Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 32, Bài 26: Hệ thống làm mát - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 32, Bài 26: Hệ thống làm mát - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.

2. Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

1. Về kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống làm mát.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).

+ Máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.

1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi:

- Vì sao cần có hệ thống làm mát? Nếu không có hệ thống này, động cơ đốt trong có thể hoạt động được không?

- Hệ thống làm mát được đặt ở đâu? Theo có những cách nào làm mát cho động cơ đốt trong?

 

docx 5 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 32, Bài 26: Hệ thống làm mát - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/02/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 32 - Bài 26
HỆ THỐNG LÀM MÁT
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát. 
Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
3. Về phẩm chất	
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống làm mát. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).
+ Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.
1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi:
- Vì sao cần có hệ thống làm mát? Nếu không có hệ thống này, động cơ đốt trong có thể hoạt động được không?
- Hệ thống làm mát được đặt ở đâu? Theo có những cách nào làm mát cho động cơ đốt trong? 
1.3. Sản phẩm: HS: Trình bày câu trả lời.
- Khi động cơ làm việc, động cơ sẽ bị nóng lên và sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ nên cần có hệ thống làm mát.
- Hệ thống làm mát được đặt ở gần xilanh của động cơ. Phân loại hệ thống làm mát theo những cách sau:
+ Theo môi chất làm mát - làm mát bằng nước, làm mát bằng không khí, làm mát bằng  dầu và làm mát bằng các dung dịch đặc biệt.
+ Theo phương pháp làm mát – làm mát bằng nước bay hơi, làm mát bằng đối lưu tự  nhiên, làm mát cưỡng bức.
+ Theo đặc điểm cấu tạo của hệ thống làm mát – hệ thống làm mát trực tiếp (hệ thống làm  mát hở) và hệ thống làm mát gián tiếp (hệ thống làm mát kín).
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống làm mát.
2.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí.
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
? Kể tên các phương pháp làm mát?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, tìm đáp án trả lời câu hỏi.
- HS dựa vào SGK và kiến thức đã chuẩn bị ở nhà.
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khuyến khích các bán xung phong, trả lời.
- GV thể chế hóa kiến thức
I- Nhiệm vụ- phân loại
1. Nhiệm vụ:
- Giữ cho các chi tiết ở nhiệt độ cho phép
2. Phân loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước
+ Hệ thống làm mát bằng không khí
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức.
3.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức.
3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ trên cơ sở đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.
- GV: Chiếu clip về hệ thống bôi trơn. 
? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận câu hỏi theo nhóm được phân công.
- GV hổ trợ các bạn trong quá trình thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý, hoàn thiện bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt lại kiến thức.
- GV đánh giá kết quả buổi học.
- Chiếu hình mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
II- Hệ thống làm mát bằng nước:
1. Cấu tạo
- Hệ thống làm mát bằng nước được chia làm 3 loại: bốc hơi, đối lưu tự nhiên, và tuần hoàn cưỡng bức.
* Cấu tạo của động cơ làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
1: Động cơ(thân máy)
2: Ngăn phân phối nước lạnh
3: Đường ống nước nóng ra khỏi động cơ
5: Két nước 
6: Quạt gió
7: Bơm
8: Puli
- Ngoài ra còn các bộ phận: van hằng nhiệt, két làm mát dầu, giàn ống của két nước, nắp máy, đai truyền.
2. Nguyên lý làm việc.
- Động cơ làm việc, nước trong áo nóng dần lên.
- Bơm sẽ tạo ra sự tuần hoàn của nước làm mát.
* Khi nhiệt độ nước ở giá trị cho phép: 
(Van hằng nhiệt đóng đường thông với két nước mà mở đường thông với ống nối với bơm)
+ Nước ở áo nướcàbơm à ngăn phân phối nướcà Đường ống đi làm mátà Van hằng nhiệtà đường ống nối tắt àáo nước
* Khi nhiệt độ nước xấp xỉ giá trị cho 
phép:(Van hằng nhiệt mở cả 2 đường, đường thông với bơm và đường thông tới két làm mát)
+ Nước ở áo nướcàbơm à ngăn phân phối nướcà Đường ống đi làm mátà Van hằng nhiệtà két làm mát àáo nước Ống nối tắt
* Khi nhiệt độ nước vượt quá giá trị cho 
phép:((Van hằng nhiệt mở đường thông tới két 5, đóng đường thông với ống nối với bơm)
+ Nước ở áo nướcàbơm à ngăn phân phối nướcà Đường ống đi làm mátà Van hằng nhiệtà két làm mátà áo nước.
4. Hoạt động 4. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí 
4.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng không khí.
42. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
4.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: phần này cô yêu cầu các em đọc thật kỹ phần III trong 3p và hãy cho biết: 
? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông làm mát bằng không khí?
? Dự kiến các câu hỏi cần hỏi về nội dung III?
- Sau 3p thầy sẽ gọi một bản trả lời, cùng các câu hỏi của các em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc kĩ SGK và nghiên cứu câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác cho ý kiến góp ý cho hoàn thiện nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Chiếu hình ảnh về hoạt động của hệ thống làm mát bằng không khí
Câu hỏi dự kiến:
? Động cơ xe máy được làm mát bằng nước , đúng hay sai?
? Vì sao có quạt gió và tấm hướng gió, các cánh tản nhiệt lại có thể nhận nhiều không khí hơn?
? Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?
III- Hệ thống làm mát bằng không khí:
1. Cấu tạo:
+ Có các cánh tản nhiệt, đúc bao ngoài thân Xilanh, nắp máy
+ Để có nhiều không khí qua cánh tản nhiệt chế tạo thêm tấm hướng gió, quạt gió và vỏ bọc.
+ Cấu tạo bao gồm:
1: Quạt gió
2: Mặt Xilanh
3: Tấm hướng gió
4: Cánh tản nhiêt
5: Đường ra của không khí
2. Hoạt động:
+ Khi động cơ đốt trong làm việc nhiệt từ động cơ sẽ được tản ra không khí nhờ các cánh tản nhiệt.
+ Nhờ thêm quạt hoặc tấm hướng gió hay vở bọcàLượng gió tăng và gió được phân bố đồng đều.
5. Hoạt động 5. Luyện tập 
5.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao.
5.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
- GV: ? Có nên tháo yếm xe khi sử dụng không? Tại sao? Để động cơ hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ nên bảo dưỡng hệ thống làm mát như thế nào?
5.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi:	
Không nên tháo yếm xe khi sử dụng vì yếm xe có tác dụng làm tăng lượng không khí vào hệ thống làm máy bằng không khí giúp cho động cơ đc làm mát nhanh hơn. Để động cơ hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ nên thường xuyên thay nước làm mát cho động cơ và vệ sinh quạt gió. 
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ hệ thống làm mát bằng không khí
5.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ hệ thống làm mát bằng không khí
5.3. Sản phẩm: HS vẽ được sơ đồ hệ thống làm mát bằng không khí:
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện phần nội dung.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ hệ thống làm mát bằng không khí.
d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_32_bai_26_he_thong_lam_mat_nam.docx