Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 39, Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ôtô - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 39, Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ôtô - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ ĐCĐT dùng cho ô tô”, “ Nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT cho ô tô”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33 - phần I - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 33.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Tiến trình dạy học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.

b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

 

docx 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 39, Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ôtô - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 39 - Bài 33
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO ÔTÔ
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
- Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức
 - Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.
2. Năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.	
3. Phẩm chất	
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ ĐCĐT dùng cho ô tô”, “ Nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT cho ô tô”.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33 - phần I - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 33.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:	
GV: ĐCĐT trong trong giao thông được dùng phần lớn các loại xe, tàu, máy bay. . . Riêng đối với ôtô, ĐCĐT được tất cả các nước trên thế giới sử dụng để chế tạo ôtô. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của ĐCĐT trong ôtô chúng ta nghiên cứu bài 33
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Biết được đặc điểm cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô	
b) Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
I./ Đặc điểm và cách bố trí động cơ:
1./ Đặc điểm:
- Tốc độ quay cao.
- Kích thước nhỏ gọn.
- Thường được làm mát bằng nước
2./ Cách bố trí động cơ:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật.
- Đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
- Sử dụng, bảo dưỡng dễ dàng.
- Thuận tiện cho việc điều khiển.
- Bố trí hệ thống truyền lực hợp lí.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng trên ô tô?
- Nhóm 2: Nêu ưu và nhược điểm cách bố trí động cơ ở đầu ô tô? 
- Nhóm 3: Nêu ưu và nhược điểm cách bố trí động cơ ở đuôi xe?
- Nhóm 4: Nêu ưu và nhược điểm của cách bố trí ĐC ở giữa xe?
GV dự kiến câu hỏi:
GV: ĐCĐT dùng trên ôtô thường có những đặc điểm gì?
- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì cần có tốc độ cao?
- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì cần có kích thước nhỏ gọn?
- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì thường được làm mát bằng nước?
GV: Tại sao phải có những yêu cầu khi bố trí động cơ đốt trong trên ôtô?
- GV: Trình bày các yêu cầu kĩ thuật khi bố trí động cơ đốt trong trên ôtô?
- GV: Em hãy nêu các cách bố trí động cơ đốt trong má em biết?
+ Bố trí động cơ ở đầu xe có mấy loại?
+ Đặc điểm cách bố trí động cơ ở trước buồng lái? Ưu, nhược điểm của cách bố trí này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận theo từng nhóm được phân công.
- Thời gian thảo luận: 7 phút
Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực
a. Li hợp:
* Ngắt, nối và truyền mô men từ động cơ đến hộp số
1-Moay-ơ đĩa ma sát 
2-Đĩa ép
3-Vỏ li hợp
4-Đòn mở
5-Bạc mở
6-Trục li hợp
7-Đòn bẩy
8-Lò xo
9- Đĩa ma sát
- Nhiệm vụ:
+ Dùng để ngắt, nối và truyền moment từ động cơ đến hộp số.
- Cấu tạo:
- Nguyên lí làm việc:
+ Bộ phận chủ động: Bánh đà.
+Bộ phận bị động: Đĩa ma sát.
+ Khi điều khiển đĩa ma sát áp sát vào bánh đà, do lực ma sát bề mặt lớn chúng sẽ liên kết với nhau thành một khối nhờ vậy moment truyền từ bánh đà đến trục li hợp kết hợp với tác động vào số làm cho ôtô chuyển động.
b. Hộp số :
* Nhiệm vụ :
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Thay đổi chiều chuyển động
- Ngắt đường truyền mô men từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
* Nguyên lý làm việc: 
- Nếu mô men truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ sang bánh răng có đường kính lớn thì tốc độ quay sẽ giảm và ngược lại.
- Muốn đảo chiều quay chỉ cần đảo trục bị động( lắp một bánh răng trung gian vào giữa cặp bánh răng cho tốc độ thấp nhất)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- GV: Chia 4 nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Thực hiện nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ, nêu các bộ phận chính của li hợp ma sát.
- Nhóm 2: Nhiệm vụ 2: Nêu nhiệm vụ và giải thích nguyên lí làm việc của li hợp ma sát?
- Nhóm 3: Nhiệm vụ 3: + Vẽ sơ đồ cấu tạo hộp số ba cấp tốc độ.
+ Nêu các bộ phận chính của hộp số ba cấp tốc độ?
- Nhóm 4: Nêu nhiệm vụ và giải thích nguyên lí làm việc của hộp số ba cấp tốc độ?
- GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung phần II - 4.a,b - Bài 33 SGK trong 10p , sau đó thực hiện nhiệm vụ? Đặt ra những câu hỏi em cần được giải đáp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập
- HS trình báo cáo.
- Các Hs khác đặt câu hỏi, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Quan sát vị trí của li hợp trong hình em có nhận xét gì?
- GV: Li hợp trên ôtô có nhiệm vụ gì?
- GV treo tranh vẽ và hướng dẫn HS quan sát cấu tạo các chi tiết trong bộ li hợp. Kết hợp giảng về cấu tạo và nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ thống.
- GV: Giảng bài theo tranh vẽ, còn HS theo dõi và ghi chép.
? Nêu nhiệm vụ của hộp số?	
? Hộp số được cấu tạo như thế nào?
- GV: Chuẩn hóa kiến thức, giải thích nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của li hợp ma sát, hộp số ba cấp tốc độ.
C1
C2
C3
C4
C5
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao 
b) Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Nhận xét ưu nhược điểm của các cách bố trí động cơ trên ôtô?
- HS: Trình bày câu trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh hoàn thành tốt bài tập vận dụng.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: ? Trình bày đặc điểm truyền momen quay từ hộp số đến cầu sau ôtô? Có phương án nào thay thế cặp bánh răng côn 1, 2 không?
- Khi xe quay vòng thì bộ vi sai hoạt động như thế nào?
- HS: Trình bày câu trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_39_bai_33_dong_co_dot_trong_du.docx