Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

Củng cố các kiến thức về phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Trình bày được vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong.

2.2. Năng lực chung

Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

3. Về phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ kì 2

- Câu hỏi ôn tập.

- Máy chiếu.

 

docx 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/01/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 26 - ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
Củng cố các kiến thức về phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày được vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong.
2.2. Năng lực chung
Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.
3. Về phẩm chất	
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ kì 2
- Câu hỏi ôn tập.
- Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, say mê học tập.
1.2. Nội dung: Giáo viên trình chiếu danh sách những bạn được tặng sao tiết học trước.
1.3. Sản phẩm: Học sinh hứng thú học tập.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh trên trang classkick mà giáo viên đã tạo. Đọc danh sách những học sinh được cộng sao. Trình chiếu một số bài làm tiêu biểu.
2. Hoạt động 2. Hệ thống hóa kiến thức.
2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV? Trình bày các đặc điểm cơ bản của vật liệu cơ khí?
- HS: trả lời	
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.(tờ nguồn)
- GV? Kể tên một số loại vật liện cơ khí thường dùng? Cho biết ứng dụng của chúng?
- HS: trả lời	
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV? Có những phương pháp nào để chế tạo phôi cơ khí? Bản chất mối phương pháp?
- HS: trả lời	
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV? Gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? Hãy nêu nguyên lí cắt?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV? Nêu cấu tạo dao tiện cắt đứt? Cấu tạo máy tiện đa năng?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV? Kể tên những loại máy, phương tiện dùng tự động trong công nghiệp?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV? Làm thế nào phát triển nền cơ khí bền vững?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện hệ thống hóa kiến thức.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh báo cáo kết quả ôn tập.
- Thực hiện đặt câu hỏi củng cố.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đánh giá buổi ôn tập.
- Đúc kết kiến thức cho bài kiểm tra sắp tới
I. Hệ thống hoá kiến thức: 
1- Vật liệu cơ khí
- Tính bền, tính dẻo, tính cứng.
- Gồm vật liệu hữu cơ(nhựa nhiệt cứng, nhựa nhiệt dẻo); vật liệu vô cơ; vật liệu compozit.
2. Công nghệ chế tạo phôi
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
3. Công nghệ cắt gọt kim loại
- Bản chất
- Nguyên lí cắt
- Dao cắt
- Gia công trên máy tiện
4. Tự động hoá trong chế tạo cơ khí
- Người máy
- Máy tự động
- Dây truyền tự động
- Biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
5. Động cơ đốt trong
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn ôn tập
3.1. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập để làm bài kiểm tra.
3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm; số lượng 35 câu/đề. 
+ Ôn tập theo hướng dẫn khi gv dạy đã lưu ý cách học trắc nghiệm là học theo từ khóa; học hết các phần ôn tập.
- HS: nghe
Lưu ý những nội dung khó, trọng tâm khi ôn tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện hệ thống hóa kiến thức.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh báo cáo kết quả ôn tập.
- Thực hiện đặt câu hỏi củng cố.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đánh giá buổi ôn tập.
- Đúc kết kiến thức cho bài kiểm tra sắp tới
(?) Em hãy so sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích?
Giống nhau:
- Sử dụng ngoại lực thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho vật liệu bị biến dạng dẻo.
- Khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi.
Khác nhau:
- Rèn tự do: 
 + Vật liệu bị biến dạng dẻo tự do;
 + Độ chính xác thấp;
 + Điều kiện làm việc nặng nhọc;
 + Năng suất thấp;
- Dập thể tích: 
 + Vật liệu bị biến dạng dẻo theo hình dạng và kích thước đã định trước (biến dạng trong lòng khuôn) dưới tác dụng của búa tay hoặc máy ép;
 + Độ chính xác cao;
 + Năng suất cao, tiết kiệm được vật liệu,
4. Hoạt động 4. Luyện tập 
Vì là tiết ôn tập nên không luyện tập.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
Vì là tiết ôn tập nên không vận dụng.
 Sơ đồ HTH kiến thức.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
Vật liệu cơ khí
Tính chất
Tính bền
Tính dẻo
Tính cứng
Một số vật liệu thông dụng
Vật liệu hữu cơ(nhựa nhiệt cứng, nhựa nhiệt dẻo)
Vật liệu vô cơ
Vật liệu compozit.
Công nghệ chế tạo phôi
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Bản chất
Ưu nhược điểm
Phân loại
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Công nghệ cắt gọt kim loại
Bản chất
Nguyên lí cắt
Dao cắt
Gia công trên máy tiện
Tự động hoá trong chế tạo cơ khí
Người máy
Máy tự động
Dây truyền tự động
Biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_26_on_tap_nam_hoc_2021_2022.docx