Giáo án Công nghệ 11 - Bài 15: Vật liệu cơ khí

Giáo án Công nghệ 11 - Bài 15: Vật liệu cơ khí

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

 Biết được tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

 Biết được thành phần và công dụng của một số loại vật liệu vô cơ dùng trong ngành cơ khí.

2.Kĩ năng

 Nhận dạng được một số tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu cơ khí.

3.Thái độ

- Qua bài, biết được tính chất, ứng dụng một số vật liệu trong thực tế cuộc sống

 => Yêu môn học hơn

II. Nội dung học tập

Bài giảng gồm 2 nội dung:

- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu

- Một số loại vật liệu thông dụng

III. Chuẩn bị

1.Giáo viên

- Nghiên cứu nội dung bài 15 Sgk

- Nghiên cứu nội dung bài 18 Sgk Công Nghệ 8

- Sưu tầm một số thong tin về việc sử dụng vật liệu trong ngành cơ khí.

 

docx 105 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 7541Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Bài 15: Vật liệu cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2: CHẾ TẠO CƠ KHÍ
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
Tuần dạy:19
Tiết: 19 - Bài:15
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
Biết được thành phần và công dụng của một số loại vật liệu vô cơ dùng trong ngành cơ khí.
2.Kĩ năng
Nhận dạng được một số tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu cơ khí.
3.Thái độ
Qua bài, biết được tính chất, ứng dụng một số vật liệu trong thực tế cuộc sống 
 => Yêu môn học hơn 
II. Nội dung học tập
Bài giảng gồm 2 nội dung:
Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Một số loại vật liệu thông dụng
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nghiên cứu nội dung bài 15 Sgk
Nghiên cứu nội dung bài 18 Sgk Công Nghệ 8
Sưu tầm một số thong tin về việc sử dụng vật liệu trong ngành cơ khí.
2.Học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 
2.Kiểm tra miệng (không kiểm tra)
3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Vào bài
GV: Ở lớp 8 các em đã biết về một số vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và tính chất chung của chúng. Để hiểu rõ hơn về vật liệu cơ khí chúng ta nghiên cứu bài 15
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tính
 chất đặc trưng của vật liệu
GV: Em hãy nêu tính chất của một số loại vật liệu cơ khí thường dùng?
HS: Trả lời
GVKL: Vật liệu có nhiều tính chất khác nhau như độ bền, độ dẻo, độ cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt,Phần này chỉ tìm hiểu ba tính chất cơ học đặc trưng là độ bền, độ dẻo và độ cứng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm độ
 bền và độ dẻo
GV: Độ bền là gì? Đặc trưng cho độ bền?
HS: Trả lời
GV: Làm thế nào để xác định độ bền của vật liệu?
HS: Trả lời
GV: Độ dẻo là gì? Đặc trưng cho độ dẻo?
HS: Trả lời
GV: Làm thế nào để xác định độ dẻo của vật liệu?
HS: Trả lời
Hoạt động 4: Tìm hiểu về độ cứng và
 các đơn vị đo độ cứng
GV: Em hiểu thế nào là độ cứng?
GV: Đại lượng đặc trưng cho độ cứng?
GV:Làm thế nào để biết được độ cứng của vật liệu? 
GV: Nêu thêm cách thử độ cứng trong kỹ thuật.(dùng máy thử)
GV: Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu?
HS: Mỗi chi tiết máy đều có yêu cầu về độ bền,độ dẻo, độ cứng nhất định.Vì vậy, để chọn được vật liệu phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của chi tiết cần phải biết các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu.
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số loại vật liệu thường dung trong ngành chế tạo cơ khí
GV: Thành phần, tính chất và ứng dụng của vật liệu vô cơ?
HS: Trả lời
GV: Em hãy kể tên một số chi tiết máy được chế tạo từ vật liệu phi kim?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu thành phần, tính chất và ứng dụng của vật liệu hữu cơ?
HS: Trả lời
GV: Vật liệu compozit là gì?
HS: trả lời
GV: Thành phần, tính chất và ứng dụng của vật liệu compozit?
HS: trả lời
GV: Cácbít là gì?
HS: Trả lời
GV: Là hỗn hợp của cacbon với kim loại cứng như: W, Ti, Ta
I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí
1. Độ bền
- Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
- Đặc trưng cho độ bền: giới hạn bền σb
+ Giới hạn bền kéo σbk (N/mm2).
+ Giới hạn bền nén σbn
2. Độ dẻo
- Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
- Đặc trưng cho độ dẻo: độ dãn tương đối δ (%).
3. Độ cứng
- Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng.
+ Độ cứng Brinen (HB): đo vật liệu có độ cứng thấp.
+ Độ cứng Rocven (HRC): đo vật liệu có độ cứng TB hoặc cao.
+ Độ cứng Vicker (HV): đo vật liệu có độ cứng cao.
II. Một số vật liệu thông dụng
1. Vật liệu vô cơ
- Thành phần: Hợp chất hóa học của các ng KL+ ng không phải KL hoặc các ng không phải KL kết hợp với nhau.
VD: Gốm Côranhđông
- Tính chất: Cứng, bền nhiệt cao (2000-30000C).
- Ứng dụng: Chế tạo đá mài, mảnh dao cắt, chi tiết máy trong thiết bị sản xuất sợi dùng trong công nghiệp.
2. Vật liệu hữu cơ
* Nhựa nhiệt dẻo
- T/p: hợp chất hc tổng hợp.
VD: Pôliamit(PA)
- T/c: Chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện, gia công nhiệt nhiều lần, bền và khả năng chống mài mòn cao.
- Ư d: chế tạo bánh răng cho thiết bị kéo sợi.
*Nhựa nhiệt cứng
- T/p: hợp chất hc tổng hợp
VD:Êpoxi, polieste không no.
- T/c: Không chảy ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, cứng, bền.
Ư/d: Chế tạo tấm lắp cầu dao điện, vỏ bút máy, kết hợp với sợi thủy tinh chế tạo vật liệu compozit.
3. Vật liệu compozit
*Nền là kim loại
- Cốt là các loại Cácbit liên kết với nhau nhờ côban.
VD: WC, TiC, TaC
- T/c: Cứng, bền, bền nhiệt cao(800-10000C)
- Ư/d: Dụng cụ cắt trong cắt gọt kim loại.
* Nền là Êpoxi
- Cốt là cát vàng và sỏi
+ Cứng, bền
+ Chế tạo thân máy công cụ.
- Cốt là nhôm oxit hình cầu có thêm sợi cacbon
+ Bền rất cao, nhẹ.
+ Chế tạo cánh tay người máy, nắp máy, cánh máy bay.
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
1/Nêu tính chất cơ học đặc trưng trong ngành chế tạo cơ khí?
Đáp án: Độ bền, độ cứng và độ dẻo
2/ Thành phần và tính chất củavật liệu vô cơ?
Đáp án: Thành phần: Hợp chất hóa học của các ngtố KL+ ngtố không phải KL hoặc các ngtố không phải KL kết hợp với nhau.
VD: Gốm Côranhđông
- Tính chất: Cứng, bền nhiệt cao (2000-30000C).
3/Thành phần, tính chất và ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo?
Đáp án: - T/p: hợp chất hc tổng hợp.
VD: Pôliamit(PA)
- T/c: Chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện, gia công nhiệt nhiều lần, bền và khả năng chống mài mòn cao.
- Ư d: chế tạo bánh răng cho thiết bị kéo sợi.
4/ Thành phần, tính chất và ứng dụng của vật liệu compozit nền là kim loại?
Đáp án: - Cốt là các loại Cácbit liên kết với nhau nhờ côban.
VD: WC, TiC, TaC
- T/c: Cứng, bền, bền nhiệt cao(800-10000C)
- Ư/d: Dụng cụ cắt trong cắt gọt kim loại.
2.Hướng dẫn học tập
Trả lời các câu hỏi SGK
Đọc phần Thông tin bổ sung.
Xem trước nội dung bài 16 “ Công nghệ chế tạo phôi”
VI. Phụ lục
Tuần dạy:19+20
Tiết: 20+21 - Bài:16
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
(Tích hợp ƯP_BĐKH)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Bản chất của công nghệ tạo phôi bằng phương pháp đúc, cụ thể là đúc trong khuôn cát
Bản chất của công nghệ tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực, hàn
2.Kĩ năng
Có thể nhận biết các sản phẩm trên thực tế được chế tạo từ phương pháp đúc và gia công bằng áp lực.
3.Thái độ
Làm việc theo qui trình
Tuân thủ các qui định về an toàn lao động
II. Nội dung học tập
Bài giảng gồm 2 nội dung:
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nghiên cứu nội dung bài 16 Sgk
Nghiên cứu các thong tin lien quan đến các phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn.
Tranh vẽ phóng to hình 16.1, 16.2
Một số sản phẩm được chế tạo bằng các phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn.
2.Học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 
2.Kiểm tra miệng 
Nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu hữu cơ polime dùng trong ngành cơ khí.
Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu compozit dùng trong ngành cơ khí.
3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Vào bài
Trong cơ khí để dảm bớt thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động phải có phôi. Vậy:
Chi tiết là gì? (là phần nhỏ nhất không thẻ tách rời có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặtthoả mãn với yêu cầu kĩ thuật đề ra)
Phôi là gì? (là đối tượng gia công để thu được chi tiết nó có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặtthoả mãn với yêu cầu kĩ thuật đề ra)
Có rất nhiều phương pháp tạo ra phôi, trong bài này ta tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng pương pháp đúc
GV: Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết?
HS: Tượng đồng, trống đồng, quả tạ
GV: Thế nào gọi là đúc?
+ Kim loại ở trạng thái nào? Vì sao?
(Dạng lỏng do được nấu nóng chảy)
 + Dùng cách nào để định hình dạng cho sản phẩm? ( Đổ kim loại lỏng vào khuôn)
 + Khuôn được làm bằng vật liệu gì? (Cát, đất sét hay kim loại )
GV:tóm tắt đưa ra khái niệm đúc
GV: Trong thực tế có những phương pháp đúc nào?
(Dựa vào khuôn đúc có các phương pháp đúc khác nhau) 
+ Đúc trong khuôn cát.
+ Đúc trong khuôn kim loại.
GV: Em hãy nêu các ưu điểm của phương pháp đúc?
GV:Theo em pp đúc có gây ô nhiễm môi trường không?
HS: Không khí do bụi của khuôn, khi nấu kim loại sẽ thải ra những hợp chất độc hại như:SO2, CO2, SO3...
Hoạt động 3:Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng pương pháp đúc trong khuôn cát
GV: Muốn đúc một vật, người ta phải làm gì?
HS: đọc SGK, suy nghĩ trả lời
GV: - Mẫu đúc dùng để làm gì?
- Tại sao phải làm lõi?
- Khuôn được làm như thế nào?
- Chất trợ dung có tác dụng gì?
- Ngoài việc tạo phôi cho gia công cắt gọt, em hãy cho biết đúc có thể chế tạo được các sản phẩm khác không? Cho ví dụ minh họa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản chất, ưu, nhược điểm và ứng dụng của công nghệ chế tạo phôi bằng pương pháp gia công áp lực
GV:
Kim loại biến dạng khi nào?
(Nấu chảy hoặc ngoại lực tác dụng).
Em hãy nêu bản chất của gia công áp lực?
Em hãy nêu đăc điểm của gia công áp lực?
Em hãy kể tên các sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực?
(dao, cuốc, xẻng.)
Có mấy phương pháp gia công áp lực?
(Rèn tự do, dập thể tích, kéo sợi kim loại)
GV: Có nhiều phương pháp gia công áp lực, dưới đây ta tìm hiểu phương pháp rèn tự do và dập thể tích
GV: Em hãy so sánh rèn tự do và dập thể tích?(Về bản chất, đặc điểmvà phạm vi ứng dụng)
( Giống: đều là pp gia công biến dạng. Khác: Biến dạng tự do và biến dạng trong khuôn)
GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực?
GV: Hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và phương pháp gia công áp lực.
Đúc là gia công kim loại ở trạng thái lỏng.
Gia công áp lực là gia công kim loại ở trạng thái rắn.
GV:PP rèn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
HS: Tiếng ồn, hơi nóng, bụi..
Hoạt động 5: Tìm hiểu bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng pương pháp hàn
GV: Bản chất của hàn?
HS: trả lời
GV: Hãy kể tên các phương pháp hàn mà em biết.
HS: trả lời
GV: Hàn hơi và hàn hồ quang tay khác nhau ở những điểm nào?
HS: Trả lời
GV: Ưu và nhược của pp hàn?
GV:PP hàn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
HS: trả lời
I. Công nghệ chế tạo phôi bằng pp đúc 
1. Bản chất
- Nấu chảy kim loại→ rót kim loại lỏng vào khuôn→kim loại nguội và kết tinh thu được vật đúc có hình dạng và kích thước giống lòng khuôn.
2. Ưu và nhược điểm
*Ưu:
Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
Có thể đúc được các vật có khối lượng nhỏ hoặc rất lớn. 
Đúc được các vật có hình dạng phức tạp mà các phương pháp khác khó thực hiện
Nhiều pp đúc có độ chính xác cao →tiết kiệm kim loại.
* Nhược: Tạo ra các khuyết ...  36.1 SGK.
- Hãy cho biết tên các máy nông nghiệp và công dụng của chúng trong nông nghiệp?.
- Liên hệ thực tế?
- HS: quan sát hình 36.1 và liên hệ thực tế để trả lời.
? Quan sát hình 36.1 SGK liên hệ thực tế cho biết máy nông nghiệp thường làm việc trong điều kiện nào?.
- HS: Lầy lội, trơn trợt, mức cản lớn, đi lại khó khăn.
?. Động cơ dùng cho máy nông nghiệp là loại động cơ gì?
HS: Động cơ điezen
?. Vì sao lại dùng động cơ điezen mà không dùng động xăng?
Hãy nêu những đặc điểm của động cơ đốt trong dug cho máy nông nghiệp?
GV gợi ý: công suất, tốc đổ?, các hệ thống?
- Vì sao hệ số dư công suất phải lớn?
HS: - Liên hệ điều kiện làm việc
- Bánh, xích chủ động?.
* Dựa vào hình 36.1 và liên hệ thực tế GV giới thiệu.
- Máy canh tác 36.1a, b; máy thu hoạch 36.1c; máy vận chuyển 36.1d trong SGK nêu ưu điểm của máy kéo có thể dùng cày, bừa, vận chuyển kéo mooc để vận chuyển.
=> Máy kéo có thể lắp thêm các thiết bị, các dụng cụ canh tác khác nhau để thực hiện các tính năng khác nhau?.
Hoạt động 3:Giới thiệu chung về máy nông nghiệp
Hãy nêu nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp?.
- Để máy công tác làm việc được cần có điều kiện gì?
HS: Hệ thống truyền lực.
Hoạt động 4:Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi
Quan sát hình 36.2 hãy cho biết các bộ phận chính của hệ thống truyền lực máy kéo bánh hơi?.
- HS quan sát hình và nêu các bộ phận chính.
?. Trên cơ sở hệ thống truyền lực trên ô tô hãy nêu quá trình truyền lực trên máy kéo bánh hơi?.
- HS quan sát hình 36.2 và liện hệ bài 33 trả lời
- Vì sao phải bố trí hai bánh xe chủ động? Truyền lực cuối cùng và hộp số phân phối?.
(à vì vậy thay bánh lồng để cày ruộng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam).
- Máy kéo làm việc, chuyển động tốc độ thấp, lầy lội à dễ qúa tải, trơn trợt, nhiều chức năng.
Hoạt động 5:Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo xích
- Nêu các bộ phận chính trên hệ thống truyền lực của máy kéo bánh xích?.
- HS quan sát hình 36.3 SGK và đọc sách để trả lời.
- Em hãy mô tả quá trình truyền lực từ động cơ tới bánh sau chủ động, xích?.
- Máy kéo có bánh xích quay vòng như thế nào?
- Nêu đặc điểm làm việc của máy kéo bánh xích? (GV do điều kiện làm việc mà cấu tạo phải phù hợp).
HS: - Cơ cấu quay vòng
I. Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
1. Công dụng: Dùng cho các máy như: máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt, đập liên hợp
2. Đặc điểm
- Động cơ điezen
- Công suất không lớn, tốc độ trung bình.
- Làm mát bằng nước
- Khởi động bằng tay hoặc dùng động cơ phụ.
- Hệ số dư công suất lớn.
- Bánh, xích là bánh chủ động.
II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp
1. Nguyên tắc
A. Hệ thống truyền lực trên của máy kéo bánh hơi
1. Các bộ phận chính: (SGK)
2. Nguyên tắc làm việc
3. Đặc điểm riêng của máy kéo
- Tỷ số truyền mômen từ đọng cơ tới bánh xe chủ động lớn.
- Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
- Phân phối mômen đến bánh xe chủ động có thể trực tiếp từ hợp số chính hoặc qua hợp số phân phối.
- Có trục trích công suất.
B. Hệ thống truyền lực trên máy kéo xích
1. Các bộ phận chính: (SGK)
2. Nguyên tắc làm việc
3. Đặc điểm riêng
- Quay vòng à giảm tốc độ lăn của một trong hai bánh xích máy kéo sẽ quay vòng về phía đai xích đè.
- Quay vòng tại chỗ: nếu chênh lệch tốc độ của hai đai xích càng lớn thì góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tại chỗ khi có một giải xích đứng yên.
- Mômen quay rất lớn.
=> Cơ cấu quay vòng giúp thay đổi hướng chuyển động của máy kéo.
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích.
2.Hướng dẫn học tập
Trả lời các câu hỏi SGK
Xem trước nội dung bài 37 “ Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện”
VI. Phụ lục
Tuần dạy:32
Tiết: 46- Bài:37
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong dùng chomáy phát điện.
Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
2.Kĩ năng
Nhận biết được các vị trí, các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên máy phát điện.
3.Thái độ
Ý thức trong học tập và tìm hiểu thực tế về máy phát điện.
Có hứng thú trong học tập
II. Nội dung học tập
Bài giảng gồm 2 nội dung:
Đặc điểm của động cơ đốt trong kéomáy phát điện.
 Đặc điểm của hệ thống truyền lực .
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nghiên cứu nội dung bài 37 Sgk
Tranh vẽ phóng to từ hình 37.1 Sgk 
2.Học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 
2.Kiểm tra miệng
Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích.
3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Vào bài
 Chúng ta đã biết ĐCĐT được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ Ngoài ra ĐCĐT còn được ứng dụng rộng rãi để chạy các máy phát điện phục vụ trong sản xuất và trong đời sống. Để hiểu rõ ứng dụng của ĐCĐT cho các máy nông nghiệp như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài 37.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về máy phát điện kéo bằng ĐCĐT
?-Hãy cho biết máy phát điện dùng động cơ đốt trong được sử dụng ở đâu?
?-Quan sát cụm động cơ - máy phát, hãy cho biết nguyên tắc chung để nối cụm này?
-Hãy nhận xét về cách nối trên?
HS: Đơn giản, chất lượng dòng điện cao.
?-So sánh tốc độ quay của động cơ và máy phát điện?
HS: Tốc độ quay của động cơ và máy phát điện bằng nhau.
?-Có thể nối dán tiếp qua dây đai, hộp số, xích được không? Sử dụng trong trường hợp nào?
HS: trong những trường hợp không đòi hỏi dòng điện có chất lượng cao có thể nối dán tiếp qua dây đai, hộp số hoặc xích.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về đặc điểm của động cơ
.-GV yêu cầu HS đọc mục I trang 153 sgk.
?-Về nguyên tắc có thể sử dụng loại động cơ nào để kéo máy phát điện?
HS: Thường sử dụng động cơ xăng hoặc điêzen.
?-Để kéo được máy phát diện thì công suất của động cơ so với công suất của máy phát phải thoả mãn điều kiện gì?
HS: Có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện.(lớn hơn hoặc bằng)
?-Chất lượng dòmg điện phụ thuộc vào đại lượng nào?
HS: Tần số dòng điện.
?-Tần số dòng điện ổn định phụ thuộc vào các đại lượng nào?
HS: Tốc độ quay của động cơ và máy phát phải ổn định nhờ bộ điều tốc.
Hoạt động 4:Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống truyền lực
?-Máy phát điện có nhu cầu phải đổi chiều quay như hệ thống truyền trên các máy khác không? Có cần bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực không?
HS: Không có nhu cầu phải đổi chiều quay. Không có bộ phận điều khiển mà nối qua máy phát bằng khớp nối.
* Máy phát điện dùng động cơ đốt trong là máy phát điện dùng ở những cơ sở sản xuất, gia đình nơi không có điện lưới quốc gia. Dự phòng trong cơ sở sản xuất, khách sạn, gia đình phòng khi mất điện.
* Nguyên tắc:
-Động cơ (1)àkhớp nối (2)à máy phát điện (3), toàn bộ đặt trên giá đỡ (4).
I. Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện
-Thường sử dụng động cơ xăng hoặc điêzen. Có công suất “phù hợp” với công suất của máy phát điện.
-Tốc độ quay của động cơ phải phù hợp với tộc độ của máy phát điện.
-Có bộ điều tốc để động cơ và máy phát ổn định tộc độ.
II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực
1. Đặc điểm
-Không có nhu cầu phải đổi chiều quay.
-Hệ thống truyền lực đơn giản, không có bộ phận điều khiển mà nối qua máy phát bằng khớp nối.
2. Yêu cầu khớp nối
-Khớp nối mềm
-Khớp nối thủy lưc
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
Nêu các bộ phận của cụm máy phát điện có sử dụng ĐCĐT.
Nêu đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện.
Nêu đặc điểm của hệ thống truyền lực.
2.Hướng dẫn học tập
Trả lời các câu hỏi SGK
Xem trước nội dung bài 39 “ Ôn tập”
VI. Phụ lục
Tuần dạy:33
Tiết: 47+48 - Bài:39
ÔN TẬP
PHẦN – CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Củng cố một số kiến thức cơ bản về chế tạo cơ khí; ĐCĐT và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
2.Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần chế tạo cơ khí và ĐCĐT.
3.Thái độ
Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập. Rèn luyện tư duy logic, tính sáng tạo,tích cực.
II. Nội dung học tập
Bài giảng gồm 2 nội dung:
Hệ thống hóa kiến thức
Câu hỏi ôn tập
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nghiên cứu nội dung bài 39 Sgk
Xem lại nội dung phần Chế tạo cơ khí và ĐCĐT
2.Học sinh
Đọc trước nội dung bài học ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 
2.Kiểm tra miệng 
Nêu các bộ phận của cụm máy phát điện có sử dụng ĐCĐT.
Nêu đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện.
Nêu đặc điểm của hệ thống truyền lực.
3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Hệ thống hóa kiến thức phần chế tạo cơ khí
Giới thiệu sơ đồ trong mục I; II SGK trên tranh vẽ khổ to.
Yêu cầu từng học sinh trả lời theo nội dung từng phần
Cấu tạo chung của ĐCĐT
Nhiệm vụ 
Phân loại 
Cấu tạo chung
Nguyên lí làm việc
Thực hành tham quan
Ứng dụng của ĐCĐT
Cấu tạo chung của thiết bị
Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho thiết bị
Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực
Thực hành tham quan
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập
Vì sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu?
Nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra.
Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những biện pháp gì?
Nêu đặc điểm và cách bố trí động cơ trên xe máy?
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.
Nêu nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
Nêu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
Nêu cấu tạo của hệ thống phun xăng.
I. Phần chế tao cơ khí
Vật liệu cơ khí 
Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Một số loại vật liệu thông dụng
Công nghệ chế tạo phôi
Đúc
Gia công áp lực( Rèn tự do, dập thể tích)
Hàn 
Công nghệ cắt gọt kim loại
Nguyên lí cắt và dao cắt
Gia công trên máy tiện
Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
Máy tự động và dây chuyền tự động
Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
II. Phần động cơ đốt trong
1. Đại cương về ĐCĐT
Khái niệm, phân loại ĐCĐT
Cấu tạo chung của ĐCĐT
Nguyên lí làm việc của ĐCĐT
2. Câu tạo của ĐCĐT
Thân máy và nắp máy
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Cơ cấu phân phối khí
Hệ thống bôi trơn
Hệ thống làm mát
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
Hệ thống đánh lửa
Hệ thống khởi động 
3. Ứng dụng của ĐCĐT
ĐCĐT dùng cho ô tô
ĐCĐT dùng cho xe máy
ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
ĐCĐT dùng cho tàu thủy
ĐCĐT dùng cho máy phát điện
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
Lưu ý những nội dung khó khi trả lời các câu hỏi ôn tập.
2.Hướng dẫn học tập
Chuẩn bị thi học kì II
VI. Phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_bai_15_vat_lieu_co_khi.docx