I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức.
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức
3. Ý thức:
- Qua vai trò, phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có ý thức cùng gia đình làm tôt công việc trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình và xã hội.
II. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, hình vẽ SGK, máy chiếu
Ngày soạn: Ngày giảng: PHẦN I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Tiết 1 - Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức. - Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức 3. Ý thức: - Qua vai trò, phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có ý thức cùng gia đình làm tôt công việc trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình và xã hội. II. Phương tiện: - Sách giáo khoa, hình vẽ SGK, máy chiếu III. Phương pháp dạy học: - Diễn giảng, vấn đáp tìm tòi IV. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài: Môn công nghệ 10 sẽ hướng dẫn chúng ta nghiên cứu về nguyên lý của quá trình sản xuất nông, lâm, ngu nghiệp. Vậy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò như thế nào với đời sống vầ phát triển xã hội? thời gian đã qua làm được gì và thời gian tới sẽ phải làm gì để phát huy được vai trò của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Nội dung Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước - Ngành nông, lâm ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. - Sản xuất nhiều hàng hóa xuất khẩu. - Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế. - Theo em nước ta có những thuận lợi gì để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp? - Quan sát hình 1.1 cho biết cơ cấu tổng sản phẩm nước ta gồm có những ngành chủ yếu nào? - Em hãy nêu 1 số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến? - Hãy kể tên các sản phẩm nước ta thường xuất khẩu ra nước ngoài? - Khí hậu, đất đai thuận lợi, diện tích rừng lớn, đường bờ biển dài. - Gồm ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - Cá tra, tôm, nhãn, lúa Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay II- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngu nghiệp của nước ta hiện nay Thành tựu - Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tang liên tục. - Bước đầu đã hình thành 1 số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 2. Hạn chế - Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp. - Hệ thống cây trồng, vật nuôi, cơ sở bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu. - Qua biểu đồ sản lượng lương thực ở nước ta em có nhận xét gì? Tại sao khi các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chuyển từ các ngành sản xuất nhỏ, phân tán lạc hậu thành các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thành tựu? - Em hãy nêu 1 số sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế - Em hãy cho biết 1 số hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta - Sản xuất lương thực tang liên tục. - Tập trung sẽ làm dễ hơn Cá tra, tôm, nhãn, lúa Hoạt động 3: Tìm hiểu phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngu nghiệp ở nước ta. III- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngu nghiệp ở nước ta. - Qua biểu đồ sản lượng lương thực ở nước ta em có nhận xét gì? Tại sao khi các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chuyển từ các ngành sản xuất nhỏ, phân tán lạc hậu thành các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thành tựu? - Em hãy nêu 1 số sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế - Em hãy cho biết 1 số hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta - Sản xuất lương thực tang liên tục. - Tập trung sẽ làm dễ hơn Cá tra, tôm, nhãn, lúa 4. Cũng cố: - Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức. - HS vận dụng trả lời các câu hỏi trong SGK 5. Dặn dò: HS học bài và xem trước bài 2 V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT , LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Tiết 2 - Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức. - Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng - Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp. - Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, tư duy công nghệ. 3. Về ý thức: - Từ quy trình khảo nghiệm giống mới mà có lòng tin vào giống mới rõ nguồn gốc và cần kiểm tra cẩn thận với giống không rõ nguồn gốc. - Có ý thức tuyên truyền cho gia đình biết lựa chọn giống có nguồn gốc rõ rang để áp dụng vào trồng ở gia đình và địa phương. II. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, hình vẽ SGK III. Phương pháp dạy học: - Diễn giảng, vấn đáp tìm tòi và thảo luận nhóm IV. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - CH1: Hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - CH2: Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian tới. 3. Vào bài: Một trong những yếu tố giúp cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt là cần có giống nhưng 1 giống mới để đưa vào sản xuất đại trà phải qua những khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do cơ quan chuyên môn về giống của nhà nước. vậy quá trình khảo nghiệm là gì? Khảo nghiệm giống gồm mục đích và ý nghĩa gì? Được diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Nội dung Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng I- Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng : 1- Mục đích Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trạng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng. 2- Ý nghĩa: - Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng - Giống không qua khảo nghiệm thì không biết có phù hợp với điều kiện địa phương hay không do vậy không chắc chắn có kết quả tốt, năng suất, chất lượng nông sản kém có thể mất mùa, thất thu. - Giống cây trồng là gì? - Em hiểu thế nào là khảo nghiệm giống cây trồng? - Vậy khảo nghệm giống cây trồng nhằm mục đích gì? - Muốn khai thác tối đa hiệu quả của giống cần khảo nghiệm giống ở những đặc điểm nào? - Một giống mới khi đưa vào sản xuất chưa qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào? - Là một nhóm cây trồng có tính di truyền biến dị, những đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người trong quá trình sản xuất - Giống không qua khảo nghiệm thì không biết có phù hợp với điều kiện địa phương hay không do vậy không chắc chắn có kết quả tốt, năng suất, chất lượng nông sản kém Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng II- Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 1- Thí nghiệm so sánh - Giống mới chọn tạo, giống nhập nội phải được so sánh với giống đang sản xuất đại trà - Chỉ tiêu so sánh: ST – PT, năng suất, chất lượng , khả năng chống chịu 2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật - Kt những vấn đề của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng - Tiến hành trong mạng lưới toàn quốc nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống → xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng 3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo - Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà - Biện pháp: triển khai trên diện rộng, hội nghị đầu bờ, phương tiện thông tin đại chúng. - Có những loại thí nghiệm khảo nghiệm giống nào? - Chia mỗi bàn là 1 nhóm: mỗi nhóm sẽ tìm nội dung của các thí nghiệm gồm: cơ quan thực hiện, chỉ tiêu đánh giá và mục đích trong thời gian 5 phút. - Giống mới được so sánh với giống nào? Nhằm mục đích gì? - Nêu các chỉ tiêu để so sánh giữa giống mới và giống đang sản xuất đại trà? → Nếu giống mới vượt trội hơn giống đại trà thì tiếp tục được gửi đến trung tâm khảo ghiệm quốc gia để khảo nghiệm trên toàn quốc - Cho ví dụ bố trí thí nghiệm kiểm tra mật độ giống lúa - Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì? - Thí nghiệm được tiến hành ở phạm vi nào? → Sau thí nghiệm so sanh và thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nếu giống đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận quốc gia, đưa vào sản xuất trên phạm vi toàn quốc - Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì? - Được tiến hành như thế nào? - Em hiểu thế nào là hội nghị đầu bờ? → Gv giải thích - Có 3 TN - Các nhóm thảo luận - Giống đang sản xuất đại trà - Chỉ tiêu so sánh: ST – PT, năng suất, chất lượng , khả năng chống chịu - Mục đích : Kiểm tra những vấn đề của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng - Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà - Triển khai trên diện tích rộng lớn, Hội nghị đầu bờ, tuyên truyền trên thông tin đại chúng 4. Cũng cố: - Yêu cầu HS hệ thống hóa lại kiến thức - HS vận dụng trả lời câu hỏi CH1: TN kiểm tra kỹ thuật phải đặt ở nhiều nơi? Vì sao? CH2: Phương pháp đặt TN so sánh khác TN KTKT như thế nào? - GV NX, ĐG giờ học 5. Dặn dò: - HS học bài và xem trước bài 3 - Tìm hiểu những cách sản xuất giống cây trồng ở địa phương. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3 - Bài 3 + 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải 1. Kiến thức. - Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng - Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp. 3. Về ý thức - Qua bài học tin tưởng những giống rõ nguồn gốc. II. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, hình vẽ SGK III. Phương pháp dạy học: - Diễn giảng, hỏi đáp. IV. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - CH1: Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của công tác KNGCT - CH2: So sánh sự khác nhàu giữa 3 TN KNGCT 3. Dạy bài mới: Nội dung Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng I- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng: - Duy trì cũng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống - Tạo ra số lượng cần thiết - Đưa giống vào sản xuất đại trà - Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì? - GV giải thích “ giống thuần chủng” - HS trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng II- Hệ thống sản xuất giống cây trồng: - GĐ 1: SX hạt siêu nguyên chủng: - GĐ 2: SX hạt nguyên chủng - GĐ 3: SX hạt giống xác nhận - Thế nào là hạt giống SNC? - Thế nào là hạt giống NC? - Tại sao giai đoạn sx hạt SNC và NC phải được tiến hành ở các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp? - Có chất lượng và độ thuần khiết cao Duy trì, phục tráng và sản xuất hạt siêu nguyên chủng - Hạt có chất lượng cao được tạo ra từ hạt siêu NC Tiến hành ở các công ty hoặc trung ... TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức 2. Hoạt động 2: Đề cương câu hỏi - GV cung cấp đề cương ôn tập. - HS suy nghĩ, nghiên cứu để trả lời. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 2 HỌC KỲ II Câu 1: Kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 2: Nêu khái niệm cơ hội kinh doanh và thị trường? Có những loại thị trường nào mà em biết? (3đ) Câu 3: Doanh nghiệp là gì? Phân biệt các loại hình doanh nghiệp? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 4: Công ti là gì? Nêu đặc điểm công ti trách nhiệm hữu hạn? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 5: Công ti là gì? Nêu đặc điểm công ti cổ phần? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 6: Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì? Lấy ví dụ phân tích? (3đ) Câu 7: Tổ chức kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì ? Lấy ví dụ phân tích? (3đ) Câu 8: Nêu đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ? (3đ) Câu 9: Em hãy kể tên những lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ? Lấy ví dụ với mỗi lĩnh vực? (3đ) Câu 10: So sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình? (3đ) Câu 11: Trình bày các căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? (3đ) Câu 12: Phân tích các bước tiến hành lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? (3đ) Câu 13: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động sản xuất gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Câu 14: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động mua bán gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Câu 15: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động dịch vụ gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Câu 16: Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp? Căn cứ nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 17: Thị trường của doanh nghiệp gồm những yếu tố nào? Trình bày việc nghiên cứu thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp? (3điểm) Câu 18: Nêu đặc trưng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp? Cho biết đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ? (3điểm) Câu 19: Hạch toán kinh tế là gì? Ý nghĩa và nội dung của việc hạch toán? (3điểm) Câu 20: Viết 1 lá đơn đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp? (3điểm) Câu 21: Trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp? (3điểm) Câu 22: Nêu các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp? (3điểm) 4. Củng cố và luyện tập: - GV hệ thống hóa kiến thức. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 47. KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này: - Kiểm tra mức độ làm bài, hiểu bài và rèn luyện kỹ năng làm bài của học sinh. - Giúp HS ôn tập kiến thức đã học. - Đánh giá kết quả dạy và học của thầy và trò. II. Phương tiện dạy học: - Đề kiểm tra III. Phương pháp dạy học: - GV ra đề, HS làm bài tại lớp - HS độc lập suy nghĩ và làm bài. IV. Tiến trình tiết dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới - GV phát mỗi lớp 4 đề, 2 HS ngồi gần nhau không cùng 1 đề. Đề 1: Câu 1: Kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 2: Trình bày các căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? (3đ) Câu 3: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động sản xuất gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Đề 2: Câu 1: Nêu khái niệm cơ hội kinh doanh và thị trường? Có những loại thị trường nào mà em biết? (3đ) Câu 2: Em hãy kể tên những lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ? Lấy ví dụ với mỗi lĩnh vực? (3đ) Câu 3: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động mua bán gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Đề 3: Câu 1: Doanh nghiệp là gì? Phân biệt các loại hình doanh nghiệp? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình? (3đ)) Câu 3: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động dịch vụ gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) Đề 4: Câu 1: Công ti là gì? Nêu đặc điểm công ti trách nhiệm hữu hạn? Lấy ví dụ? (3đ) Câu 2: Phân tích các bước tiến hành lựa chọn lĩnh vực kinh doanh? (3đ) Câu 3: Ở địa phương em thích hợp với hoạt động mua bán gì? Vì sao? Là một học sinh, em sẽ làm gì để vừa có kết quả học tập tốt, vừa giúp đỡ tăng thu nhập cho gia đình? (4đ) 4. Củng cố - Dựa vào ý thức làm bài của HS mà GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5. Công việc về nhà - Chuẩn bị trước bài hướng nghiệp “Tìm hiểu nghề nông nghiệp” V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 48. Hướng nghiệp: TÌM HIỂU NGHỀ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1.Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của ngành sản xuất nông nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 2.Kĩ năng: - Biết liên hệ bản thân để chọn nghề. 3.Thái độ - Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Sưu tầm các thông tin về các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. - Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển nông nghiệp. 2. Học sinh: - Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông nghiệp. III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông nghiệp. 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông nghiệp: - Nghề nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta phát triển từ lâu đời vì do điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu tạo nên, nước ta có hàng ngàn kilômét bờ biển, diện tích rừng lớn, đất đai màu mỡ. Đây là điều kiện rất tốt để chúng ta phát triển các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. - Trước cách mạng tháng Tám đời sống nhân dân còn thấp do bị giai cấp phong kiến chiếm hữu ruộng đất, bị vua quan bóc lột, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu kém phát triển. - Sau cách mạng tháng Tám người dân được làm chủ ruộng đất, nông dân được học hành, sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. - Từ sau đại hội Đảng VI năm 1980 đã đề ra chủ trương "đổi mới" các lực lượng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển mạnh mẽ do cải tiến lao động sản xuất áp dụng các thành tựu của KHCN vào lao động sản xuất nên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã phát triển vượt bậc. Hiện nay, Việt Nam là trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê hàng đầu thế giới. GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình. GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung NDCT đưa ra, lắng nghe phát biểu của HS. NDCT: Vì sao Việt Nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là một nước nông nghiệp kém phát triển? HS thảo luận theo nhóm. NDCT: Xin mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến. HS lắng nghe NDCT: Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay và trong tương lai? HS thảo luận. NDCT: Mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến. HS lắng nghe nhận xét của GV. 4. Củng cố và luyện tập: - GV tóm tắt nội dung bài 5. Hướng dẫn tự học ở nhà: - Về xem lại nội dung bài học. - Tìm hiểu trước các hoạt động cho giờ sau: Tìm hiểu về định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 49. Hướng nghiệp: TÌM HIỂU NGHỀ NÔNG NGHIỆP (TT) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1.Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của ngành sản xuất nông nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 2.Kĩ năng: - Biết liên hệ bản thân để chọn nghề. 3.Thái độ - Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Sưu tầm các thông tin về các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. - Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển nông nghiệp. 2. Học sinh: - Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông nghiệp. III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, hỏi đáp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 2. Tổng quan về các lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai. - Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới xuất hiện, thu hút đông đảo nhân lực của đất nước. - Các mặt hàng sản của Việt Nam ngày một tiến ra thị trường thế giới. GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình. GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung NDCT đưa ra, lắng nghe phát biểu của HS. NDCT: Đọc tổng kết sự phát triển các lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2006 cho cả lớp nghe. NDCT: Vì sao lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nước ta lại có những thành tựu quan trọng như vậy? HS thảo luận theo nhóm. NDCT: Bạn có thể rút ra được những kết luận gì qua các thông tin định hướng phát triển nghề nói trên như: Nhu cầu về lao động, yêu cầu về chất lượng lao động Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu chung của nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 3. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1. Đối tượng lao động chung: - Cây trồng. - Vật nuôi. 2. Nội dung lao động: Dùng sức lao động để áp dụng các biện pháp KHKT để biến đổi các đối tượng để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và tiêu dùng của con người. 3. Công cụ lao động: - Các công cụ đơn giản: cày cuốc, xe bò, thuyền gỗ.. - Các công cụ hiện đại: Máy cày, máy cấy, máy giặt, tàu đánh cá, các nhà máy chế biến.. 4. Điều kiện lao động. - Làm việc ngoài trời. - Bị tác động của thời tiết khí hậu như bão, lụt..... - Bị tác động của các loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc diệt cỏ, trừ sâu... 5. Nguyên nhân chống chỉ định y học: không nên theo nghề nếu bị - Bệnh phổi - Suy thận mãn tính - Thấp khớp, đau cột sống. - Bệnh ngoài da... 6. Vấn đề tuyển sinh a. Cơ sở đào tạo - Các trường công nhân kỹ thuật - Trường TH - Trường cao đẳng - Trường Đại học GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình. GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung NDCT đưa ra, lắng nghe phát biểu của HS. NDCT: Bạn cho biết đối tượng lao động của nghề là gì? HS phát biểu. NDCT: Nội dung lao động, công cụ lao động chung của nghề? HS phát biểu. NDCT: Điều kiện lao động của nghề? HS thảo luận. NDCT: Bạn biết gì về vấn đề tuyển sinh của nghề? HS phát biểu. 4. Củng cố và luyện tập: - GV tóm tắt nội dung bài 5. Hướng dẫn tự học ở nhà: - Về xem lại nội dung bài học. - Chuẩn bị trước bài hướng nghiệp “Tìm hiểu nghề bảo quản, chế biến” V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: