Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 42: Ôn tập chương 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 42: Ôn tập chương 7 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

Củng cố một số kiến thức cơ bản về:

• ĐCĐT và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

2. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Tiến trình dạy học

 

docx 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 42: Ôn tập chương 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/03/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 42 – ÔN TẬP CHƯƠNG 7
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
Củng cố một số kiến thức cơ bản về:
ĐCĐT và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
1. Năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.	
2. Phẩm chất	
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:	
GV: Giới thiệu chung kiến thức ôn tập phần ĐCĐT và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
 B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN ĐCĐT VÀ ỨNG DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố được kiến thức phần ĐCĐT và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
b) Nội dung: Học sinh củng cố kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.	
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS tự Trình bày khái niệm ĐCĐT?
Lấy ví dụ về phương tiện có sử dụng ĐCĐT.
Có những cách nào phân loại ĐCĐT? Lấy ví dụ từng loại?
Khi động cơ hoạt động, cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
GV: Yêu cầu hs lấy các ví dụ về các nguyên tắc.
GV: Nhiệm vụ của trục khuỷu?
GV: Sử dụng tranh vẽ phóng to hình 23.4 SGK giới thiệu cho HS thấy cấu tạo của trục khuỷu.
Em hãy cho biết cấu tạo của trục khuỷu?
Động cơ một xilanh thì có bao nhiêu cổ khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu?
Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì?
Tên các bộ phận và thứ tự truyền mômen từ động cơ qua các bộ phận đó đến bánh xe chủ động.
Đặc điểm của hệ thống truyền lực như thế nào để xe có thể di chuyển trên đường lầy lội?
Đặc điểm của hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả đã thực hiện.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chỉnh sửa bài báo cáo.
GV kết luận:
+ Động cơ: tạo ra động lực của xe máy.
+ Li hợp: ngắt, nối, truyền mô men quay đến
bánh sau của xe máy.
+ Hộp số: thay đổi mô men quay → thay đổi tốc độ của xe máy.
+ Xích hoặc Các đăng: truyền mô men quay từ trục động cơ đến bánh sau của xe máy.
+ Bánh xe sau là bánh xe chủ động.
I- NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG ĐCĐT
 ĐCĐT, hệ thống truyền lực, máy công tác là một tổ hợp thống nhất. Khi sử dụng ĐCĐT làm nguồn lực cho máy công tác cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Về tốc độ quay:
- Tốc độ quay của MCT = Tốc độ quay ĐCĐT → Nối trực tiếp qua khớp nối.
- Tốc độ quay của MCT ≠ Tốc độ quay ĐCĐT → Nối gián tiếp qua hộp số, đai xích.
* Nguyên tắc 2: Về công suất: Thỏa mãn điều kiện sau:
 NĐC = (NCT + NTT)K
Trong đó:
- NĐC: Công suất động cơ.
- NCT: Công suất máy công tác.
- NTT: Công suất tổn thất của hệ thống truyền lực.
- K: Hệ số dự trữ (K = 1,05 ÷ 1,5).
 Khi thỏa mãn nguyên tắc trên thì động cơ làm việc bình thường, hiệu quả.
II. TRỤC KHUỶU
1. Nhiệm vụ
- Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác.
- Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo: Gồm: 
+ Đầu trục khuỷu.
+ Thân trục khuỷu:
 - Cổ khuỷu: Trục quay của trục khuỷu.
 - Chốt khuỷu: lắp đầu to của thanh truyền.
 - Má khủy: nối cổ khuỷu với chốt khuỷu.
+ Đuôi trục khuỷu: lắp bánh đà.
 Trên má khuỷu thường lắp thêm đối trọng
III. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ
. Động cơ đặt ở đầu xe:
 * động cơ đặt trươc buồng lái
- Ưu điểm : Lái xe ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn và nhiệt thải của động cơ, dễ bảo dưỡng động cơ
- NĐ : Hạn chế tầm quan sát bởi mui xe nhô ra phía trước
* Động cơ đặt trong buồng lái :
- ƯĐ : Không hạn chế tầm quan sát
b. Hộp số
- Hộp số có nhiệm vụ:
+ Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe.
+ Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe.
+ Ngắt đường truyền mômen tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
- Cấu tạo: Gồm các bánh răng có đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một.
c. Truyền lực cacđăng
 Các đăng có nhiệm vụ truyền mômen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe.
d. Truyền lực chính
- Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc của xe sang phương ngang xe.
- Giảm tốc độ, tăng mômen quay.
C1
C2
C3
C4
C5
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao 
b) Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Yêu cầu HS tự thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức phần ĐCĐT.
- Sử dụng đàm thoại nêu vấn đề, GV giúp HS nắm được cấu tạo chung của ĐCĐT gồm mấy cơ cấu, hệ thống, tên gọi và nhiệm vụ của chúng ; nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT, cấu tạo chung của một thiết bị động lực gồm 3 cụm v.v...
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh hoàn thành tốt bài tập vận dụng.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi phần cuối bài: Câu hỏi ôn tập phần chế tạo cơ khí.
HS: Trình bày câu trả lời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_42_on_tap_chuong_7_nam_hoc_202.docx