Giáo án Sinh học 11 - Tiết 28 đến tiết 41

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 28 đến tiết 41

Tiết 28 – Bài 26:

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.

- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.

- Mô tả được cấu tạo hệ TK và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch.

- Rút ra sự tiến hoá về hệ thần kinh.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.

- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.

3. Thái độ: Các yếu tố trong môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của ĐV, có thể tích cực có thể tiêu cực. Có ý thức giữ MT sống ổn định, đảm bảo sự phát triển của ĐV và độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: - Tranh vẽ phóng to H 26.1: HTK dạng lưới ở thuỷ tức; H26.2: HTK chuỗi hạch.

 - Bảng phụ, phiếu học tập. - Dạy học theo nhóm – Kĩ thuật khăn trải bàn

HS: Đọc trước bài 26 SGK. Ôn lại kiến thức khái niệm phản xạ, tổ chức thần kinh từ thấp đến cao ở động vật.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ ( không):

3. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: GV mở bài: Cảm ứng ở thực vật có gì khác với cảm ứng ở động vật?

 

doc 47 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 28 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/01/2019 
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
B – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 
Tiết 28 – Bài 26: 	
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.
- Mô tả được cấu tạo hệ TK và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch.
- Rút ra sự tiến hoá về hệ thần kinh.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Các yếu tố trong môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của ĐV, có thể tích cực có thể tiêu cực. Có ý thức giữ MT sống ổn định, đảm bảo sự phát triển của ĐV và độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Tranh vẽ phóng to H 26.1: HTK dạng lưới ở thuỷ tức; H26.2: HTK chuỗi hạch. 
	- Bảng phụ, phiếu học tập. 	- Dạy học theo nhóm – Kĩ thuật khăn trải bàn
HS: Đọc trước bài 26 SGK. Ôn lại kiến thức khái niệm phản xạ, tổ chức thần kinh từ thấp đến cao ở động vật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ ( không): 
3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: GV mở bài: Cảm ứng ở thực vật có gì khác với cảm ứng ở động vật?
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở Động vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi:
H: Cảm ứng ở động vật là gì? Cho ví dụ.
H: Cảm ứng ở ĐV có gì khác so với cảm ứng của thực vật?
H: Phân biệt khái niệm cảm ứng, khái niệm phản xạ ?
H: Một cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
H: Thực hiện lệnh phân tích các thành phần của một cung phản xạ khi chạm tay vào gai nhọn.
- HS đọc sgk phần I + kiến thức về phản xạ đã học, trả lời:
+ Khái niệm cảm ứng ở ĐV.
+ Sự khác nhau giữa cảm ứng TV và ĐV.
+ HS phân biệt cảm ứng ≠ phản xạ: Cảm ứng có ở ĐV chưa có HTK; Phản xạ là cảm ứng của cơ thể có sự tham gia của HTK.
+ Ba bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng.
- HS phân tích VD phần lệnh SGK.
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.
Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin: hệ thần kinh.
Bộ phận thực hiện: cơ co ở tay.
- HS tự rút ra kiến thức ghi nhớ.
I- Khái niệm cảm ứng ở Động vật.
1- Khái niệm:
- Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
VD: Trời nóng → toát mồ hôi; Kích thích bắp cơ → cơ co.
2- Phân biệt:
Cảm ứng ở TV
Cảm ứng ở ĐV
- Diễn ra chậm.
- Hình thức: hướng động và ứng động.
- Phản ứng xảy ra nhanh. Mức độ chính xác tùy mức độ tổ chức HTK.
- Hình thức phong phú.
24’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm Động vật 
- GV lưu ý HS về Cảm ứng ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh qua VD: Trùng đế giày → nơi có O2; Trùng biến hình thu chân giả → tránh ánh sáng chói.
→ ĐV chưa có tổ chức TK phản ứng lại kích thích bằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh.
- GV yêu cầu HS quan sát H26.1 và 26.2 trang 108SGK + đọc thông tin, trả lời câu hỏi:
H: Xác định các dạng HTK ở ĐV ?
- GV yêu cầu HS hoàn thành PHT.
Nhóm ĐV
Hệ TKinh
- GV cho HS tiếp tục điền vào các PHT tìm hiểu từng dạng HTK.
Dạng HTK
Đại diện
Đặc điểm
Mức độ biểu hiện
1- HTK lưới
?
?
?
2- HTK chuỗi
?
?
?
3- HTK hạch
?
?
?
- GV cho các nhóm ghi nội dung PHT, trả lời câu hỏi:
H: Thuỷ tức phản ứng ntn khi dùng kim nhọn châm?
H: Phản ứng của thuỷ tức có phải là phản xạ không? Vì sao?
H: Tại sao HTK chuỗi hạch trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?
- GV yêu cầu HS tìm đáp án câu lệnh trang 109 SGK.
H: HTK chuỗi hạch tiến hoá hơn thần kinh dạng lưới? Vì sao?
- GV đưa ra đáp án chuẩn.
H: Nêu chiều hướng tiến hóa của tổ chức TK ?
- HS quan sát tranh hình, nghiên cứu thông tin, trả lời:
+ Chưa có tổ chức TK: Trùng biến hình, trùng đế giày,
+ HTK lưới: Thủy tức, sao biển,
+ HTK chuỗi: ngành giun.
+ HTK hạch: sâu bọ, giáp xác, thân mềm.
+ HTK ống: ĐV có xương sống.
- Thảo luận nhóm, điền các ý vào PHT. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
+ HTK lưới.
+ Thủy tức: Co toàn thân → tránh kích thích ® tiêu tốn nhiều năng lượng.
+ Phải. Vì phản ứng trả lời kích thích có sự tham gia của HTK.
+ Mỗi vùng có một hạch là trung tâm điều khiển.
+ Đáp án C.
+ Số lượng TBTK tăng (nhất là hạch đầu ở côn trùng.
Các hạch TK nằm gần nhau, liên hệ bởi dây TK ® phối hợp tăng cường. Mỗi hạch điều khiển 1 vùng xác định ® tiết kiệm năng lượng.
+ HTK dạng chuỗi hạch được hình thành từ các TB thành từ các TBTK tập hợp thành các hạch TK nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.
II- Cảm ứng ở nhóm ĐV có tổ chức thần kinh.
1- ĐV có HTK dạng lưới:
VD: Thủy túc
- Khi TB cảm giác bị kích thích → xung TK → TB mô bì cơ hay TB gai → cơ thể co rút lại tránh kích thích hay phóng gai vào con mồi.
- Phản ứng toàn thân, chưa thật chính xác, tiêu tốn năng lượng.
2- ĐV có HTK dạng chuỗi hạch:
a, HTK chuỗi (ngành giun)
- HTK tập trung thành 2 chuỗi hạch bụng chạy dọc cơ thể.
- Phản ứng định khu nhưng chưa thật chính xác.
b, HTK hạch:
- VD: Chân khớp (côn trùng),
- Gồm: hạch não, hạch ngực, hạch bụng.
* Kết luận: Cấu tạo cơ thể càng phân hóa tổ chức HTK càng hoàn thiện.
- Từ chưa → đã có tổ chức TK.
- Từ cấu tạo đơn giản → phức tạp.
- Tổ chức TK càng tiến hóa phản ứng cơ thể càng chính xác. 
Nhóm ĐV
Đại diện
Đặc điểm tổ chức thần kinh
Hình thức cảm ứng
Ưu nhược điểm
Có HTK dạng lưới
Ruột khoang ( thủy tức, sao biển,)
Các TB TK rải rác trong cơ thể và nối với nhau thành mạng lưới.
Kích thích tại 1 điểm → xung lan tỏa toàn thân → co rút toàn thân.
- Phản ứng thiếu chính xác.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng.
Có HTK dạng chuỗi hạch
Động vật có đối xứng hai bên. VD: Giun tròn, giun dẹp, giun đốt; chân khớp.
- Các TB TK tập hợp lại → các hạch TK. 
- Các hạch TK nối với nhau bởi các dây TK → chuỗi hạch TK nằm dọc cơ thể.
- Xung TK không lan tỏa, khu trú từng phần, phản ứng có tính chất định khu.
- Phản xạ cục bộ, chủ yếu thuộc dạng phản xạ không điều kiện.
- Phản xạ tương đối chính xác, mang tính cục bộ.
- Tiêu tốn ít năng lượng.
4. Củng cố(5’): GV yêu cầu HS: Hãy so sánh mức độ biểu hiện từng dạng HTK?
Hãy phân biệt cảm ứng ở Thực vật và Động vật ? 
Nội dung
Cảm ứng ở Thực vật 
Cảm ứng ở Động vật
Hình thức
Biểu hiện bằng:
- Hướng động.
- Ứng động.
Biểu hiện bằng các hiện tượng cảm ứng ( ĐV đơn bào ) và các phản xạ( ĐV có HTK) gồm:
- Phản xạ không điều kiện.
- Phản xạ có điều kiện.
Đặc điểm
- Cảm ứng diễn ra chậm, khó nhận biết.
- Được điều tiết bằng các hocmon TV.
- Cảm ứng ( phản xạ) diễn ra nhanh, dễ nhận biết.
- Các mức độ phức tạp của cảm ứng phụ thuộc vào mức tiến hóa trong cấu trúc và chức năng của hệ TK.
5. Dặn dò(1’): Học bài và xem trước bài 27: “Cảm ứng ở ĐV (tt)”
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
GV cho mỗi nhóm học sinh lên bảng chỉ rõ hình minh họa để nêu đặc điểm từng dạng HTK.
Ngày soạn: 06/01/2019 
Tiết 29 – Bài 27: 	
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phân hoá về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
- Trình bày được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau (làm rõ các mức độ tiến hoá).
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Luyện tập bổ sung những phản xạ có điều kiện có ích trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Tranh phóng to H 27.1: Hệ thần kinh dạng ống ở người; H27.2: Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người; H26.1 và 26.2. 
Các tấm bìa rời chú thích - Phiếu học tập:	
HS: Đọc trước bài 27 SGK. Ôn lại cấu tạo hệ thần kinh ở người. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ ( 7’ ): 
Câu hỏi:  Cảm ứng ở động vật là gì? Đặc điểm cảm ứng ở động vật?
Trả lời: - Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (trong và ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
- Đặc điểm: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
‚ Tại sao dạng thần kinh chuỗi hạch tiến hoá hơn dạng thần kinh lưới?
Trả lời: Các TBTK tập trung thành chuỗi hạch, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với thần kinh dạng lưới.
3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: GV Dựa vào câu trả lời của HS vào bài: Hệ thần kinh dạng ống có gì tiến hoá hơn? 
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm ĐV có tổ chức TK
- GV giới thiệu tranh H27.1.
- GV cho HS vận dụng kiến thức cũ, trả lời:
H: Cấu tạo HTK ống?
H: Dựa vào chức năng gồm những HTK nào? Tác dụng của chúng?
H: Phân tích 1 VD cụ thể trong sự điều hòa hoạt động bởi HTK?
- GV phát phiếu học tập.
H: Trong các phần của hệ thần kinh ống, phần nào phát triển mạnh nhất? Có ý nghĩa gì?
- GV nhấn mạnh: Cùng với sự tiến hoá của HTK dạng ống, số lượng TBTK ngày càng nhiều, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các TBTK ngày càng phức tạp và hoàn thiện. Nhờ đó, các hoạt động của ĐV ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của HTK dạng ống
- Mục tiêu: Hiểu phản xạ là gì. Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
H: Phản xạ là gì?
H: Phân biệt phản xạ đơn giản, phản xạ phức tạp?
*Phản xạ đơn giản:
- GV giới thiệu tranh H27.2:
H: Cấu tạo 1 cung phản xạ ?
H: Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? Xác định PXKĐK hay PXCĐK? 
*Phản xạ phức tạp:
- Tình huống: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại trước mặt:
H: Phản ứng (hành động) như thế nào? Phân tích dựa trên cấu tạo cung phản xạ?
H: Hãy ghi lại tất cả những diễn biến trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại? Xác định PXKĐK hay PXCĐK? 
H: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ?
- HS quan sát tranh, đọc thông tin sgk.
- Thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
+ Cấu tạo HTK ống.
- HS đại diện nhóm 3 lên gắn các tấm bìa chú thích Cấu tạo HTK ống theo thứ tự từ trên xuống: Não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh, dây thần kinh.
- HS tiếp tục hoàn thành bài tập trong phiếu học tập. Đại diện nhóm 4 lên hoàn thành bài tập.
+ (1): TK ngoại biên.
 (2): Tuỷ sống. (3): Hạch TK.
 (4): Tiểu não. (5): Não giữa.
 (6) Não trung gian.
+ Não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin, quyết định mức độ và cách phản ứng.
+ Chức năng của HTK vận động và HTK sinh dưỡng.
+ Cho VD.
- HS hoàn thiện kiến thức và ghi bài.
- HS quan sát hình, nhớ lại kiến thức về phản xạ đã học ở lớp 8.
- Thảo luận nhóm.
+ Khái niệm phản xạ.
+ Phản xạ đơn giản: thực hiện trên cung phản xạ bởi số lượng ít TB thần kinh, thường do t ... ủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
5’
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh sản hữu tính ở TV
- GV đặt câu hỏi:
H: Thế nào là sinh sản hữu tính?
H: Cho ví dụ.
H: Những quá trình nào tham gia vào sinh sản hữu tính?
H: Sinh sản hữu tính có đặc trưng gì?
H: So với sinh sản VT, sinh sản hữu tính tiến hóa hơn ở điểm nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở TV có hóa
- GV yêu cầu HS:
+ Quan sát hoa đã chuẩn bị.
H: Mô tả cấu tạo của một hoa?
H: Dựa vào nhị và nhụy, phân thành những loại hoa nào?
- GV giới thiệu tranh 42.1
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu thảo luận hoàn thành nội dung trong phiếu.
- GV cho đại diện 4 nhóm lên trình bày.
- Thảo luận toàn lớp, GV đánh giá hoạt động nhóm.
- HS vận dụng kiến thức lớp 6 trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Có hiện tượng thụ tinh (kết hợp giữa giao tử đực và cái).
+ VD thụ tinh ở cây bưởi, bầu bí
+ Giảm phân ® giao tử (n), thụ tinh ® hợp tử (2n), nguyên phân tạo cơ thể.
- HS tham khảo sgk:
+ Luôn có sự hình thành và hợp nhất giao tử đực và cái 
Gắn liền với giảm phân.
+ Khả năng thích nghi của con cái.
Tạo sự đa dạng về DT ® tiến hóa.
- HS quan sát, phân tích tách rời từng bộ phận của một hoa.
Kết hợp với kiến thức cũ, yêu cầu xác định được các bộ phận của một hoa cơ bản.
Bộ phận quan trọng nhất là nhị, nhụy ® thực hiện chức năng sinh SS.
+ Hoa đơn tính: hoa cái (nhụy), hoa đực (nhị).
Hoa lưỡng tính (cả nhị và nhụy).
- Cá nhân HS quan sát kĩ tranh vẽ.
- Đọc nội dung phiếu học tập. 
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm lên bảng ghi nhanh nội dung chính vào phiếu kẻ sẵn.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I- Khái niệm sinh sản hữu tính ở TV
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử.
Ở thực vật có hoa bao gồm các giai đoạn: Hình thành hạt phấn (hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và phát triển phôi tạo thành cây non.
II- Sinh sản hữu tính ở TV có hoa:
 1- Cấu tạo của hoa: gồm:
+ Cuống hoa.
+ Đế hoa.
+ Đài hoa.
+ Tràng hoa (cánh)
+ Nhị (chỉ nhị và bao phấn), nhụy (bầu, vòi và đầu nhụy).
2- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
Hình thành hạt phấn
Hình thành túi phôi
Khởi đầu
Các TB trong bao phấn
Từ noãn trong bầu nhụy
Giảm phân
1 TB sinh hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 TB đơn bội (n).
1 TB sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n).
Nguyên phân
Mỗi TB đơn bội nguyên phân 1 lần nữa tạo ra hạt phấn có 2 nhân (nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản).
- 3 trong 4 TB bị thoái hóa, 1 TB nguyên phân 3 lần tạo túi phôi (có noãn cầu và nhân phụ 2n).
10’
5’
H: Hãy chỉ ra sự tương đồng trong quá trình tạo hạt phấn và tạo túi phôi.
- GV vấn đáp:
H: Thụ phấn là gì?
H: Có những hình thức thụ phấn nào? Phân biệt.
H: Hình thức thụ phấn nào tiến hoá hơn?
H: Tác nhân của quá trình thụ phấn?
- GV giới thiệu tranh 42.2. 
H: Thụ tinh là gì?
H: Ống phấn xâm nhập vào túi phôi như thế nào?
H: Quá trình thụ tinh xảy ra ntn?
H: Thế nào là thụ tinh kép?
H: Ý nghĩa của thụ tinh kép ở thực vật có hoa?
- GV nêu vấn đề: Có phải hạt phấn rơi trên đầu nhuỵ đều được nảy mầm. Trong trường hợp ruộng lúa gần ruộng ngô, hạt phấn của cây ngô rơi trên đầu nuỵ của cây lúa thì sự thụ phấn và thụ tinh có xảy ra không?
H: Hạt được hình thành từ đâu?
H: Hạt có những bộ phận chính nào?
H: Phân loại hạt dựa vào đặc điểm nào của hạt?
H: Phân thành những loại hạt nào? Cho ví dụ.
H: Hạt không có nội nhũ, chất dinh dưỡng tập trung ở đâu?
- GV bổ sung: hạt cây hai lá mầm nội nhũ tiêu biến dần qua quá trình phát triển của phôi thành cây.
H: Quả được hình thành từ bộ phận nào?
H: Thế nào là quả đơn tính?
- GV giới thiệu hai loại quả điển hình: cà chua và đậu xanh.
H: Nêu sự khác nhau giữa hai loại quả này?
- GV giới thiệu thêm một số loại quả phức: mít, thơm
Việc phân loại quả rất phức tạp.
H: Quả chín khác quả xanh ntn?
H: Ý nghĩa của sự thay đổi khi quả chín.
H: Vai trò của quả đối với cây và con người?
- GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS và rút ra kết luận.
- HS sử dụng kiến thức trong phiếu học tập trả lời:
+ Có quá trình giảm phân hình thành bào tử đơn bội ® nguyên phân ® giao tử đực, cái.
- HS vận dụng kiến thức đã học và tham khảo sgk, trả lời được:
+ Chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu nhuỵ.
+ Hai hình thức: tự thụ phấn và giao phấn (thụ phấn chéo)
+ Tự thụ phấn: hạt phấn thụ cho nhuỵ của cùng 1 cây.
+ Thụ phấn chéo: hạt phấn thụ cho nhuỵ cây khác nhau.
+ Giao phấn. Vì có sự kết hợp hai bộ gen của 2 cơ thể khác nhau.
+ Tự nhiên: gió, nước, côn trùng; nhân tạo: con người.
- HS quan sát tranh hình, nghiên cứu thông tin sgk, tái hiện kiến thức cũ, trả lời các vấn đề:
+ Sự hợp nhất nhân của hai giao tử.
+ Hạt phấn nảy mầm thành ống phấn dọc theo vòi nhụy, dài đến lỗ noãn vào túi phôi. Nhân sinh sản nguyên phân ® 2 tinh tử - giao tử đực.
+ Hai giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh: Nhân 1 hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử. Nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội thành TB tam bội. 
+ Cả 2 nhân (2 giao tử đực) đều tham gia thụ tinh 
+ Hình thành phôi và chất dinh dưỡng nuôi phôi phát triển thành cây con, giúp thế hệ sau thích nghi với môi trường sống. Ngoài ra, do thụ tinh kép không cần nước nên giúp thực vật hạt kín phân bố rộng.
- HS nắm chăc khái niệm thụ phấn và thụ tinh để phân tích:
+ Hạt phấn của cây ngô thụ phấn cho cây lúa nhưng không xảy ra sự thụ tinh do các giao tử khác loài không có sự tương hợp: kích thước của vòi nhuỵ và ống phấn, bộ NST
- HS tiếp tục suy nghĩ, trả lời:
+ Sau khi thụ tinh, hạt được hình thành ngay từ noãn.
+ Hạt chứa phôi và nội nhũ. Vỏ bọc ngoài.
+ Dựa vào chất dự trữ (nội nhũ).
+ Hạt có nội nhũ (cây một lá mầm) và hạt không có nội nhũ (cây hai lá mầm)
+ Được dự trữ ở lá mầm, nên lá mầm lớn. Hạt đậu đen
+ Bầu phát triển thành quả.
+ Quả không thụ tinh noãn (quả giả)
- HS có thể nhận thấy rõ:
+ Quả cà chua là quả thịt. Quả đậu xanh là quả khô.
+ Thay đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm
+ Hấp dẫn ĐV ăn ® phát tán hạt đi xa.
+ Bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán. Cung cấp chất dinh dưỡng cho con người.
- HS vận dụng kiến thức thực tế và hiểu biết để trả lời. Các HS khác bổ sung hoàn thiện kiến thức.
3- Quá trình thụ phấn và thụ tinh:
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Thụ phấn có thể là tự thụ phấn hoặc giao phấn (nhờ gió, nước, sâu bọ).
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng để tạo thành hợp tử.
- Thụ tinh thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép: 
+ 1 tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử (phát triển thành phôi). 
+ 1 tinh tử kết hợp với nhân phụ tạo nhân tam bội (phát triển thành phôi nhũ).
4- Quá trình hình thành hạt và quả:
- Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả.
+ Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh được gọi là quả đơn tính.
- Quá trình chín của quả gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu săc hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của quả.
* Lưu ý: 
- Quả càng chín → Etilen được tạo ra càng nhiều, các dấu hiệu càng đặc trưng.
- Các điều kiện ảnh hưởng đến sự chín của quả: hàm lượng Etilen( kích thích chín); nồng độ CO2 (ảnh hưởng hoạt động hô hấp); nhiệt độ( ảnh hưởng các phản ứng enzim).
4. Củng cố(5’): 
- GV cho HS đọc kết luận trong sgk.
- GV phát phiếu học tập để củng cố, yêu cầu HS hoàn thành.
5. Dặn dò(1’): Học bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- Đọc bài thực hành. Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ như trong bài.
- Chuẩn bị: Sản phẩm giâm, chiết cây. Mỗi nhóm 1 chậu cây (hoặc cành lớn) và cành ghép, dây buộc.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
HOA
Nhị
Nhụy
Bao phấn
Noãn
 giảm phân
giảm phân
1 TB mẹ túi phôi
4 tiểu bào tử (n)
Mỗi tiểu bào tử
1 TB mẹ trong bao phấn (2n)
4 TB n)
3 TB tiêu biến
 (3 lần) Nguyên phân
1 đại bào tử (n)
 (1 lần) Nguyên phân
Sau thụ phấn
1 hạt phấn (thể giao tử đực)
(n)
Mỗi hạt phấn gồm 2 nhân đơn bội
Nhân sinh sản (n)
Nhân TB ống phấn (n)
Túi phôi (thể giao tử cái, gồm 8 TB)
1 TB trứng (n)
TB cực (nhân lưỡng bội 2n)
2 TB kèm
3 TB đối cực
Nguyên phân
2 giao tử đực (n)
Giao tử 2
Giao tử 1
Ống phấn
Thụ tinh
Thụ tinh
Hợp tử (2n)
Nội nhũ (3n)
Tiết 41 – Bài 40: 	
THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT 
BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, quản lý thời gian.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa, thảo luận nhóm, kỹ năng giao tiếp.
3. Thái độ: Luyện tập bổ sung những phản xạ có điều kiện có ích trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: 
HS: Đọc trước bài 1 trang 6 SGK. Ôn lại kiến thức
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ ( không): 
3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: 
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 
I- 
1- 
2- 
II- Cơ 
4. Củng cố(5’): 
5. Dặn dò(1’): Học bài và xem trước bài 2: 
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
Ngày soạn: 28/04/2016
Tiết 27 – Bài :
THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Đánh giá lại mức độ tiếp thu kiến thức của HS. 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động – thực vật và cảm ứng ở thực vật. 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như bảo vệ sức khỏe của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
- Rèn luyện kĩ năng về cách làm và cách trình bày bài viết tự luận.
- Rèn luyện kĩ năng làm kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm.
3. Thái độ:
- Nhận thức ý nghĩa quan trọng trong tiết kiểm tra: hệ thống được kiến thức đã học.
- Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc, trung thực, tự giác trong làm bài kiểm tra.
- Có thái độ tự giác trong học tập và trung thực trong kiểm tra cũng như trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Xác định : 
+ Đối tượng kiểm tra: HS trung bình.
+ Nội dung : Phần Chuyển hóa VC – NL ở động – thực vật và Cảm ứng ở thực vật.
- Hình thức ra đề: trắc nghiệm 50% ( 20 câu x 0,25 điểm/câu ) và Tự luận 50%( 3 câu ). 
- Thiết kế ma trận: 3 mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng( thấp, cao ).
- Ra đề kiểm tra theo ma trận + Đáp án.
HS: Xem lại toàn bộ kiến thức các chương I, II.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS theo sơ đồ phòng thi.
Phát đề kiểm tra: Thi theo lịch của Nhà trường.
Thống kê kết quả kiểm tra:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11S8
38
11S9
41
4. Nhận xét bài làm của học sinh:
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_28_den_tiet_41.doc