Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 30, Bài 24: Cơ cấu phân phối khí - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 30, Bài 24: Cơ cấu phân phối khí - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt.

1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí

2. Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

1. Về kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được cơ cấu phân phối khí.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về cấu tạo của cơ cấu phân phối khí

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

+ Các tranh hoặc clip tư liệu(google.com).

+ Máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.

1.2. Nội dung: GV: Chiếu một số hình ảnh về động cơ (Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí). Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?

1.3. Sản phẩm: Kiến thức hs thu thập được.

 

docx 8 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 30, Bài 24: Cơ cấu phân phối khí - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/02/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 30 - Bài 24
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt. 
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được cơ cấu phân phối khí.
3. Về phẩm chất	
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về cấu tạo của cơ cấu phân phối khí
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu(google.com).
+ Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.
1.2. Nội dung: GV: Chiếu một số hình ảnh về động cơ (Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí). Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?
1.3. Sản phẩm: Kiến thức hs thu thập được.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
- Tình huống: GV giới thiệu: Đối với động cơ có 2 quá trình mà chúng ta quan tâm đó là: quá trình nạp khí mới vào xi lanh và quá trình thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài. Và cơ cấu thực hiện 2 quá trình đó là cơ cấu phân phối khí.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về cơ cấu phân phối khí, bài 24.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của cơ cấu phân phối khí.
2.1. Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ, phân loại cơ cấu phân phối khí.
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: Chiếu hình ảnh, clip về cơ câu phân phối khí. 
? Hãy cho biết nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí?
? Có mấy kiểm phân phối khí? Dựa vào căn cứ nào để phân loại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu câu hỏi, tìm ra đáp án trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thể chế hóa kiến thức.
- GV đánh giá buổi học.
?. Vì sao cần phải nạp và thải đúng thời điểm?
I- Nhiệm vụ, phân loại.
1. Nhiệm vụ:
+ Đóng mở các Xupáp đúng thời điểm, để nạp đầy khí mới, thải sạch khí thải.
2. Phân loại:
* Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
* Cơ cấu phân phối khí dùng Xupáp
+ Dùng xupáp kiểu treo
+ Dùng xupáp kiểu đặt
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
3.1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ đã giao về nhà sau đó lên báo cáo.
 - GV: Chiếu hình ảnh về cơ câu phân phối khí dùng xupáp treo. 
? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc cuả cơ cấu phân phối khí kiểu treo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Nghiên cứu câu hỏi và thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức.
C5
C1
C2
C3
- Trục cam đặt trong thân máy,dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối.
II- Cơ cấu phân phối khí dùng Xupáp
1. Cấu tạo:
* Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp kiểu treo:
- Cấu tạo gồm:
1: Cò mổ+2+3(chi tiết trung gian truyền lực từ camàxupáp)
2: Đũa đẩy
3: Con đội
4: Trục cam và Cam
5: Lò xo Xupáp+Cam(điều khiển xupáp)
6: Xupáp(đóng mở cửa khí)
7: Pitông
* Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp kiểu đặt:
- Cấu tạo: Tương tự cơ cấu kiểu treo, nhưng khác là : 
+ Không cần đũa đẩy và cò mổà cấu tạo đơn giản, không gian buồng cháy không nhỏ
+ Kiểu treo đảm bảo:
- Nạp đầy, thải sạch
- Dễ điều chỉnh khe hở Xupápàkiểu treo được sử dụng phổ biến hơn
2. Nguyên lý làm việc
* Hoạt động của xupáp treo:
+ Khi động cơ làm việcà trục khuỷu quayà trục cam quay và các cam trên đó được trục khuỷu dẫn động= bánh răng 10 quayà con đội đi lênà đũa đảy đi lênà Cò mổ 1 tác động vào đuôi XupápàXupáp mở
+ Khi vấu cam thôi không tác động vào con đội nữa à Lò xo 5 dãn ra trả Xupáp về vị trí đóng
* Hoạt động của xupáp đặt:
+ Cam tác động trực tiếp vào Xupáp, không cần đũa đẩy và cò mổ.	
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
3.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao.
3.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupáp treo. 
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Theo em cơ cấu phân phối khí dùng để làm gì?
Câu 2: Đọc sách giáo khoa phần “I. Nhiệm vụ và phân loại” (SGK trang 111) hoàn thành sơ đồ sau: 
Câu 3: Em hãy điền tên của các chi tiết cơ khí của hình bên dưới:
Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Cơ cấu phân phối khí hoạt động được nhờ tác động từ chi tiết nào?
Câu 2: Dựa vào hình vẽ về cơ cấu phân phối khí dùng xuppap treo, em hãy hoàn thành sơ đồ bên dưới:
Khi vấu cam tác động lên con đội:
Vấu cam
Xupap (mở cửa nạp/thải)
Khi vấu cam đi qua con đội
Xupap (đóng cửa nạp/thải)
Câu 3: Tại sao số vòng quay trục cam bằng ½ số vòng quay trục khuỷu? 
3.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi:	
Hai cơ cấu khác nhau ở vị trí lắp xupap và số lượng các chi tiết trung gian. Phân phối khí dùng xupáp đặt các xupáp được đặt ở trong thân máy. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo các xupáp được đặt trên nắp máy. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Theo em cơ cấu phân phối khí dùng để làm gì?
Đóng mở các cửa nạp đúng lúc để nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
Câu 2: Đọc sách giáo khoa phần “I. Nhiệm vụ và phân loại” (SGK trang 111) hoàn thành sơ đồ sau: 
Câu 3: Em hãy điền tên của các chi tiết cơ khí của hình bên dưới:
Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt
	1. Trục cam và cam.	6. Trục khuỷu
	2. Con đội.	7. Đũa đẩy
	3. Lò xo.	8. Trục cò mổ.
	4. Xupap. 	9. Cò mổ.
	5. Nắp máy 	10. Bánh răng phân phối
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Cơ cấu phân phối khí hoạt động được nhờ tác động từ chi tiết nào?
	Nhờ lực truyền từ trục khuỷu.
Câu 2: Dựa vào hình vẽ về cơ cấu phân phối khí dùng xuppap treo, em hãy hoàn thành sơ đồ bên dưới:
Khi vấu cam tác động lên con đội:
Xupap (mở cửa nạp/thải)
(Lò xo Xupap nén lại)
Đũa đẩy
Cò mổ
Con đội
Vấu cam
Xupap (đóng cửa nạp/thải)
Khi vấu cam đi qua con đội
Lò xo Xupap dãn ra
Câu 3: Tại sao số vòng quay trục cam bằng ½ số vòng quay trục khuỷu? 
Vì trong động cơ 4 kỳ, 1 chu trình gồm hút, nén, cháy - giãn nở, xả diễn ra trong 2 vòng quay trục khuỷu. Mà 1 vấu cam chỉ điều khiển được 1 xupap, trong 1 chu trình cửa nạp và thải chỉ được mở 1 lần (trong suốt 1 kỳ = 1/2 vòng quay trục khuỷu) Nên trục khuỷu được 2 vòng thì trục cam quay được 1 vòng.
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: làm bài tập trên trang padlet của lớp.
5.2. Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh HS truy cập theo mã quét QR:
hoặc đường link: https://padlet.com/hoangmaigiang2212/xi237clc964j9e59
Gv sẽ chọn ra ba học sinh làm bài nhanh nhất để tuyên dương và tặng sao vào đầu tiết học sau.
5.3. Sản phẩm: Kiến thức học sinh lĩnh hội được. 
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đăng nhập vào theo đường link hoặc mã QR giáo viên cấp.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm trên lớp.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chụp lại kết quả làm bài của HS, tuyên dương và tặng sao 3 em hoàn thành nhanh nhất.
d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_30_bai_24_co_cau_phan_phoi_khi.docx