Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 37: Ôn tập chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 37: Ôn tập chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

 Biết được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động.

1. Về kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Trình bày được nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học, đọc hiểu nhiệm vụ, phân loại, nguyên lý làm việc của các cơ cấu và hệ thống chính trong động cơ đốt trong;

- Năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả của cả nhóm về các biện pháp bảo vệ môi trường;

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để lĩnh hội kiến thức.

 

docx 12 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 37: Ôn tập chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/03/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /2022
Tiết 37: ÔN TẬP CHƯƠNG 6: CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
 Biết được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động. 
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động. 
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày được nguyên lý làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống đánh lửa; hệ thống khởi động.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học, đọc hiểu nhiệm vụ, phân loại, nguyên lý làm việc của các cơ cấu và hệ thống chính trong động cơ đốt trong;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả của cả nhóm về các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để lĩnh hội kiến thức.
2. Về phẩm chất	
- Yêu nước: đưa ra được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Có trách nhiệm với bản thân và môi trường sống khi ý thức được tác hại của khí thải ra môi trường của động cơ đốt trong. Tích cực tuyên truyền với mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
- Tivi dạy học hoặc máy chiếu.
- Bảng phụ sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật ghép tranh.
- Phần mềm trực tuyến: Classkick, Quizizz.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các bài học, phần nội dung cần nắm được của chương 6. 
1.2. Nội dung: Giáo viên trình chiếu tên các bài đã học của chương 6.
1.3. Sản phẩm: Kiến thức học sinh thu thập được.
1.4. Cách thức thực hiện
- Giáo viên trình chiếu trên bài giảng điện tử tên các bài học của chương 6, những nội dung kiến thức cốt lõi học sinh cần nắm được trong các bài đã học của chương.
2. Hoạt động 2. Hệ thống lại kiến thức chương 6: (20 phút)
2.1. Tìm hiểu cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
2.1.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và video trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
2.1.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.1.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
2.1.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên trình chiếu video cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
- Giáo viên thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử nêu cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ của Pit-tông, trục khuỷu, thanh truyền vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
I. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 
Gồm 3 nhóm: nhóm pittông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu
II. Pittông
1. Nhiệm vụ: SGK, vở ghi.
2. Cấu tạo: 
Pittông chia làm 3 bộ phận: đỉnh, đầu và thân
III. Thanh truyền
1. Nhiệm vụ: SGK, vở ghi.
2. Cấu tạo:
IV. Trục khuỷu
1. Nhiệm vụ: SGK, vở ghi.
2. Cấu tạo:
2.2. Tìm hiểu cơ cấu phân phối khí.
2.2.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về cơ cấu phân phối khí.
2.2.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.2.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài cơ cấu phân phối khí.
2.2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ của Cơ cấu phân phối khí.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ghép tranh: cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và xupap đặt.
- Giáo viên thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử nêu cấu tạo của 2 loại Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và xupap đặt. 
- Giáo viên đưa ra bảng so sánh 2 loại Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và xupap đặt (Trên bài giảng điện tử)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về Cơ cấu phân phối khí.
Học sinh lên bảng thực hiện ghép tranh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ cơ cấu phân phối khí vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
* Giáo viên tích hợp: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt tuy có cấu tạo đơn giản hơn nhưng hình dáng buồng cháy phức tạp (ngoài phần hình trụ còn có thêm hình vòi ở phía trên nắp máy) nên không đảm bảo hút no thải sạch để tăng công suất cho động cơ nên trong thực tế chỉ dùng cho động cơ công suất nhỏ cần sự gọn nhẹ như động cơ máy phát điện, máy cắt cỏ, máy cưa lốc,..
Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
I. Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ: SGK, vở ghi.
2. Phân loại
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupap (ĐC 4 KÌ)
+ Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt (ĐC 2 THÌ)
I. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap
1. Cấu tạo:
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
2.3. Tìm hiểu hệ thống bôi trơn.
2.3.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử và video học sinh nhớ lại kiến thức về hệ thống bôi trơn.
2.3.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài hệ thống bôi trơn.
2.3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn.
- Giáo viên thông qua video nêu nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức trong 3 trường hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về hệ thống bôi trơn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
* Giáo viên tích hợp: Chất thải từ hệ thống bôi trơn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bài 25: Hệ thống bôi trơn
I. Nhiệm vụ và phân loại: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc:
a) Trường hợp làm việc bình thường
Khi động cơ làm việc: Trục khuỷu dẫn động bơm dầu, dầu được hút từ các te qua lưới lọc qua bơm dầu à lọc sạch ở bầu lọc 5 à qua van 6 à đến đường dầu chính à theo các đường dầu phụ (để bôi trơn trục khuỷu, trục cam, các bộ phận khác) à trở về các te
b) Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép
Van 4 mở ra
Dầu trở về trước bơm làm giảm áp suất để bảo vệ đường ống
c) Trường hợp 3: Nhiệt độ dầu bôi trơn cao quá giới hạn định trước
Van 6 đóng lại
Dầu phải qua két làm mát để giảm nhiệt độ
đường dầu chính
tiếp tục đi bôi trơn các bề mặt ma sát
2.4. Tìm hiểu hệ thống làm mát.
2.4.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về hệ thống làm mát.
2.4.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.4.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài hệ thống làm mát.
2.4.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên trình chiếu video về quá trình cháy dãn nở và sinh công của động cơ đốt trong và đưa ra khẳng định trong quá trình hoạt động ĐCĐT sẽ toả ra lượng nhiệt rất lớn (khoảng 600oC), nếu động cơ không được làm mát sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của động cơ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ, phân loại hệ thống làm mát. 
- Giáo viên nêu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước và không khí thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về hệ thống làm mát.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
* Giáo viên tích hợp: Chất thải từ hệ thống làm mát một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bài 26: Hệ thống làm mát
I. Nhiệm vụ và phân loại: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống làm mát bằng nước
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống làm mát bằng không khí
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
Khi ĐC hoạt động nhiệt từ buồng cháy đc tản ra ngoài không khí nhờ các cánh tản nhiệt
2.5. Tìm hiểu hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ.
2.5.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ.
2.5.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.5.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ.
2.5.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ, phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và động cơ điêzen. 
- Giáo viên nêu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí và hệ thống phun xăng thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí và hệ thống phun xăng.
- Giáo viên đưa ra bảng so sánh ưu nhược điểm của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí và hệ thống phun xăng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và động cơ điêzen. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
* Giáo viên tích hợp: SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG SẼ TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU VÀ GÓP PHẦN BVMT GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI TỪ ĐCĐT
Bài 27+ 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
I. Nhiệm vụ và phân loại: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
III. Hệ thống phun xăng
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
2.6. Tìm hiểu hệ thống đánh lửa.
2.6.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về hệ thống đánh lửa.
2.6.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.6.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài hệ thống đánh lửa.
2.6.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
- Giáo viên nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
- Giáo viên chiếu video hoạt động của hệ thống đánh lửa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về hệ thống đánh lửa.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần phân loại hệ thống đánh lửa vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
* Giáo viên tích hợp: Nếu hệ thống đánh lửa không được bảo dưỡng định kì thì động cơ có thể mất công suất do nhiên liệu đốt cháy không hết thải ra Pô thoát sẽ hao nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường.
Bài 29: Hệ thống đánh lửa
I. Nhiệm vụ:
- Tạo ra tia lửa điện cao áp (15kV) để châm cháy hoà khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
- Phân loại: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
2.7. Tìm hiểu hệ thống khởi động
2.7.1. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử học sinh nhớ lại kiến thức về hệ thống khởi động.
2.7.2. Nội dung: HS quan sát trên bài giảng điện tử, đọc SGK và vở ghi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.7.3. Sản phẩm: Sản phẩm kiến thức học sinh lĩnh hội được trong bài hệ thống khởi động.
2.7.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động. 
- Giáo viên nêu cấu tạo của hệ thống khởi động bằng động cơ điện thông qua hình ảnh trên bài giảng điện tử.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và vở ghi nhớ lại nguyên lý làm việc của hệ khởi động bằng động cơ điện.
- Giáo viên chiếu video hoạt động của hệ thống khởi động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát hình vẽ và đọc sgk nhớ lại kiến thức đã học về hệ thống khởi động.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS Ghi lại phần nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động vào vở để giáo viên kiểm tra.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên nhận xét vào buổi học sau.
Bài 30: Hệ thống khởi động
I. Nhiệm vụ và phân loại: SGK, vở ghi.
II. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc: SGK, vở ghi.
3. Hoạt động 3. Hoạt động phát triển năng lực, phẩm chất (10 phút) 
3.1. Mục tiêu: Phát triển những năng lực chung và phẩm chất nêu ở phần mục tiêu dạy học.
3.2. Nội dung: - GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu:
“Những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ động cơ đốt trong”
3.3. Sản phẩm: Sơ đồ kĩ thuật khăn trải bàn trên khổ giấy A1.
3.4. Tổ chức thực hiện
a. GV giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, phân công nhóm trưởng, nhóm phó và thư ký phát cho các nhóm bảng phụ khổ giấy A1, bút dạ. Giáo viên cho các nhóm thực hiện trong 5 phút: yêu cầu từng thành viên trong nhóm ghi ra ý kiến cá nhân về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ động cơ đốt trong sau đó nhóm trưởng các nhóm và thư ký sẽ tổng hợp những ý kiến đúng nhất, phù hợp nhất để ghi vào phần chính giữa của sơ đồ kĩ thuật.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, ghi lại kết quả vào vở ghi cá nhân. GV quan sát, hỗ trợ nhóm khi các nhóm gặp khó khăn.
* Dự kiến tình huống: Có thể học sinh sẽ đưa ra biện pháp không đúng với chủ đề ví dụ: Trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, Lúc này giáo viên sẽ khuyến khích học sinh đã có nhiều biện pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường tuy nhiên là biện pháp của em chưa đúng chủ đề và giáo viên vẫn công nhận biện pháp của em nhưng sẽ không đưa vào phần tổng hợp.
c. GV tổ chức báo cáo và thảo luận kết quả: Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trình bày sơ đồ kĩ thuật của mình. Có thể cho các nhóm phản biện cho nhau (nếu còn thời gian) theo sơ đồ:
NHÓM 1 NHÓM 3
NHÓM 2 NHÓM 4
d. Kết luận: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số kiến thức cơ bản như trong mục sản phẩm.
4. Hoạt động 4. Luyện tập (7 phút)
4.1. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống kiến thức và hoàn thành bài luyện tập.
4.2. Nội dung: - Yêu cầu học sinh làm bài tập trên phần mềm Quizizz. Theo các cách sau:
- Cách 1: Quét mã QR để vào padlet lớp học mà giáo viên đã tạo rồi kick vào đường link để làm bài luyện tập.
- Cách 2: kick vào đường link: https://quizizz.com/admin/quiz/62482a75b26a2d001d16d676
(Khi vào hệ thống sẽ tự sinh ra 1 mã để học sinh nhập mã tham gia vào trả lời câu hỏi).
4.3. Sản phẩm: kết quả bảng xếp hạng của học sinh.
4.4. Tổ chức thực hiện
a. GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm trên hệ thống có thể thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ ở mục nội dung của hoạt động này. 
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo nhóm.
c. GV tổ chức báo cáo và thảo luận kết quả: không.
d. Kết luận: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số kiến thức cơ bản như trong mục sản phẩm.
5. Hoạt động 5. Vận dụng (5 phút)
5.1. Mục tiêu: Giúp các em ôn lại kiến thức đã học của chương 6.
5.2. Nội dung: - Yêu cầu học sinh làm bài tập trên phần mềm Classkick. Theo các cách sau:
- Cách 1: Quét mã QR để vào padlet lớp học mà giáo viên đã tạo rồi kick vào đường link để làm bài luyện tập.
- Cách 2: Sử dụng trình duyệt chorme đăng nhập vào trang: 
Sau đó nhập mã code để vào làm bài tập vận dụng: WEF KY3
4.3. Sản phẩm: kết quả bài làm của học sinh trên hệ thống classkick.
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi câu hỏi như mục nội dung vào vở.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc độc lập trên lớp và ở nhà.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ công bố kết quả bài làm của các em học sinh.
d. Kết luận: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm (Trong tiết học sau). 
IV. PHỤ LỤC
HỆ THỐNG CÂU HỎI:
1. Phần luyện tập: (Chơi trên phần mềm Quizizz)
Câu 1: Nhóm chi tiết nào không có ở cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
A. Nhóm pit- tông	B. Nhóm thanh truyền 	 C. Nhóm trục khuỷu 	 D. Nhóm xupap
Câu 2: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt có xupap được lắp ở đâu?
A. Nắp máy	B. Thân máy	 C. Đuôi máy 	 D. Bất kì vị trí nào
Câu 3: Động cơ 4 kì sử dụng cơ cấu phân phối khí nào?
A. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap	B. Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
C. Cả A và B đều đúng	 D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các...của các chi tiết để....làm việc bình thường của động cơ và tăng...các chi tiết
A. Tuổi thọ - bề mặt ma sát - đảm bảo điều kiện	 B. Bề mặt ma sát - tuổi thọ - đảm bảo điều kiện
C. Bề mặt ma sát - đảm bảo điều kiện - tuổi thọ	 D. Đảm bảo điều kiện - bề mặt ma sát -tuổi thọ 
Câu 5: Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá nhiệt độ giới hạn thì:
A. Van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm	B. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường
C. Van hằng nhiệt mở đường nước về két	 D. Van hằng nhiệt mở cả hai đường
Câu 6: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ:
A. Cung cấp xăng vào xilanh động cơ 	 B. Cung cấp không khí vào xilanh động cơ
 C. Cung cấp hòa khí vào xilanh động cơ	 D. Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ
Câu 7: Theo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Xi lanh	B. Bơm xăng	C. Bộ chế hòa khí	 D. Bơm xăng và bộ chế hòa khí
Câu 8: Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là:
A. Cung cấp nhiên liệu vào xilanh	 B. Cung cấp không khí vào xilanh
C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xilanh D. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh
Câu 9: Trên động cơ xăng, hệ thống đánh lửa nào được sử dụng phổ biến? 
A. Hệ thống đánh lửa thường có tiếp điểm	B. Hệ thống đánh lửa thường không tiếp điểm
 C. Hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm	D. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
Câu 10: Cách khởi động nào sau đây thuộc hệ thống khởi động của động cơ đốt trong?
A. Hệ thống khởi động bằng tay	 	 B. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện
C. Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ	 D. Cả 3 đáp án trên
2. Phần vận dụng: (Chơi trên phần mềm Classkick)
Câu 1: kéo thả hình ảnh các kì hoạt động của xilanh trong động cơ đốt trong tương ứng với các kỳ bên dưới:
CÂU 2: KÉO THẢ HÌNH TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC NHÓM CHÍNH CỦA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU
 THANH TRUYỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_37_on_tap_chuong_6_cau_tao_cua.docx