Giáo án Tin học 11 - Tiết 9: Bài tập

Giáo án Tin học 11 - Tiết 9: Bài tập

1. Kíến thức:

+ Củng cố những nội dung đã đạt được ở tiết thực hành 1;

+ Biết sử dụng hằng, biến, các thủ tục chuẩn vào/ra.

+ Biết viết 1 chương trình đơn giản.

2. Kĩ năng:

+ Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.

+ Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

3. Thái độ:

+ Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.

+ Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.

 

docx 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Tiết 9: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9. BÀI TẬP
Ngày soạn : 12/10/2019 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kíến thức:
+ Củng cố những nội dung đã đạt được ở tiết thực hành 1;
+ Biết sử dụng hằng, biến, các thủ tục chuẩn vào/ra.
+ Biết viết 1 chương trình đơn giản.
2. Kĩ năng:
+ Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.
+ Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Thái độ:
+ Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.
+ Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
II. Chuẩn bị
1.Thầy:
+ Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.
+ Máy tính cá nhân và máy chiếu (nếu có).
2.Trò: Làm bài tập trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp: Kiểm tra sỹ số
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tóm tắt lý thuyết
Cấu trúc chung của 1 chương trình viết bằng C++:
#include 
const =;
;
	....
Phần khai báo (có thể có hoặc không)
//Khai báo thư viện
//Khai báo hằng
//Khai báo biến
// Khai báo chương trình con
int main ()
{ 
return 0;
}
Phần thân (bắt buộc có)
//Sử dụng hàm cin>>...
//Sử dụng phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
//Sử dụng hàm cout<<...
Cần lưu ý trong C++ luôn phân biệt chữ hoa chữ thường
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Luyện tập về các thành phần của chương trình, viết một số chương trình đơn giản
(1) Mục đích: hiểu hơn về hằng biến, cách khai báo, sử dụng các thủ tục chuẩn vào ra để viết các chương trình đơn giản
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu (nếu có)
(5) Sản phẩm: hiểu hơn về hằng biến, cách khai báo, sử dụng các thủ tục chuẩn vào ra để viết các chương trình đơn giản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu 1: Hãy viết chương trình nhập số a,b(a,b>0) rồi tính giá trị biểu thức sau:
P=(1-2)/(a2+b2)
- Chương trình:
#include 
#include
double a,b,p;
using namespace std;
int main ()
{
cout0):”;
cin>>a>>b;
p=(1-2*sqrt(a*b))/(a*a+b*b);
cout<<”gia trị biểu thức p= ”<<p;
return 0;
}
Câu 2: Lập trình nhập vào từ bàn phím kích thước hình thang ABCD gồm đáy nhỏ a, đáy lớn b, chiều cao h (a,b,h>0; a<b) và tính diện tích hình thang đó.
- Chương trình:
#include 
#include 
double a,b,h,s;
using namespace std;
int main ();
{	
cout0, a=”; cin>>a;
couta, b= ”;
cin >>b;
cout 0, h= “; cin>>h;
s=(a+b)*h/2;
cout<<”dien tich hinh thang: “<< s;
return 0;
}
Câu 3: Viết chương trình tính quãng đường đi s của một vật chuyển động dần đều khi biết vận tốc vo, gia tốc a, và thời gian t.
s= at2 + vot.
Chương trình
#include 
double vo,a,t,s;
using namespace std;
int main ()
{
cout0):”<<endl;
cin>>vo>>a>>t;
s= a*t*t/2+vo*t;
cout<<”quang duong s= ”<<s;
return 0;
}
GV: Gọi HS lên bảng viết chương trình.
GV: Gọi HS khác nhận xét 
GV: Nếu không khai báo biến thư viện math.h có được không?
GV: Gọi HS lên bảng viết chương trình.
GV: Gọi HS khác nhận xét 
GV: Nếu khai báo a,b,h kiểu long có được không?
GV: Gọi HS lên bảng viết chương trình.
GV: Gọi HS khác nhận xét 
GV: chữa bài
HS: Lên bảng làm bài.
HS: ko, vì trong chương trình có dùng hàm sqrt nên cần khai báo thư viện math.h
HS: Lên bảng làm bài.
HS: tại chỗ nhận xét
HS: Không được. Vì a,b,h,s trên thực tế là các giá trị thực. Nếu khai báo a, b, h kiểu nguyên thì kết quả phép chia nguyên cho giá trị nguyên, khi đó kết quả s in ra sẽ không đúng. 
HS: Chữa bài
HS: Lên bảng làm bài.
HS: tại chỗ nhận xét
HS: Chữa bài vào vở
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
Thực hành soạn, biên dịch và chạy lại các bài tập vừa làm
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..
Ý Yên, ngày tháng năm 2019
Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_11_tiet_9_bai_tap.docx