Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 51, 52: Ôn tập chương 6, 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 51, 52: Ôn tập chương 6, 7 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

Củng cố được kiến thức phần chế tạo cơ khí và đột cơ đốt trong.

1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

2. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Tiến trình dạy học

 

docx 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 51, 52: Ôn tập chương 6, 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/04/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 51, 52 – ÔN TẬP CHƯƠNG 6, 7
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
Củng cố được kiến thức phần chế tạo cơ khí và đột cơ đốt trong.
1. Năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.	
2. Phẩm chất	
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:	
GV: Giới thiệu chung kiến thức phần chế tạo cơ khí và đột cơ đốt trong.
 B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN ĐCĐT VÀ ỨNG DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố được kiến thức phần chế tạo cơ khí và đột cơ đốt trong..
b) Nội dung: Học sinh củng cố kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.	
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS tự thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức phần chế tạo cơ khí.
GV sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, GV giúp HS khái quát lại một số kiến thức về :
- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
- Một số phương pháp thuộc công nghệ cắt gọt kim loại.
- Vấn đề tự động hoá trong chế tạo cơ khí và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả đã thực hiện.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chỉnh sửa bài báo cáo.
I. Chế tạo cơ khí
* Vật liệu cơ khí
- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
- Một số loại vật liệu thông dụng
* Công nghệ chế tạo phôi
- Đúc
- Gia công áp lực
+ Rèn tự do
+ Dập thể tích
- Hàn
- Công nghệ cắt gọt kim loại
+Nguyên lí cắt và dao cắt
+ Gia công trên máy tiện
- Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
+ Máy tự động và dây chuyền tự động.
+ Các biện pháp đảm bảo phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
II. Phần động cơ đốt trong
* Đại cương về ĐCĐT
- Khái niệm, phân loại ĐCĐT
- Cấu tạo chung của ĐCĐT
- Nguyên lí làm việc của ĐCĐT
* Cấu tạo của ĐCĐT
- Thân máy và nắp máy
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
- Cơ cấu phân phối khí
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
- Hệ thống đánh lửa
- Hệ thống khởi động
( + Nhiệm vụ
+ Phân loại
+ Cấu tạo chung
+ Nguyên lí làm việc)
* Ứng dụng của ĐCĐT
- ĐCĐT dùng cho ô tô
- ĐCĐT dùng cho xe máy
- ĐCĐT dùng cho máy phát điện
( + Cấu tạo chung của thiết bị
+ Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho thiết bị
+ Cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực)
C1
C2
C3
C4
C5
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao 
b) Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Yêu cầu HS tự thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức phần ĐCĐT.
- Sử dụng đàm thoại nêu vấn đề, GV giúp HS nắm được cấu tạo chung của ĐCĐT gồm mấy cơ cấu, hệ thống, tên gọi và nhiệm vụ của chúng ; nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT, cấu tạo chung của một thiết bị động lực gồm 3 cụm v.v...
 Tiết 52: Cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:
A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu 
C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.
Câu 2: Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có thêm chi tiết.....so với cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt
 A. Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy 
 C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội
Câu 3: Đối trọng được đặt nằm trên...
A. Má khuỷu B. Chốt khuỷu C. Cổ khuỷu D. Trục khuỷu
Câu 4: Động cơ có 8 má khuỷu có....pittong.....thanh truyền....và trục khuỷu
A. 4:4:1 B. 3: 1: 3 C. 1:3:3 D. 4: 4: 4
Câu 5: Cơ cấu phân phối khi nào sau đây được sử dụng phổ biến hiện nay
A. Dùng van trượt B. Dùng xupap 
C. Dùng xupap treo D. Dùng Xupap đặt
Câu 6: Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu dùng cho động cơ;
A. Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ
Câu 7: Đâu là chi tiết không thuộc cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
A, Xilanh B. Pitong C. Trục khuỷu D. Thanh truyền
Câu 8: Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội tác động trực tiếp vào...
A. Cò mổ B. Lò xo xupap C. Xupap D. Đũa đẩy
Câu 9: Trong một chu trình làm việc xupap thải đóng(mở) mấy lần?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Trên đầu pittong có 3 rãnh lắp xec măng:
A. 2 rãnh dầu và 1 rãnh khí 
B. 2 rãnh khí và 1 rãnh dầu 
C. 2 rãnh dầu ở trên và 1 rãnh khí ở dưới 
 D. 2 rãnh khí ở trên và 1 rãnh dầu ở dưới 
Câu 11: Trong cơ cấu phân phối khí cặp bánh răng phân phối được lắp ở:
A. Trục khuỷu B. Trục cam C.A+B D. Động cơ 
Câu 12: Chi tiết nào sau đây không có ở cơ cấu phân phối khí dùng xu páp đặt 
A. Cò mổ B. Lò xo C. Cam D. Con đội
Câu 13: Chốt pittong là chi tiết thuộc
A. Pitiong B. Nhóm pittong 
C. Nhóm trục khuỷu D. Nhóm thanh truyền
Câu 14: Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho các cơ cấu hệ thống của động cơ
A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án
Câu 15: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo xupap được treo ở:
A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án
Câu 16: Các loại động cơ trên xe máy phổ biến hiện nay dùng cơ cấu phân phối khí nào?
A. Xupap B. Van trượt C. Xupap treo D. Xupap đặt
Câu 17: Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap ở trạng thái đóng lò xo xupap ở trạng thái
 A. Bình thường B. Nén 
 C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất
Câu 18: Khi động cơ đốt trong làm việc trục.....truyền cho trục....
A. Khuỷu; cam B. Cam; khuỷu 
C. Đầu khuỷu; cam D. Đuôi khuỷu; cam
Câu 19: Trong hệ thống bôi trơn khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở
A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép 
B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép
C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép 
D. Cả 3 đáp án
Câu 20: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt có....Chi tiết
A. 7 B. 9 C. 10 D. 8
Câu 21: Nhiệm vụ của trục khuỷu là
A. Truyền chuyển động cho pittong ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ pittong thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.
B. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
C. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
D. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.
Câu 22: Dầu bôi trơn cho động cơ xe máy hiện nay được chứa ở
A. Các te B. Thùng nhiên liệu C. Xi lanh D. Động cơ
Câu 23: Có bao nhiêu phương pháp bôi trơn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ là:
A. Đóng mở xupap đúng thời điểm 
B. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng thời điểm để nạp đầy khí sạch và thải sạch khí thải 
C. Quyết định lượng hòa khí phù hợp 
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 25: Thứ tự lắp các chi tiết trên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền tính từ buồng cháy xuống là
A. Ptitong, trục khuỷu, thanh truyền B. Pittong, thanh truyền, trục khuỷu
C. Thanh truyền, pittong, trục khuỷu D. Trục khuỷu, thanh truyền, pittong
Câu 26: Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap mở lò xo xu pap ở trạng thái
A. Dãn B. Nén C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất
Câu 27: Nhiệm vụ chính của hệ thống bôi trơn là
A. Bôi trơn B. Làm mát 
C. Cung cấp nhiên liệu D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
Câu 28: Cấu tạo của thanh truyền gồm...phần
A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều 
Câu 29: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap chỉ dùng trên loại động cơ nào sau đây 
A. Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ
Câu 30: Dầu bôi trơn có tác dụng
 A. Cả 3 đáp án B. Làm mát 
 C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
Câu 31: Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho bánh đà sinh công
A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án
Câu 32: Khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở
A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép 
B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép
C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép 
D. Cả 3 đáp án
Câu 33: Bình thường van khống chế lượng dầu qua két.... và van an toàn bơm dầu .....
A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở
Câu 34: Bình thường van an toàn luôn.... còn van khống chế luôn...
A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở
Câu 35: Chi tiết nào sau đây của hệ thống bôi trơn cưỡng bức có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng áp suất trong đường ống tăng cao đến mức vỡ đường ống dẫn dầu
A. Van hằng nhiệt B. Đồng hồ báo áp suất C. Van an toàn bơm dầu 
D. Van khống chế lượng dầu qua két
Câu 36: Khi áp suất dầu trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép thì 
A. Một phần dầu quay lại các te B. Dầu quay lại các te
C. Dầu phải qua két làm mát D. Dầu phải quay lại két làm mát
Câu 37: Đối trọng được đặt nằm trên.....nhằm đảm bảo.....
A. Trục khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu 
B. Má khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu 
C. Trục khuỷu, giảm ma sát 
D. Má khuỷu, giảm ma sát 
Câu 38: Đầu nhỏ của thanh truyền được nối với .....bằng....
A. Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu
C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Pittong; chốt pittong
Câu 39: Phía trong đầu to, đầu nhỏ của thanh truyền có lắp.....để .....
A. Ổ bi hoặc bạc lót; giảm ma sát mài mòn 
B. Ổ bi; giảm ma sát mài mòn 
C. Bạc lót; giảm ma sát mài mòn 
D. Chốt; giảm ma sát mài mòn 
Câu 40: Đầu to của thanh truyền được chế tạo chia 2 nửa theo em nên chọn chi tiết nào sau đây lắp để giảm ma sát mài mòn 
A. Chốt B. Bạc lót C. Ổ bi D. Bạc lót và ổ bi
Câu 41: Phương pháp bôi trơn nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu 
 C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bốc hơi tự nhiên
Câu 42: Đâu là chi tiết không có trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức
A. Cánh tản nhiệt B. Bơm dầu 
C. Đồng hồ báo áp suất D. Bầu lọc tinh
Câu 43: Ở động cơ 4 kì trong một chu trình làm việc số vòng quay của trục khuỷu và số vòng quay trục cam phụ thuộc vào
A. Số lần đóng mở xupap B. Số hành trình pittong 
C. A+ B D. Vấu cam tác động
Câu 44: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có....Chi tiết
A. 7 B. 9 C. 10 D. 8
Câu 45: Nhiệm vụ của pittong là
A. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống.
B. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
C. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo buồng cháy.
D. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo động cơ.
Câu 46: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt xu páp được đặt ở
A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án
Câu 47: Đầu to của thanh truyền được nối với .....bằng....
A. Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu
C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Trục khuỷu; chốt pittong
Câu 48: Khi áp suất....cao trong đường ống hơn giới hạn cho phép thì
A. Động cơ; van an toàn bơm dầu đóng 
B. Động cơ; van an toàn bơm dầu mở
C. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu đóng. 
D. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu mở
Câu 49: Động cơ 2 kỳ một chu trình làm việc trục khuỷu quay......vòng còn trục cam quay.....vòng
A. 2; 2 B. 2; 1 C. 1;1 D. 1;2
Câu 50: Chi tiết nào sau đây không có ở hệ thống bôi trơn
A. Bơm dầu B. Bầu lọc thô 
C. Van khống chế D. Đường ống dẫn dầu
Câu 51: Phương pháp bôi trơn nào sau đây ít được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu 
C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Cả 3
Câu 52: Đâu không phải là chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí
A. Pittong B. Lò xo xu pap C. Xilanh D. Xupap
Câu 53: Trên rãnh lắp xec măng ....có....còn rãnh lắp xec măng...không có...
A. Dầu; rãnh; khí; lỗ B. Khí; rãnh; dầu; lỗ 
C. Dầu; lỗ; khí; lỗ D. Khí; lỗ; Dầu; lỗ 
Câu 54: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp bôi trơn
A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu 
 C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bằng nước
Câu 55: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức có....chiếc van
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 56: Dầu bôi trơn có tác dụng chủ yếu là: 
A. Cả 3 đáp án B. Làm mát 
 C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
Câu 57: Rãnh Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:
A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu 
 C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.
Câu 58: Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt không có chi tiết nào sau đây:
A. Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội
Câu 59: Trong cơ cấu phân phối khí của động cơ đốt trong chi tiết nào sau đây đóng vai trò van trượt?
A. Xupap B. Xi lanh C. Pittong D. Trục khuỷu
Câu 60: Đâu là chi tiết trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức đảm bảo sự tuần hoàn của dầu bôi trơn
A. Bơm dầu B. Bầu lọc tinh 
 C. Lưới lọc dầu D. B + C
Câu 61: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có....chi tiết chính
A. 3 nhóm B. 3 C. 4 nhóm D. 4
Câu 62: Cấu tạo trục khuỷu gồm: 
A. Đầu; thân; chi B. Đỉnh; đầu; thân C. Đầu; thân; đuôi D. Đầu to; thân; đầu nhỏ
Câu 63: Có thể nối đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền trực tiếp với nhau không?
A. Không B. Có C. Có thể được D. Tùy loại động cơ
Câu 64: Đâu là chi tiết không thuộc hệ thống bôi trơn
A. Két làm mát B. Bầu lọc thô 
C. Đồng hồ báo áp suất D. Van an toàn bơm dầu
Câu 65: Cấu tạo của trục khuỷu gồm...phần với ....chi tiết.
A. 3; 5 B. 3; 4 C. 3; 6 D. 3; 3
Câu 66: Chi tiết nào sau đây nối thanh truyền với trục khuỷu?
A. Má khuỷu B. Cổ khuỷu 
C. Chốt khuỷu D. Trục quay của trục khuỷu
Câu 67: Tiết diện ngang phần ...của....có hình chữ ....
A. Thân; trục khuỷu; I B. Thân; Pittong; I 
 C.Thân; thanh truyền; Y D. Thân; thanh truyền; I 
Câu 68: Cặp bánh răng phân phối ở cơ cấu phân phối khí được thiết kế .....để đảm bảo cho .... đóng (mở) 1 lần/chu trình
A. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; các cửa
B. Bánh răng lắp trên trục cam bằng ½ bánh răng lắp trên trục cam; xupap
C. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 1/2 bánh răng lắp trên trục cam; các cửa
D. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; xupap
Câu 69: Khi vấu cam tác động vào con đội xupap.....lò xo xupap....
A. mở; nén B. Đóng; dãn C. Mở; dãn D. Đóng; nén
Câu 70: Xu pap trong cơ cấu phân phối khi đóng lại là nhờ
A. Vấu cam không tác động lên con đội B. Lò xo xupap dãn ra 
C. Là xo xupap nén lại D. A+ B
Câu 71: Trong cơ cấu phân phối khí cấu buồng cháy kiểu treo.... kiểu đặt
A. Xấp xỉ B. Lớn hơn C. Nhỏ hơn D. Bằng
Câu 72: Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội trực tiếp dẫn động cho xupap do
A. Không có đũa đẩy cò mổ B. Xupap được đặt ở thân máy 
C. Xupap được đặt ở nắp máy D. Thân máy ngắn
Câu 73: Van nào của hệ thống làm mát nên thay bằng van hằng nhiệt?
A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két 
C. A+ B D. Không nên thay thế
Câu 74: Chi tiết nào trong hệ thống làm mát được dẫn động bởi trục khuỷu
A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két 
C. Bơm dầu D. Trục cam

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_51_52_on_tap_chuong_6_7_nam_ho.docx