Thực hành Sinh học 11 nâng cao

Thực hành Sinh học 11 nâng cao

I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

_ Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

*Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.

Ví dụ: tập tính sinh sản

- Tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống): là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.

 

doc 24 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực hành Sinh học 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33: THÖÏC HAØNH: 
XEM PHM VỀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
_ Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
*Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ví dụ: tập tính sinh sản
- Tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống): là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.
Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó. 
_ Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.
_ Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
Ví dụ:
_ Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước, đó là tập tính bẩm sinh; còn tìm đưa sâu... đưa vào tổ là tập tính thứ sinh (ong vò vẽ học được rằng sâu bị tê liệt có thể làm thức ăn cho ong con)
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.
- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
_ Nhờ học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình sống mà có thể làm thay đổi một số tập tính ở động vật. Dưới đây là một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật:
a/ Quen nhôøn:
Laø hình thöùc hoïc taäp ñôn giaûn nhaát.
-Kích thích ñöôïc laëp laïi nhieàu laàn nhöng khoâng gaây nguy hieåm gì ñoäng vaät khoâng coù phaûn öùng traû lôøi(KT trôû thaønh quen nhôøn).
b/ In veát:
- Ñoäng vaät môùi sinh in veát nhöõng vaät gì chuyeån ñoäng maø chuùng nhìn thaáy ñaàu tieân.
VD: ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp hoặc theo mẹ nó vì đó là vật đầu tiên mà nó nhìn thấy.
Vịt non bơi theo vịt mẹ
Vịt con mới nở đi theo vật mà nó nhìn thấy đầu tiên (mẹ nó và ông chủ lò ấp)
c/ Ñieàu kieän hoùa:
*ÑK hoùa ñaùp öùng: 
- Là hình thành mối liên kết mơí trong thần kinh trung ương dưới taùc ñoäng kích thích ñoàng thôøi.
VD của Paplôp:
- Khi vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trong trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời là rung chuông và được ăn. 
*ÑK hoùa haønh ñoäng:Kieåu lieân keát 1 haønh vi cuûa ñoäng vaät vôùi 1 phaàn thöôûng hay phaït, sau ñoù ñoäng vaät chủ ñoäng laëp laïi caùc haønh vi ñoù.
Ví dụ: Thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng vô tình đạp phải bàn đạp có thức ăn và thức ăn rơi ra. Sau vài lần ngẫu nhiên như vậy, mỗi khi thấy đói (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động nhấn bàn đạp lấy thức ăn.
d/ Hoïc ngaàm
- Học không ý thức, không biết đã học. Khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện
VD:- Thả chuột vào một khu vực có nhiều lối đi nó sẽ thăm dò đường, và nó sẽ tìm được thức ăn nhanh hơn so với các con chuột chưa được dò đường
Con chuột nhanh chóng tìm thấy thức ăn
e/ Hoïc khoân:
- Hoïc coù chuû ñònh , coù chuû yù, phoái hôïp caùc kinh nghieäm cuõ ñeå tìm caùch giaûi quyeát tình huoáng môùi.
 Khỉ tìm cách lấy chuối ở trên cao.
V. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính kiếm ăn
_ Phần lớn các tập tính kiếm ăn và săn mồi là các tập tính học được, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
*Đối với các động vật ăn thịt thì hình ảnh và mùi của con mồi cùng những âm thanh phát ra từ con mồi (tiếng sột soạt của cành lá, tiếng kêu) là những kích thích dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Ngược lại, đối với con mồi khi phát hiện ra kẻ thù nguy hiểm thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hoặc tự vệ.
*Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, các tập tính càng phong phú và phức tạp
_ Một con tinh tinh dùng một cành cây nhỏ đã tuốt lá, luồn vào tổ mối để bắt mối ăn hoặc một con tinh tinh đang tìm cách lấy chuối treo ở trên cao 
_ Một con rái cá biển tìm cách phá vỡ vỏ sò để gỡ thịt ăn (hai chi trước ôm con sò đập vào tảng đá) 
Kia, một chú quạ đang kéo dây đầu buộc một miếng mồi ngon
_ Để tồn tại và phát triển, các động vật có nhu cầu tìm kiếm thức ăn nói chung và săn mồi nói riêng. Đây là những tập tính bảo đảm sự sống còn của các loài động vật.
Ví dụ về sư tử
_ Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác gái, cô, mẹ, chị em gái). Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được. Đó thường là các cuộc giao tranh với các con sư tử đực lang thang không có bầy, những con này tìm cách chiếm những bầy sư tử mà chúng có thể bằng cách giết những con sư tử đực trong bầy và lũ con của chúng, nếu thành công chúng sẽ chiếm được vị thế và có thể sinh sản Các con sư tử cái 'sở hữu' những khu vực đất săn mồi của chúng.
_ Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định. Kẻ thù tự nhiên bao gồm những kẻ cạnh tranh như cá sấu, linh cẩu và chó hoang, nhưng đặc biệt là các con sư tử khác. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, voi) có thể đánh cho sư tử què hay chết bằng những cú đá hay húc.
 SƯ TỬ SĂN MỒI
 ĐẠI BÀNG BẮT RẮN
SĂN MỒI THEO BẦY ĐÀN
CÁ SẤU SĂN MỒI
LINH MIÊU BẮT CHUỘT
CHIM BẮT CÁ
Những con chim cánh cụt Ấn Độ đang lặn xuống nước để kiếm ăn ở vùng biển Drygalski Fjord
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
_ Tính lãnh thổ thể hiện bằng sự phân chia không gian sống giữa các cá thể, điều chỉnh nơi sống và được phát hiện trong sự phân bố các nhóm động vật, thực vật, cả ở trên cạn và dưới nước. Người ta gặp hiện tượng này nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái. 
_ Tính lãnh thổ và sự cách ly là biểu hiện sự phân bố không gian sống của cá thể trong quần thể - Lãnh thổ được hiểu là khu vực mà cá thể hay các cá thể (ví dụ như hiện tượng cặp đôi ở một số loài chim, thú) thường sống và được bảo vệ chống lại sự xâm phạm của một hoặc một số sinh vật khác- còn nếu như không được sự bảo vệ thì chỉ được gọi là khu vực cá thể (hay khu vực gia đình).
_ Tính lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh số lượng quần thể ở mức thấp hơn mức bão hoà. Với ý nghĩa đó, tính lãnh là thổ hiện tượng sinh thái học chung hoàn toàn không bị giới hạn bởi một nhóm phân loại nào.
_ Ở các nhóm động vật có xương sống hoặc không xương sống bậc cao thì tính lãnh thổ được xác định bằng cơ chế tập tính (thần kinh). Động vật bậc thấp và thực vật lại duy trì tính lãnh thổ của mình bằng cơ chế hoá học, tức là tiết ra kháng sinh để kìm hãm hoặc ức chế các cá thể lân cận. Do đó, sự cách ly các cá thể như vậy có thể làm giảm nhẹ cạnh tranh, ngăn ngừa tình trạng dư thừa dân số và cạn kiệt nguồn thức ăn dự trữ (ở động vật), hoặc chất hữu cơ dự trữ, ánh sáng, nước (ở thực vật). Hình thức bảo vệ lãnh thổ cũng rất khác nhau theo loài, có thể là đánh đuổi, xua đuổi bằng tiếng hót, và các tập tính khác
_ Còn có thể xẩy ra sự phân chia ổ sinh thái giữa các cá thể trong cùng một loài theo tuổi (hoặc theo giai đoạn phát triển) và giới tính. Mức độ cạnh tranh trong cùng một loài sẽ giảm đi rất nhiều nếu như các nhóm tuổi khác nhau có tổ sinh thái khác nhau. Việc phân ly ổ sinh thái nhờ những cơ chế riêng như phân hoá về kích thước, hình thái, sinh lý và tập tính. Ví dụ ở cá tuyết (Gadus) có sự phân kiểu dinh dưỡng khác nhau. Trong tự nhiên, các quần thể vừa biểu hiện sự quần tụ lại vừa thể hiện sự cách ly. Hai kiểu này xuất hiện trong những thời điểm khác nhau trong chu kỳ sống (chim Sáo sống bầy vào mùa đông, còn mùa sinh sản chúng lại sống riêng lẻ), theo tuổi (thường các con non thích sống theo bầy còn những con trưởng thành thì ngược lại), theo giới tính (ví dụ cá Vược đực bảo vệ tổ hay bãi đẻ không cho những con cá khác đến gần), nhờ vậy đảm bảo quần thể tận dụng được lợi thế của cả hai hệ thống tổ chức. 
_ Nhờ tính lãnh thổ mà không chỉ ngăn ngừa sự dư thừa dân số mà còn tạo điều kiện phục hồi số lượng cá thể trong những trường hợp bố mẹ bị chết đột ngột. Vì trên thực tế, một số cá thể không thể sinh sản do thiếu chỗ đẻ, nên nhanh chóng chiếm những khu vực mới được giải toả. Khi quan sát sự bảo vệ tổ hay bãi đẻ của cá Vược hình tai hoặc cá Vược đen, người ta thấy rằng con đực không chỉ bảo vệ riêng con cháu của chúng mà còn bảo vệ cả vùng lân cận quanh bãi đẻ.
_ Nói chung, tính lãnh thổ giữa các loài khác nhau xẩy ra giữa những loài có nhiều điểm tương tự nhau- điều này thể hiện rõ khi tính lãnh thổ là cách để bảo vệ các nguồn lợi và bạn giao phối. Những loài liên quan càng gần nhau thì thường có những nhu cầu về nguồn lợi càng tương tự nhau, và cùng cố gắng để giao hợp với bạn tình trong lãnh thổ của mình (sẽ được ví dụ ở phần sau). Sự cạnh tranh giữa những loài khác nhau song có chung về nguồn thức ăn cũng dẫn tới việc bảo vệ lãnh thổ của riêng mình. Loài còn có một cơ chế “xua đuổi” các loài khác ra khỏi khu vực của mình sinh sống, ví dụ một số loài tảo có khả năng tiết ra chất đ ... trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.
* Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.
* Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái
* Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi, xây tổ, đẻ con và sau hết là nuôi con.
Giao phối ở loài rắn
Ốc táo vàng giao phối Ốc táo vàng thường đẻ từ 100 đến 200 trứng.
Tập tính làm tổ thu hút con cái
ẾCH GIAO PHỐI
Cứ đến mùa động đực, bên sườn cá ngựa đực hình thành những nếp nhăn và dần phát triển thành chiếc túi nuôi con. Cá ngựa cái sẽ phóng trứng vào chiếc túi ấy, mỗi đợt khoảng 100 trứng.trứng sẽ hoá thành bào thai. Trên thành túi nuôi con của cá ngựa đực xuất hiện rất nhiều mạch máu nổi, nối liền với mạch máu các bào thai nhằm cung cấp dưỡng chất cho chúng. Đến lúc trứng nở thành cá ngựa con thì cá ngựa đực “Vượt cạn”.
Công đực khoe bộ lông đuôi để “quyến rũ” công cái
4. Tập tính di cư
_ Là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.
Ví dụ: Những biểu hiện của “Di cư sinh sản” 
Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản 
- Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản. 
- Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định. 
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng. 
Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh
Vd: 
Cá voi lưng gù
Những sinh vật này đang nắm kỷ lục thế giới về hành trình dài nhất của các loài thú. Mỗi năm, chúng dành mùa hè ấm áp cho việc thoả thích đánh chén một tấn thức ăn mỗi ngày trong vùng nước ngoài khơi Nam cực. Khi mùa đông đến, chúng bơi ngược 8.000 km lên các bãi kiếm ăn gần Columbia và xích đạo.
Cá trình nước ngọt
Cá trình nước ngọt được sinh ra là để đối mặt với những vùng nước gồ ghề, nguy hiểm. Sau khi nở ra trong nước mặn của biển Sargasso, chúng bơi tới những con sông nước ngọt ở Anh và bờ Đông của Bắc Mỹ. Trên đường đi, thận của chúng thích nghi với sự thay đổi về độ mặn. Đến thời điểm đẻ trứng, lũ cá trình này sẽ trở về nơi xuất phát.
Sếu cổ dài
Nỗ lực khôi phục dân số của loài sếu cổ dài bao gồm cả việc dạy các bài học bay cho loài chim trắng quý hiếm này. Những robot được điều khiển bằng radio và các máy bay siêu nhẹ được nguỵ trang như sếu đã dẫn dường cho chúng bay về phương nam tới những vùng bảo tồn.
Bướm chúa
Hành trình di cư cư thăm thẳm đã ăn vào máu của bướm chúa. Cứ mùa thu đến, hàng nghìn con lại nhằm hướng tây về phía California và Mexico. Chúng lênh đênh hơn 4.500 km, xuyên qua nước Mỹ và Canada. Nhưng bằng cách nào chúng biết địa điểm và thời gian để bắt đầu thì vẫn còn là điều khó hiểu với các nhà khoa học.
Chim ruồi họng đỏ
Trước khi bắt đầu hành trình 800 km tới miền Trung Mỹ, chim ruồi họng đỏ chén đẫy mật ong, côn trùng và sáp cây. Những sinh vật tí hon này nặng thêm 2 gram chất béo, hầu như gấp đôi trọng lượng cơ thể, và bắt đầu chuyến bay không nghỉ từ miền đông Bắc Mỹ băng qua Vịnh Mexico.
Cá hồi
Sau nhiều năm bơi lội dưới biển, cá hồi theo khứu giác của mình để trở về các dòng suối nước ngọt nơi chúng ra đời và cuối cùng là chết ở đó. Chúng bơi ngược dòng chống lại dòng nước xiết dài hàng trăm dặm để trở về nhà an toàn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng sẽ đến nơi trong tình trạng kiệt quệ.
Rùa xanh
Bản năng làm mẹ thúc đẩy những con rùa xanh cái bơi trở lại nơi đã ra đời để bắt đầu gia đình của chính mình. Những cô rùa bụng mang dạ chửa lặn lội bơi hơn 1000 dặm từ bãi kiếm ăn ven biển ở Brazil ra đến giữa vùng Nam Đại Tây Dương, tới đảo Ascension. Trên bãi cát này, những bà mẹ tương lai đào tổ và đẻ trứng trước khi lộn trở về nhà.
Linh dương
Những bãi cỏ xanh rờn đã thu hút hơn 1,5 triệu sinh vật ăn cỏ này, tập trung thành đàn khổng lồ từ đồng bằng Serengeti, cùng với hàng nghìn con ngựa vằn và linh dương gazen, đi xa hơn 1000 km để tránh cái khô nóng ở Tanzania và Kenya.
Chuột lemming
Trên vùng đồng rêu Bắc cực, việc dân số quá đông và cái đói khát đã đẩy chúng di cư thành đàn lớn với tốc độ cao. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại những sinh vật bé nhỏ này chạy gần 16 km mỗi ngày. Với những con yếu, nhịp di chuyển như vậy là quá nhanh và chúng tụt lại sau cho đến chết.
Ve sầu
Trong tháng này, hàng tỷ con ve sầu mũm mĩm, kêu vo vo sẽ đồng loạt chui lên từ lòng đất để tụ tập, ca hát và kết duyên. Loài côn trùng này đã dành 17 năm náu mình trong lòng đất, lớn lên theo 5 giai đoạn. Sự lộ mình đồng loạt của chúng sẽ lấn át những kẻ ăn thịt, và khiến cho nhiều con có cơ hội sống sót trong 5 tuần trưởng thành sau đó.
 Cá hồi đỏ di cư
Sự di cư của loài chim
Những con bồ nông trắng đã di cư về vùng Mississippi để tránh mùa đông giá lạnh của từ phương bắc. Loài bồ nông có trọng lượng khoảng 7 kg có sải cách tới 3m 
Những con chim hồng hạc xếp thành một hình độc đáo trên Vịnh Mexico 
Hàng triệu con bướm chúa đã bay hàng nghìn km vùng biên giới giữa Mỹ và Canada về các khu rừng nhiệt đới của Mexico để trú đông
Ngựa vằn thường di cư về vùng thảo nguyên màu mỡ Makgadikgadi Salt ở Botswana và sau đó trở về vùng đồng bằng Okavango vào mùa hè 
6 loài cá hồi Thái Bình Dương đang trở về vùng đầu nguồn trên bán đảo Kamchatka (Nga) để đẻ trứng. Màu của cá hồi thường chuyển dần sang màu đỏ khi chúng bơi vào vùng nước ngọt 
Những con ngỗng tuyết phủ trắng một vùng trời trên khu bảo tồn Bosque del Apache, bang New Mexico
5. Tập tính xã hội
a. Tập tính thứ bậc
Vd: 
Kiến trồng nấm
Với khoảng 10.000 tỷ “dân”, loài kiến có mặt ở khắp mọi nơi chỉ trừ những đỉnh núi băng ở hai miền băng cực. Nhờ có một bộ máy tổ chức “xã hội” khá phức tạp và quy củ cho nên cho dù ở bất cứ nơi nào, sâu trong lòng đất hay trên những ngọn núi cao, chúng đều sống như một vị thủ lĩnh của các loài côn trùng. Hơn thế nữa, sự “thông minh”, biết “hiệp lực” và “đoàn kết” đã giúp loài sinh vật nhỏ bé này tồn tại được hơn 140 tỷ năm trên trái đất - lâu hơn rất nhiều lần loài khủng long và có lẽ còn lâu hơn cả loài người. 
Kiến trồng nấm: Loài kiến nhìn chung là loài sống kiểu du cư, săn bắt. Thế nhưng trong những khu rừng rậm nhiệt đới ở Goatemala hay Brazil có một loài kiến tên là Cheye (kiến cắt lá), chúng đã vứt bỏ lối sống du cư săn bắt để định cư và chuyên cấy trồng một loài vi sinh làm kế sinh nhai. Cứ đến đêm loài kiến này lại đua nhau tiến quân vào những nơi cây lá rậm rạp. Chúng phân công công việc rất rõ ràng, ai làm việc nấy. Những con khỏe mạnh trai tráng thì đi đầu, chịu trách nhiệm cắt (cắn) lá cây. Những con tuổi đã “trung niên”, sức khỏe vừa phải thì chịu trách nhiệm xén những lá cây đã cắt được thành hình tròn hoặc bán nguyệt, còn lại những con sức khỏe yếu một chút thì vận chuyển những lá cây đã cắt tròn về tổ. Hiệu suất làm việc của chúng khiến con người phải tròn mắt. Cả đội quân, kẻ cắt, kẻ xén, người vận chuyển, chỉ trong một đêm không biết bao nhiêu cây lá đã bị chúng làm trơ trụi.
Sau khi lá được chuyển về tổ, ở đây có loài kiến kỹ thuật, chuyên lo “công nghệ” cấy trồng. Chúng nhanh chóng nghiền lá cho nát vụn ra, vừa nghiền lá chúng vừa tiết nước bọt để trộn lẫn vào lá đã nghiền. Đó chính là loại phân bón lót. Sau đó chúng lấy những sợi nấm giống vẫn cất giữ cấy lên trên đống lá vụn. Chẳng bao lâu sau trên đống lá vụn đó đã mọc trắng những cây nấm. Các “kỹ sư trồng nấm” còn biết khống chế không cho nấm nở xoè, chỉ cần to bằng quả táo là chúng cắn đứt, đem về phân chia cho cả bầy cùng ăn. Điều đáng ngạc nhiên là chúng cũng biết cách bón phân, thu hoạch, còn biết cắn bỏ những loài nấm không ăn được, biết chọn ra loài nấm cao sản và cất trữ lại để làm giống cho vụ sau. Kỳ lạ hơn nữa, chúng hiểu được cả “kỹ thuật phòng ấm”. Cái “vườn nấm” của loài kiến này có thể ví với phòng trồng nấm, nuôi khuẩn nhân tạo của con người. Trong vườn nấm của kiến, do lá cây lên men, mục rã nên nhiệt độ luôn ở mức 25oC và độ ẩm tương đối là 56o. Quả là không còn gì phải bàn về những kỹ sư trồng nấm này. Các nhà khoa học Brazil đã quay được trọn một bộ phim về quá trình trồng nấm của loài kiến này và cho công chiếu trên nhiều chương trình khoa học khám phá.
b. Tập tính vị tha
Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
Vd: 
-Mối thợ cần mẫn lao đông cả cuộc đời chỉ phục vụ cho sinh sản của mối chúa
-Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa.
Khi sếu đầu đỏ kiếm ăn thì thường có một con không ăn đứng canh trừng đảm bảo an toàn cho đàn. Khi cả đàn đã ăn xong thì con sếu này mới ăn.
VI. TẬP TÍNH Ở NGƯỜI
_ Con người cũng có những tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống động vật. Con người có những tập tính bẩm sinh:
VD: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc, biết ngủ
EM BÉ KHÓC
_ Tuy nhiên, do hệ thần kinh, đặc biệt là vỏ não rất phát triển, cộng thêm thời gian sông dài nên rất thuận lợi cho việc học tập, hình thành rất nhiều tập tính mới phù hợp với xã hội loài người.
_ Nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật như: Kiềm chế cảm xúc (tức giận), ăn ngủ đúng giờ, gìn vệ sinh môi trường, tập thê dục buôi sáng, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội
 TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG
 GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VII. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG
- Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất.
Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. Dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước...
 VOI LÀM XIẾC
 CÁ HEO LÀM XIẾC
Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi...
Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng...
Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng...
An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ...
 CHÓ BẮT BỌN BUÔN LẬU MA TÚY
-Trong saûn xuaát noâng nghieäp, con ngöôøi ñaõ lôïi duïng taäp tính cuûa ñoäng vaät ñeå tăng năng suất, bảo vệ mùa màng .
VD: döïa vaøo taäp tính giao phoái cuûa nhieàu coân truøng gaây haïi, taïo theå ñöïc baát thuï, töø ñoù dieät ñöôïc nhieàu saâu haïi maø khoâng gaây oâ nhiễm moâi tröôøng.
DANH SÁCH TỔ 5
Nguyễn Hồng Thiên Kim (22)
Nguyễn Thị Thu Thảo (36)
Huỳnh Ngọc Khánh Thy (40)
Trần Nguyễn Ngọc Linh (24)
Hà Duy Anh (02)
Trần Hải Phong (31)
Ngô Anh Phương Trung (45)
Hoàng Mạnh Cường (13)

Tài liệu đính kèm:

  • docthuc hanh sinh 11bai 33.doc