I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức :
- Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ.
- Hiểu lệnh gán.
2. Kĩ năng:
- Viết được lệnh gán.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa lệnh gán (:=) và phép so sánh bằng.
- Viết được các biểu thức số học và lôgic với các phép toán thông dụng.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
+ Phương pháp: Về cơ bản là thuyết trình, vấn đáp
+ Phương tiện: Có thể sử dụng máy tính, máy chiếu Projector,.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: Ổn định và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
CH1: Nêu một số kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng cho các biến đơn trong Pascal?
CH2: Viết khai báo biến cho bài toán giải PT bậc nhất: a*x +b = 0 (a#0).
(Var a, b, x : real;)
2. Tiến trình tiết dạy:
Ngày soạn: 09/09/2019 Tiết: 4 Bài 5: KHAI BÁO BIẾN Bài 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Về kiến thức : - Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ. Hiểu lệnh gán. 2. Kĩ năng: - Viết được lệnh gán. - Phân biệt được sự khác nhau giữa lệnh gán (:=) và phép so sánh bằng. - Viết được các biểu thức số học và lôgic với các phép toán thông dụng. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp: Về cơ bản là thuyết trình, vấn đáp Phương tiện: Có thể sử dụng máy tính, máy chiếu Projector,.. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Tổ chức lớp: Ổn định và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: CH1: Nêu một số kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng cho các biến đơn trong Pascal? CH2: Viết khai báo biến cho bài toán giải PT bậc nhất: a*x +b = 0 (a#0). (Var a, b, x : real;) Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Một biến phải gắn liền với một kiểu dữ liệu và chỉ một mà thôi. Khi một biến được khai báo thuộc kiểu dữ liệu nào thì máy sẽ dành cho biến đó một dung lượng thích hợp trong bộ nhớ để có thể lưu trữ các giá trị thuộc kiểu dữ liệu đó. GV: Đưa ra một số ví dụ khai báo biến để: Giải PT bậc 2; tính chu vi, diện tích của tam giác. GV: Khi khai báo biến cần chú ý những điều gì? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét và phân tích câu trả lời của học sinh. GV: Biến khai báo trong cặp dấu ngoặc {} là biến cục bộ khi khai báo cần chú ý khởi tạo giá trị ban đầu cho biến. Bài 5: Khai báo biến. Trong NNLT C++, biến được khai báo như sau: :; Trong đó: Danh sách biến: Tên các biến có cùng kiểu dữ liệu, các biến cách nhau bởi dấu phẩy. Kiểu dữ liệu: thường là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn hay kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa. Double a,b; Int x,y; Bool m; Xét các ví dụ trong SGK. Một số chú ý khi khai báo biến: SGK. Đặt vấn đề: Trong khi viết chương trình ta thường phải thực hiện các tính toán, thực hiện các so sánh để đưa ra quyết định xem làm việc gì? Vậy trong chương trình chúng ta viết thế nào và các NNLT có sử dụng chúng một cách giống nhau không? Chúng ta sẽ xét một số khái niệm cơ bản mà NNLT dùng để mô tả các thao tác của thuật toán là: phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, GV: Trong toán học có những phép toán nào? HS: Đưa ra các phép toán thường dùng trong toán học. GV: Đưa ra các phép toán trong NNLT. Có một số phép toán mà trong NNLT muốn sử dụng thì phải được xây dựng từ các phép toán khác. VD: phép luỹ thừa không phải NNLT nào cũng xây dựng được. Phép toán. Một số phép toán sử dụng trong NNLT C++: (bảng ký hiệu các phép toán SGK). VD1:15/ 6 -> kq là 2; 15 % 6 -> kq là 3 Chú ý: Kết quả các biểu thức quan hệ là một giá trị lôgic Đúng (True), Sai(False). VD: Biểu thức 5*2 = 10 cho kq là True Biểu thức 5+2 7 cho kq là False Biểu thức 6 / 2 > 10 / 3 cho kết quả là False. Một trong những ứng dụng của phép toán lôgic là để tạo ra các biểu thức phức tạp từ các quan hệ đơn giản. GV:Trong toán học, biểu thức là gì? HS: Đưa ra khái niệm. Biểu thức là một công thức tính toán gồm có một hay nhiều thành phần được kết nối với nhau bởi các phép toán. Mỗi thành phần (hay toán hạng) có thể là hằng, biến hay là hàm. GV: Tổng kết lại và đưa ra khái niệm biểu thức trong lập trình. VD: Tính biểu thức số học: (4 + 5) * 2 / 7 + sin(pi/6) = 9 *2 / 7 + 0.5 = 18 / 7 + 0.5 = 2 + 0.5 = 2.5 GV: Đưa ra một số biểu thức trong toán học và yêu cầu học sinh chuyên sang NN C++ Biểu thức số học. - Biểu thức số học có thể là một biến kiểu số; một hằng số; một hàm; các biến kiểu số, các hằng số và các hàm số liên kết với nhau bởi một dãy hữu hạn các phép toán: +, - , *, /, %,. - Dùng cặp dấu () để quy định trình tự tính toán - Thứ tự thực hiện các phép toán: + Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. + Nhân chia trước, cộng trừ sau + Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức GV: Để tính X2 ta viết thế nào để tính được trong C++? HS: X*X; GV: Muốn tính Sinx, Cosx, |x|, ta viết thê nào? HS: Suy nghĩ đưa ra ý tưởng. GV: Để tính các gia trị đó một cách đơn giản, người ta xây dựng sẵn một số đơn vị chương trình giúp người lập trình tính toán nhanh các giá trị thông dụng. Với các hàm chuẩn này, ta cần quan tâm đến kiểu đối số và kiểu của giá trị trả về. VD: Sin được đo bằng độ hay Radian Hàm số học chuẩn. - Các NNLT thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng. - Cách viết: Tên_hàm (Đối số) - Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của đối số. - Đối số là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc () sau tên hàm. - Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như toán hạng bất kỳ. Bảng một số hàm chuẩn: SGK. GV: Trong lập trình ta thường phải so sánh hai giá trị nào đó trước khi thực hiện một lệnh. Biểu thức quan hệ còn được gọi là biểu thức so sánh được dùng để so sánh 2 giá trị, cho kết quả đúng hay sai (lôgic). VD: 5>7 , cho kq sai Biểu thức quan hệ. Là biểu thức mà có hai biểu thức cùng liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ. Dạng của biểu thức quan hệ: Trong đó: - Biểu thức 1 và biểu thức 2 phải cùng kiểu dữ liệu. - Kết quả của biểu thức quan hệ là TRUE hoặc FALSE VD: (a true) ( (2 * a) >= (3 + b)) (nếu a=2, b=3 => false) GV: Nếu muốn so sánh nhiều điều kiện đồng thời, ta phải làm thế nào? HS: Suy nghĩ trả lời (dùng quan hệ và, hoặc, .) Biểu thức lôgic. - Biểu thức lôgic đơn giản nhất là hằng hoặc biến lôgic. - Biểu thức lôgic thường dùng để liên kết nhiều biểu thức quan hệ lại với nhau bởi các phép toán lôgic. Giá trị của biểu thức lôgic là True hoặc False . VD: + Ba số dương a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác thì biểu thức sau cho giá trị đúng (true). ((a+b>c) && (a+c>b) && (b+c>a)) + Biểu thức x không âm và x nhỏ hơn hoặc bằng 5 được viết như sau: ((x>=0) && (x<=5)) GV: Mỗi NNLT có cách viết lệnh gán khác nhau. Cần phải chú ý điều gì khi viết lệnh gán? HS: Suy nghĩ trả lời (cấu trúc, kiểu dữ liệu,..) GV: Phân tích và lưu ý, cần chú ý kiểu dữ liệu của biến và biểu thức. VD: Cho khai báo: Double B; Int I; - Khi dùng các lệnh: I = 10; B = I*3 + 5.5; Thì I có giá trị là 10, B: 35.5 Câu lệnh gán - Câu lệnh: Là một chỉ thị cho máy thực hiện hay xử lý một công việc nào đó. - Câu lệnh gán: Là cấu trúc cơ bản nhất của mọi NNLT, thường dùng để gán giá trị cho biến. - Cấu trúc: = ; + Trong đó biểu thức phải phù hợp với tên biến. Có nghĩa là kiểu của tên biến phải cùng kiểu với kiểu của biểu thức hoặc phải bao hàm kiểu của biểu thức. + Hoạt động của lệnh gán: Tính toán biểu thức bên phải, rồi lưu kết quả tìm được vào tên biến ở vế trái. 4. Củng cố, dặn dò - Lưu ý một số khái niệm: phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic, câu lệnh gán. - BT: Viết các biểu thức lôgic sau theo NN C++. a). a < x < b; b). b2 – 4ac; c). D = 0 và D1 ≠ 0 hoặc D2 = 0 IV. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm....... KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: