Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề: Cơ cấu phân phối khí (tiết 33)

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề: Cơ cấu phân phối khí (tiết 33)

I.Lý do chọn chủ đề:

Khi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong học sinh đã được biết về quá trình nạp khí mới vào xilamh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài. Quá trình đóng, mở cửa nạp hoặc cửa thải được thực hiện thông qua cơ cấu phân phối khí.

II. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Qua bài học sinh cần nắm được:

- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

2. Kĩ năng:

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí.

3. Thái độ:

- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tìm tòi và liên hệ thực tế.\

4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề và thiết kế :

- Năng lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ICT: Biết cách khai thác, tìm hiểu thông tin trên mạng để bổ sung, mở rộng các kiến thức về hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.

III. Nội dung của chủ đề:

- Khái niệm và phân loại cơ cấu phân phối khí

- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

 

doc 5 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 6356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề: Cơ cấu phân phối khí (tiết 33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng
Lớp11
Chủ đề: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ (Tiết 33)
I.Lý do chọn chủ đề: 
Khi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong học sinh đã được biết về quá trình nạp khí mới vào xilamh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài. Quá trình đóng, mở cửa nạp hoặc cửa thải được thực hiện thông qua cơ cấu phân phối khí. 
II. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua bài học sinh cần nắm được:
- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.
2. Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí.
3. Thái độ: 
- HS học tập nghiêm túc, có ý thức tìm tòi và liên hệ thực tế.\
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề và thiết kế : 
- Năng lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ICT: Biết cách khai thác, tìm hiểu thông tin trên mạng để bổ sung, mở rộng các kiến thức về hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.
III. Nội dung của chủ đề:
Khái niệm và phân loại cơ cấu phân phối khí
Cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
IV. Bảng mô tả mức độ mục tiêu:
Nội dung
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nhận biết 
1
Thông hiểu
2
Vận dụng thấp
3
Vận dụng cao 
4
Nhiệm vụ và phân loại
Biết được nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí
C4.1.1; C4.1.2
Xác định được thời điểm đóng mở cửa nạp, của thải C4.2.1
Phân biệt được 2 loại cơ cấu phân phối khí 
C4.3.1
Giả thích được quá trình đóng mở của khí của động cơ 2 kì C4.4.1
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap
Kể tên các bộ phận của cơ cấu phân phối khí dùng xupap
C4.1.3; C4.1.4
Phân tích được bộ phận dẫn động xupap.
Giải thích được quá trình đóng mở xupap
C4.2.2; C4.2.4
Đọc được sơ đồ cấu tạo của cơ cấu
C4.3.2; C4.3.4
Liên hệ về ô nhiễm môi trường từ đó gợi ý các biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường
 C4.4.2
V. Câu hỏi và bài tập:
1.Câu hỏi nhận biết:
Câu 4. 1.1. Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
-Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
Câu 4.1.2. Kể tên các loại cơ cấu phân phối khí?
-Sơ đồ h24.1/sgk.
Câu 4.1.3. Quan sát sơ đồ h24.2.a kể tên các chi tiết của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?
-Trục cam và cam; Con đội; Lò xo xupáp; Xupáp; Đũa đẩy; Trục cò mổ; Cò mồ; cặp bánh răng phân phối.
Câu 4.1.4. Quan sát sơ đồ h24.2.b kể tên các chi tiết của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?
-Trục cam và cam; Con đội; Lò xo xupáp; Xupáp; cặp bánh răng phân phối.
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 4.2.1. Hãy cho biết thời điểm đóng mở cửa khí của động cơ 4 kì?
-Khi pittong từ ĐCT xuống ĐCD cửa nạp mở (thực tế là mở sớm trước)
-Khi pittong từ ĐCD lên ĐCT cửa thải mở (thực tế là mở sớm trước)
Câu 4.2.2. Xác định các chi tiết dẫn động xupap trong 2 hình 24.2.a,b/sgk?
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo: Xupáp đóng mở được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt: Mỗi xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, lò xo xupáp.
Câu 4.2.3. Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng bao nhiêu số vòng quay của trục khuỷu? Giải thích tại sao?
- Bằng ½ số vòng quay trục khuỷu vì cửa nạp và thải chỉ mở 1 lần/chu trình làm việc của động cơ.
Câu 4.2.4. Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?
-Trục khuỷu quay trục cam quay con đội đũa đẩy cò mổ. Cò mổ quay theo chiều kim đồng hồ quanh trục cò mổ xupáp nạp hoặc thải mở (lò xo) nén lại. Khi cam thôi tác động xupáp nạp, thải đóng.
3. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 4.3.1. Em hãy cho biết bộ phận nào dùng để đóng mở cửa khí ở động cơ 4 kì và động cơ 2 kì?
-Động cơ 4 kì dùng xupap để đóng mở cửa khí. Động cơ 2 kì dùng van trượt để đóng mở cửa khí.
Câu 4.3.2: So sánh ưu nhược điểm của hai loại cơ cấu phân phối khí trên ?
-Dựa vào cấu tạo và thể tích buồng cháy của 2 loại cơ cấu.
Câu 4.3.3. Xác định hướng dịch chuyển xupxap khi mở cửa khí trong hình 24.2.a
-Xupap đi xuống mở cửa khí.
Câu 4.3.4. Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?
-Trục khuỷu quay	trục cam quay cam tác động con đội xupáp nạp thải mở (lò xo) nén lại.Khi cam thôi tác động xupáp nạp thải đóng.
4. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 4.4.1. Hãy trình bày quá trình đóng mở cửa khí của động cơ 2 kì?
-Quá trình dịch chuyển của pittong (van trượt): Khi pittong mở cửa khí nào thì quá trình đó diễn ra khi động cơ làm việc.
Câu 4.4.2. Trong quá trình làm việc, cơ cấu phân phối khí ảnh hưởng đến môi trường ntn?
 Biện pháp nào để giảm ảnh hưởng đến môi trường?
-Tiếng ồn từ việc tiếp xúc của các chi tiết động, khí thải từ động cơ khi cơ cấu này đóng mở không đúng lúc.
- Sử dụng dạng lò xo thích hợp và điều chỉnh khe hở nhiệt giữa đuôi xupap với cò mổ.
VI. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Chuẩn bị bài dạy:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 24 trang 111 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. Nghiên cứu mô hình động cơ đốt trong.Tranh vẽ Cơ cấu phân phối khí.
 - Học sinh: Đọc trước nội dung bài 24 trang 111 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
2. Thiết kế tiến trình dạy học
a.Hoạt động1- Khởi động: GV cho hs quan sát mô hình động cơ 4 kì và yêu cầu học sinh kể tên các quá trình diễn ra trong xilanh khi động cơ làm việc. Sau đó các nhóm thảo luận thống nhất kết quả và đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của các em về nguyên kí làm việc của động cơ và dẫn dắt hs vào bài mới.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chung về cơ cấu phân phối khí
*Hình thành kiến thức về nhiệm vụ và phân loại CCPPK.
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp để trả lời một số câu hỏi sau:
- Hoạt động cá nhân: 
+ Đọc nội dung phần I.SGK
+ Quan sát hình ảnh trên máy chiếu hoặc mô hình động cơ đốt trong
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
2.Kể tên các loại cơ cấu phân phối khí?
3.Hãy cho biết thời điểm đóng mở cửa khí của động cơ 4 kì?
4.Em hãy cho biết bộ phận nào dùng để đóng mở cửa khí ở động cơ 4 kì và động cơ 2 kì?
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
*Hình thành kiến thức về cấu tạo của CCPPK dùng xupap.
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp để trả lời một số câu hỏi sau:
- Hoạt động cá nhân: 
+ Đọc nội dung phần II.1.SGK
+ Quan sát hình ảnh trên máy chiếu hoặc mô hình động cơ đốt trong
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Kể tên các chi tiết của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?
2.Kể tên các chi tiết của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?
3. Nếu trục cam đặt ở trên nắp máy thì phải thay bánh răng truyền động bằng bộ phận nào?
4. Vì sao bánh răng trên trục cam có đường kính và số răng gấp đôi trục khuỷu?
5.So sánh ưu nhược điểm của hai loại cơ cấu phân phối khí trên ?
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
*Hình thành kiến thức về nguyên lý làm việc của CCPPK dùng xupap.
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp để trả lời một số câu hỏi sau:
- Hoạt động cá nhân: 
+ Đọc nội dung phần II.2.SGK
+ Quan sát hình ảnh trên máy chiếu hoặc mô hình động cơ đốt trong
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1.Xác định các chi tiết để dẫn động xupap trong 2 hình 24.2.a,b/sgk?
2. Xác định hướng dịch chuyển xupxap khi mở cửa khí trong hình 24.2.a
3. Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
c. Hoạt động 3. Hoạt động ứng dụng
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp để trả lời một số câu hỏi sau:
- Hoạt động cá nhân: 
+ Đọc nội dung phần II.2.SGK
+ Quan sát hình ảnh trên máy chiếu hoặc mô hình động cơ đốt trong
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?
2. Nêu ý kiến về vấn đề ô nhiễm môi trường
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
d. Hoạt động 4: Hoạt động mở rộng
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: 
-So sánh 2 cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
-Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và biện pháp giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng động cơ
-Đọc trước nội dung bài mới bài 25 “ Hệ thống bôi trơn”.
3. Rút kinh nghiệm bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_24_Co_cau_phan_phoi_khi.doc