Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 16, Bài 15: Vật liệu cơ khí - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 16, Bài 15: Vật liệu cơ khí - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mục tiêu cần đạt:

Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

1. Về kiến thức

- Hiểu được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Công nghệ

- Trình bày được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

1.2. Năng lực chung

- Nêu được ứng dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

2. Về phẩm chất

- Phẩm chất: Hiểu được các loại vật liệu cơ khí để lựa chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu của gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ vật liệu vô cơ”, “vật liệu hữu cơ”, “ Vật liệu conposite”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí, tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp về bài 15.

HS: - Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

1.1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề

1.2. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

Làm thế nào chọn được đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng? Hãy giải thích?

1.3. Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm:

Phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu đó, mỗi loại vật liệu có tính chất cơ học, vật lý, hoá học khác nhau.

 

docx 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 16, Bài 15: Vật liệu cơ khí - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 16 - Bài 15
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mục tiêu cần đạt:
Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
1. Về kiến thức
- Hiểu được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
1.2. Năng lực chung
- Nêu được ứng dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
2. Về phẩm chất	
- Phẩm chất: Hiểu được các loại vật liệu cơ khí để lựa chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu của gia đình. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ vật liệu vô cơ”, “vật liệu hữu cơ”, “ Vật liệu conposite”)
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí, tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp về bài 15.
HS: - Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề
1.2. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Làm thế nào chọn được đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng? Hãy giải thích? 
1.3. Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm:
Phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu đó, mỗi loại vật liệu có tính chất cơ học, vật lý, hoá học khác nhau.
1.4. Cách thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Làm thế nào chọn được đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng? Hãy giải thích? 
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
GV: Bài hôm nay thầy sẽ giới thiệu cùng các em một số tính chất, đặc trưng về cơ học, công dụng của vật liệu.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng cuả vật liệu cơ khí
2.1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng cuả vật liệu cơ khí theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, Các nhóm có 5 phút chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu nghiên cứu ở nhà:
Nhiệm vụ: nêu bản chất và đại lượng đặc trưng (đơn vị) của các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
+ Sau 5p sẽ gọi ngẫu nhiên lên báo cáo một phần nhiệm vụ.
+ Các nhóm khác bổ sung phần báo cáo của nhóm báo cáo và đặt hỏi cho nhóm báo cáo, câu hỏi phải sát nội dung của nhóm đang trình bày, rõ ràng dễ hiểu, không hỏi nhiều ý trong một câu.
+ Trong quá trình hoạt động(trả lời) nếu khó khăn có thể xin hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên hoặc giáo viên chủ động tư vấn nhóm báo cáo(hỏi).
- GV: Sau mỗi phần báo cáo và phản biện kiến thức sẽ được chốt lại và bổ sung, mở rộng(nếu cần)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh dựa vào kiến thức để thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh báo cáo, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét ý thức học tập, chất lượng câu trả lời, thể chế hóa kiến thức.
- Câu hỏi dự kiến
? Hãy cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? (Độ bền, độ dẻo, độ cứng)
? Đại lượng nào là tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
? Độ cứng, độ bền, độ dẻo tỉ lệ thế nào với nhau?
? Làm thế nào để biết được độ cứng của vật liệu? 
- Yêu cầu học sinh tham khảo VD SGK 
- GV: Nêu thêm cách thử độ cứng trong kỹ thuật.(dùng máy thử)
Máy thử độ cứng Rockwell
I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
1. Độ bền
- Độ bền biểu thị khả năng chống lại sự biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực 
- Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn độ bền đặc trưng cho độ bền của vật liệu. . Giới hạn bền tỷ lệ thuận với độ bền và được chia làm 2 loại : 
+ Giới hạn bền kéo đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu 
+ Giới hạn bền nén đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu
2. Độ dẻo 
- Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo dưới tác dụng của ngoại lực 
- Độ giãn dài tương đối đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. Vật liệu có độ giãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng cao.
3. Độ cứng 
- Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng 
- Trong thực tế thường dùng các đơn vị đo độ cứng sau đây:
+ Độ cứng Brinen (HB) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng khi có trị số HB lớn.
+ Độ cứng Rocven ( HRC) dùng khi đo độ cứng các loại vật liệu có độ cứng trung bình hoặc là độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì số đo HRC càng lớn . 
+ Độ cứng Vicker ( Kí hiệu HV) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì chỉ số đo HV càng lớn.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng trong cơ khí
3.1. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng trong cơ khí
3.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: lớp vẫn hoạt động theo nhóm như trên.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 15.1 SGK trong 3p và hãy cho biết vật liệu cơ khí gồm những nhóm vật liệu dùng trong cơ khí được chia thành những nhóm nào? Nêu tính chất và ứng dụng của chúng trong thực tế? Đặt ra những câu hỏi em cần được giải đáp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày kết quả hoạt động.
Học sinh khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
II. Một số loại vật liệu thông dụng 
( Bảng 15.1 SGK)
4. Hoạt động 4. Luyện tập 
4.1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
4.2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
Hãy nêu một số vật dụng em biết làm từ vật liệu vô cơ, hữu cơ, compozit?
4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
- Một số vật dụng em biết làm từ vật liệu vô cơ: đá mài, chi tiết trong ngành dệt, dao cắt, bình gốm,...; hữu cơ: bánh răng kéo sợi dệt, vỏ ổ cắm điện, phích cắm điện, tiền polime,...; compozit: máy cắt, rôbốt, thân máy bơm nước, thân máy tiện, máy phay...
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học phân biệt được nhựa tái chế được và không tái chế được, các kiến thức đã học vào trả lời câu hỏi thực tiễn.
5.2. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
GV? Hãy cho biết những mảnh nhựa ở nhà có thể bán phế liệu là loại vật liệu gì?	
GV? Dao cắt gọt dùng trong máy tiện kim loại làm bằng vật liệu gì?
5.3. Sản phẩm: HS về nhà tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi:
- Những mảnh nhựa ở nhà có thể bán phế liệu là nhựa nhiệt dẻo.
- Dao cắt gọt dùng trong máy tiện kim loại làm bằng Compozit nền là kim loại. 
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi câu hỏi như mục nội dung vào vở.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: Về nhà nghiên cứu câu trả lời và trình bày trong tiết học sau.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chọn một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).
 - Yêu cầu hs nghiên cứu bài 11, 12, chia lớp thành 3 nhóm báo cáo, 2 nhóm phần I, 1 nhóm phần II. Nghiên cứu và tóm tắt nội dung chính báo cáo trước lớp, lớp phản biện.
d. Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày của HS: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm (Trong tiết học sau). 
* Hướng dẫn về nhà (1ph) 
- Chuẩn bị bài mới “Công nghệ chế tạo phôi”.
- Nghiên cứu và thiết kế cách giới thiệu về PP đúc khuôn cát.
- Xem clip đúc xoong khuôn cát theo địa chỉ: 
https://www.youtube.com/watch?v=nliVVMKIbfU

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_16_bai_15_vat_lieu_co_khi_nam.docx