Sau đó thao tác để nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của bảo mật CSDL.
- Khuyến khích HS đề xuất các ý tưởng khác về bảo mật
E. Củng cố, dặn dò: (3')
	- Về nhà mỗi HS luyện tập thêm.
	- Tiết sau ôn tập và kiểm tra hoạc kì 2.
F. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:07/04/2009	Tiết 51,52.
ÔN TẬP &
KIỂM TRA HỌC KÌ 2
A. Mục tiêu: Nhằm đánh giá hs về các kiến thức trong nội dung chương 3,4.
B. Mục đích, yêu cầu của đề.
	Yêu cầu HS:
	- Các công việc cần thực hiện khi làm việc với các đối tượng trong CSDL quan hệ.
	- Biết ưu nhược của hệ CSDL phân tán, tập trung.
	- Ý nghĩa của khoá trong CSDL quan hệ.
	- Các giải pháp bảo mật thông tin trong CSDL.
C. Đề bài:
Câu 1: Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong CSDL quan hệ?
Câu 2: Hãy trình bày các ưu điểm của hệ CSDL phân tán?
Câu 3: Trong mô hình dữ liệu quan hệ, khoá là gì và tại sao cần có khoá?
Câu 4: Hãy nêu các giải pháp bảo mật thông tin trong hệ CSDL quan hệ?
D. Hướng dẫn chấm và đáp án:
Câu1: (2 điểm) Các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong CSDL quan hệ:
	- Đặt tên trường.
	- Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường.
	- Khai báo kích thước của trường.
Câu2: (3 điểm) Các ưu điểm của hệ CSDL phân tán:
	- Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp với bản chất phân tán của nhiều người dùng.
	- Dữ liệu được chia sẻ cho các nút trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ liệu đặt tại mỗi nút)
	- Dữ liệu có tính tin cậy cao vì khi một nút gặp sự cố, có thể khôi phục được dữ liệu tại đây do bản sao của nó có thể được lưu trữ tại một hoặc một vài nút khác nữa.
	- Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Có thể thêm nút mới vào mạng máy tính mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các nút sẵn có.
Câu3: (2 điểm)
	- Khoá là một tập hợp gồm một hay mọt số thuộc tính trong một bảng có tính chất vừa đủ để "phân biệt được" các bộ hay không thể loại bớt một thuộc tính nào được gọi là một khoá của bảng đó.
	- Cần có khoá vì khoá dùng để phân biệt các bộ dữ liệu và phục vụ cho việc tạo mối liên kết giữa các bảng.
Câu4: (3 điểm) Các giải pháp bảo mật thông tin trong hệ CSDL quan hệ:
	- Tạo tập dữ liệu con hoặc sơ đồ truy cập hạn chế tới dữ liệu trong CSDL.
	- Xây dựng bảng phân quyền truy cập để đảm bảo mỗi nhóm người dùng chỉ có quyền sử dụng một số dịch vụ nhất định của hệ QTCSDL.
	- Xây dựng các thủ tục thực hiện truy cập hạn chế theo bảng phân quyền đã xác định.
	- Mã hoá thông tin và biểu diễn thông tin theo cấu trúc đã mã hoá.
	- Nhận dạng người dùng, xác định nhóm của họ để cung cấp đúng những dịch vụ mà họ được phép sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tin học 12.doc