Tiết:1-2 Vào phủ Chúa Trịnh
(Trích Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác )
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
-Bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
-Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.Có ý thức rèn luyện bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
Ngày soạn:22/8/2010 Tiết:1-2 Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác ) A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : -Bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. -Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. -Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 2.Kĩ năng: -Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: -Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.Có ý thức rèn luyện bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn. B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1.Giáo Viên: 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm: -Tổ chức HS đọc diễn cảm VB -Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề. -Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động. 1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 11 2.Học Sinh: -Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học. -Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài. Nắm vững yêu cầu bài học. C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút ) 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:.( 1 phút ): Lê Hữu Trác là một người vừa là danh y đức độ , vừa là nhà văn .Để hiểu hơn về con người LHT, chúng ta tìm hiểu đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh Th/ lượng Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung cần đạt 5 phút 75 phút 5 phút 2 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. GV đặt câu hỏi: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? H/ Vì sao tác giả lấy tên là Hải Thượng Lãn Ông? H/ Nội dung chính của “ Thượng kinh kí sự”? GV nhấn mạnh ý chính. TT 2:Gv hướng dẫn HS đọc đoạn trích và tóm tắt đoạn trích. Gv bổ sung và yêu cầu HS về nhà tự tóm tắt vào vở. H/ Theo em, đại ý đoạn trích là gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích.Hướng dẫn phân tích. GV định hướng và đặt câu hỏi: H/ Quang cảnh được tg miêu tả ntn? H/ Lê Hữu Trác đã ghi lại cảnh đẹp nơi phủ Chúa theo trình tự nào? H/ Vốn là con quan sinh trưởng nơi phồn hoa đô hội, vậy mà tại sao tác giả lại thốt lên “ Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”? + Phủ chúa không chỉ là nơi giàu sang mà còn được miêu tả là nơi như thế nào? Tại sao em biết? Dẫn chứng: “ Vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ, đi đường có kẻ hét đường, kẻ hầu người hạ, đông đú, tấp nập, cách xưng hô, bẩm tấu rất kính cẩn. lễ phép, khám bệnh phải tuân theo những quy tắc nhất định. . H/ Em có nhận xét gì về quang cảnh sống nơi phủ chúa? H/ Tác giả đã gặp những ai trong phủ chúa? Tâm điểm là nhân vật nào? H/-Tác gỉa miêu tả cung cách nơi phủ chúa ra sao? H/ Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật này? - Câu hỏi: Trước cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa, Lê Hữu Trác có cách nhìn ,thái độ như thế nào? H/ Tâm trạng tác giả thế nào khi kê đơn thuốc dâng cho thế tử? Vì sao em biết điều đó? H/ Qua quá trình bắt mạch kê đơn chữa bệnh cho thế tử của Lê Hữu Trác, ta thấy được những phẩm chất gì của ông? HĐ3: Giáo viên yêu cầu HS tóm những nét chính về nghệ thuật và nội dung đoạn trích. H/ học xong đoạn trích, em có đánh giá gì về thành công của đoạn trích về nội dung và nghệ thuật? H/ Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của LHT? - TT 1:HS đọc tiểu dẫn. HS gạch chân ở SGK những nét chính Hs trả lời Hs trả lời Hs dựa SGK trả lời Hs đọc chú ý thể hiện giọng điệu khác nhau của từng nhân vật. HS tóm tắt, Hs dựa tiểu dẫn trả lời Hs tìm hiểu đoạn trích theo gợi ý của giáo viên Theo trình tự không gian từ ngoài vào trong Hs trả lời HS trả lời: sinh hoạt theo những quy tắc nhất định. Hs trả lời: Thâm nghiêm, canh phòng cẩn mật, chặt chẽ .- HS gạch dẫn chứng SGK Hs lí giải từ dẫn chứng trong văn bản. -HS kể: đầy tớ hét đường, vệ sĩ gác cửa, người có việc quan qua lại như mắc cửi, phi tần chầu chực, thầy thuốc phục dịch, xung nữ xúm xít -: “ Một người ngồi trên sập .. ngao ngạt”. Hs trả lời - ngạc nhiên, có chút mỉa mai và thờ ơ. Dẫn chứng: “ Bước chân đến người thường”, “ bây giờ đại gia”, “ Vì thế tử ở trong chốn .. phủ yếu đi”. HS gạch dẫn chứng SGK HS: tâm trạng tác giả diễn biến phức tạp, xung đột, đấu tranh dữ dội. Dẫn chứng: Sợ chữa hiệu quả sẽ được tin dùng, bị công danh trói buộc, chữa bệnh cầm chừng thì trái ý đức. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. “ Nhưng theo ý mới nói”. HS: +quan sát tinh tế, ghi chép tỉ mỉ, chi tiết: quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử ở, cảnh vật dưới ngòi bút kí sự được phơi bày. + Ghi chép trung thực; từ việc ngồi ở phòng chè đến bữa cơm sáng, từ việc khám bệnh cho đến kê đơn HS: giá trị hiện thức và thái độ của tác giả HS trả lời Cảm nhận về Quang cảnh trong phủ chúa Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả;Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi ->Môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán. Đọc đoạn ”Đi được vào... quan Chánh đường cười I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông (còn có tên là Chiêu Bảy) - Quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay Hưng Yên) - Xuất thân: Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan (cha là quan Hữu Thị Lang Bộ Công). - Bản thân: Là danh y nổi tiếng tâm huyết, đức độ, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Đồng thời là nhà văn nhà thơ. - Sự nghiệp sáng tác: Bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. 2. Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô): - Thể loại: Kí sự - Viết bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh. - Nội dung: SGK 3. Đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trịnh” Kể về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Tóm tắt theo sơ đồ: -Thánh chỉ ®vào cung®nhiều lần cửa® vườn cây, hành lang®hậu mã quân túc trực®qua mấy lần trướng gấm®hậu cung®bắt mạch, kê đơn® về nơi nhà trọ II. Đọc - hiểu: 1.Quang cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh và cách nhìn, thái độ của tác giả: a. Quang cảnh trong phủ chúa: - Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, có điếm”Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái. -Bên trong phủ là những nhà ”Đại đường”, ”Quyển bồng”, ”Gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng” những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”... - Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thiếp vàng, ghế rồng....hương hoa ngào ngạt.. => Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, tôn nghiêm không đâu sánh bằng. b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: - Cảnh sinh hoạt : + Hậu mã quân túc trực. + Ăn bằng mâm vàng chén bạc, toàn là của ngon vật lạ. - Xưng hô: +Thánh thượng-Đông cung thế tử... + Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ. - Kể hầu người hạ: + Chúa Trịnh luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. + Xem bệnh xong không được trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ khải dâng lên chúa. -Cách đón thầy thuốc: + “đầy tớ chạy trước hét đường” + “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi” - Cảnh khám bệnh: + Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo lệnh. + Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có đầy tớ đứng hầu. + Thế tử chỉ là đứa bé năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem bệnh, một cụ già, phải quỳ lạy bốn lạy, xem xong lại lạy bốn lạy trước khi ra. + =>Với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,...đã cho thấy được sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa. c. Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa: + “bước chân tới đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường” + “Cả trời Nam sang nhất là đây” + “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”... →Mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. 2/ Diễn biến tâm trạng của tác giả:. +Mâu thuẫn:Hiểu căn bệnh, biết cách chữa bệnh nhưng chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng bị công danh trái buộc.Muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm y đức, phụ lòng cha ông. +Bộc lộ phẩm chất con người: - Là một thầy thuốc giỏi, kiến thức y học uyên thâm, già dặn kinh nghiệm. - Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.(Danh y tài đức.) - Ông coi thường danh lợi,quyền quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm. III. Tổng kết: 1.Nội dung: Đoạn trích vừa mang giá trị hiện thực vừa thể hiện phẩm chất một thầy thuốc giàu tài năng, bản lĩnh, sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, coi thường danh vọng, suốt đời chăm lo cho y đức. 2. Nghệ thuật: - Bút pháp kí sự đặc sắc. - Tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo, lôi cuốn IV.Tầm quan trọng của môi trường trong việc cải thiện sức khỏe con người. - Môi trường tác động rất nhiều đến sức khỏe của con người: + Môi trường trong sạch , lành mạnh → ảnh hưởng tích cực đến sức khỏecon người + Môi trường bị ô nhiễm→ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người → con người bị bệnh tât, giảm thọ. - Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng cần có ý thức bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình. V. Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (1 phút) **************************************** Ngày soạn: 25/08/2010 Tiết :3 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : -Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. -Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi. -Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói. -Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. -Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.. 3.Thái độ:Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp. B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1.Giáo Viên: 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm: -Tổ chức HS đọc diễn cảm VB -Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề. -Tổ chức ... oạt động 3: Tìm hiểu bài Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt Giáo viên Học sinh - GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích. + Nêu vị trí đoạn trích ? - Hai HS đọc phân vai và diễn cảm. + Trả lời câu hỏi. I- Đọc - hiểu văn bản: A. Vị trí đoạn trích: Trích lớp 2 hồi II kịch "Rômêô và Giuliét". - GV nhấn mạnh nội dung cơ bản của đoạn trích. B. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật. B1. Nội dung: - GV gọi HS đọc lời thoại đầu và đặt câu hỏi. - HS đọc lời thoại 1. Tâm trạng của Rômêô: - "Kẻ thì há sợ gì sẹo?" - HS suy nghĩ và trả lời. ® Sự liều lĩnh có thể nguy hại đến tính mạng. + Vẻ đẹp của Giuliét hiện lên qua lời thoại của Rômêô với những chi tiết nào ? + Em có nhận xét gì về cách so sánh trên ? - HS trả lời. - Rômêô so sánh vẻ đẹp Giuliét với: + Ánh sáng của các vì sao + Vừng dương ® So sánh đặt ra ở nhiều góc độ tương đồng, tương phản nhằm thể hiện tình yêu say đắm của Rômêô. + Tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong lời thoại đầu của Rômêô ? - HS trả lời. - So sánh giả định: "Ừ, nếu đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ?" - Thần tiến hoá vẻ đẹp của Giuliét: + "Nàng tiên lộng lẫy", "đang toả ánh hào quang", "một sứ giả nhà trời". - Bối cảnh: đêm trăng ® tạo ra bối cảnh thiên liêng và đầy tình vừa trân trọng che chở. - GV hướng dẫn HS đọc lời thoại 4, 5, 6. + Tiếng nói nỗi niềm riêng của Giuliét được thể hiện như thế nào qua những lời độc thoại ? - HS đọc 2- Diễn biến tâm trạng của Giuliét: + "Ôi! Rômêô hãy khước từ cha chàng và chối từ dòng họ của chàng em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa". + "Chỉ có tên chàng là thù địch của em thôi" + "Cái tên nào có nghĩa lý gì đâu" + "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" ® Cách thổ lộ tình yêu thật hồn nhiên trong trắng xen lẫn giằng xé, bất chấp cả thù hận. (Từ lời thoại 7 -> 16) - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề sau: Câu 1: Qua đoạn đối thoại, em hãy tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rômêô? Câu 2: Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Giuliét? + Em có nhận xét gì về tình yêu của họ qua các lời thoại - Tổ chức 2 nhóm để thảo luận. - Nhóm 1: Trả lời Nhóm 2: Trả lời 3- Tình yêu vượt lên trên thù hận: - Tình yêu của họ diễn ra trên cái nền của hận thù nhưng không có xung đột với hận thù truyền kiếp. + "Chẳng phải Rômêô cũng chẳng phải Mông ta ghiu, nếu em không ưa tên họ đó" - Tình yêu mãnh liệt của họ đến từ hai phía đã giúp họ vượt qua bức tường định kiến vốn tồn tại lâu đời để thực hiện khát vọng tình yêu cao đẹp. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. - Hãy trình bày các biện pháp nghệ thuật mà Sếchxpia sử dụng trong đoạn trích? - GV chốt lại vấn đề sau khi HS trình bày sau 5 phút thảo luận. - Học sinh thảo luận nhóm ( chia 4 nhóm hoạt động ). B2. Nghệ thuật: - Hình thức của các lời thoại nhân vật mà đặc điểm nổi bật là lời độc thoại nội tâm (6 lời thoại), đối thoại giữa Rômêô và Giuliét (10 lời thoại). - Sự tương phản, tính chất đối kháng quyết liệt của xung đột kịch mà Sếchxpia đã tạo dựng. - Ngôn ngữ kịch hết sức tự nhiên, nhuần nhị, phù hợp với đề tài, với nhân vật và là cách nói của tình yêu say đắm, hoà hợp chân thành. * Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên Học sinh Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS củng cố bài học: - Qua tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích? - Giá trị nghệ thuật của đoạn trích? + Học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV. 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật: 3. Tổng kết (Ghi nhớ SGK) * Hoạt động 5: GV dặn dò: - Đọc và học bài cũ. - Soạn bài mới: Ôn tập văn học. - Luyện tập theo yêu cầu SGK. ************************************************************* Ngày soạn:16/12/2008 Tiết 67, 68. ÔN TẬP VĂN HỌC A. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về VHHĐVN và VHNN đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11. - Củng cố và hệ thống những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại. - Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống. B. Phương thức dạy học: 1. Phương tiện: - Thiết kế dạy học của GV, SGK - Hỗ trợ bảng phụ, trình chiếu trên Power Point (nếu điều kiện cho phép). 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp , thuyết giảng, thảo luận nhóm C. Tiến trình bài day: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn bài của học sinh ở nhà để chuẩn bị cho bài ôn tập. 2. Giới thiệu bài mới: Dựa vào phần Mục tiêu bài dạy, giới thiệu ngắn gọn (Chuẩn bị tâm thế cho bài học). HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng đẫn HS ôn tập nội dung kiến thức theo câu hỏi SGK Câu hỏi 1: VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học trong thời kỳ này. Câu 2: Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh? GV xem bài Khái quát trong sgk, phần phân biệt tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại để hướng dẫn hs ôn tập. Trong quá trình so sánh GV dùng bảng phụ để HS đối chiếu cụ thể. Câu 3: Em hãy phân tích tình huống trong các truyện ngắn: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nguyễn Tuân) GV dẫn dắt: Sáng tạo tình huống là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn thường chứa đựng một tình huống, tài năng của nhà văn được thể hiện một phần ở chỗ sáng tạo nên những tình huống truyện độc đáo. Câu 4,5: GV kiểm tra bài soạn của một số HS và nhận xét nội dung bài làm. Câu 6: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt CTĐ (trích Vũ Như Tô)? Câu 8: Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận HS chú ý vào bài đã soạn ở nhà, theo dõi và trả lời các câu hỏi SGK HS dựa vào nội dung kiến thức đã học trong bài VHVN đầu TKXX đến CM Tháng Tám 1945 để trả lời câu hỏi, chú ý nhấn mạnh những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.. a. Bộ phận văn học công khai: - Dòng văn học LM: Là tiếng nói đầy cảm xúc phát huy cao trí tưởng tượng để diễn tả khát vọng và ước mơ. VHLM lấy con người làm trung tâm. khẳng định cái tôi và đi sâu vào thế giới nội tâm. Xu hướng này tìm đến tình yêu, thiên nhiên, quan tâm đến những cảm xúc mạnh mẽ và những tương phản gay gắt. - Dòng VHHTPP: Phơi bày hiện thực xã hội bất công đấu tranh chống áp bức, đề cập tới đề tài thế sự với thái độ phê phán xã hội, chú trọng tính chân thật, chính xác. Qúa trình phát triển của xã hội qua những hình tượng điển hình. b. Bộ phận văn học không công khai: Thơ văn Cách mạng: Thơ văn nửa hợp pháp (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, thơ văn Cách mạng) và thơ văn của các chiến sĩ trong tù. Dòng văn học này là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng lao động. Họ coi thơ văn là vũ khí, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng yêu nước và cách mạng. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS dựa vào bài Khái quát, tìm ra những yếu tố khác nhau để trả lời câu hỏi. Trong quá trình so sánh, HS chú ý những nét khác nhau cơ bản của tiểu thuyết hai thời kỳ. HS thảo luận theo bốn nhóm, mỗi nhóm 1 tác phẩm. Mỗi nhóm thảo luận một tình huống độc đáo trong từng truyện và cử đại diện trình bày. HS nộp vở soạn cho thầy giáo kiểm tra. HS cần tái hiện kiến thức trong đoạn trích để trả lời câu hỏi. Hs phân tích tâm trạng đau khổ của hai nhân vật A. Ôn tập I/ Câu 1: 1). Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều chịu sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Văn học hình thành theo hai khu vực và phân hóa thành nhiều dòng vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau cùng phát triển. Giai đoạn văn học này có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận nhiều xu hướng: Văn học công khai và văn học không công khai. + Văn học công khai: Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mỹ nên bộ phận VHCK lại phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính: VHLM và VHHT. + Văn học không công khai: Thơ văn CM, tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù. 2) Nguyên nhân: a. Sự thay đổi mau chóng và biến đổi sâu sắc cuả cơ cấu xã hội tạo nên công chúng mới. b. Vai trò của tầng lớp trí thức Tây học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân. c. In ấn, báo chí và hoạt động kinh doanh văn hóa phát triển. II. Câu 2: 1) So sánh: TTHĐ TTTĐ - Xem nhẹ cốt truyện, chú ý nhiều đến nhân vật, khám phá nội tâm nhân vật - Chú ý đến yêu cầu “tải đạo” nên thường kết thúc có hậu. - Trần thuật cuộc đời nhân vật theo trật tự thông thường của KG,TG. - Mượn những cảnh ước lệ để thể hiện ý đồ nghệ thuật. - Chủ yếu là truyện thơ, bút pháp cách điệu hóa với nhiều điển tích, điển cố. - Chú ý đặc biệt đến cốt truyện, những tình tiết li kỳ. - Tôn trọng quy luật tự nhiên trong cuộc sống nên kết thúc theo đúng quy luật ấy. - Có thể đảo lộn trật tự ấy để tạo ra hiệu quả nghệ thuật như mong muốn. - Xây dựng được nhiều bức tranh đẹp về thiên nhiên , sinh hoạt, phong tục ... - Văn xuôi Quốc ngữ, lời văn trong sáng, giản dị. 2) Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng: - Chưa thoát khỏi kết cấu chương hồi. - Kết thúc có hậu. - Nhân vật chủ yếu để minh họa cho quan điểm đạo đức. - Ngôn ngữ bình dân mộc mạc nhưng chưa đạt tới chuẩn mực ngôn ngữ văn chương. -> Chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết TĐ. III. Câu 3: 1/ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): Tình huống nhầm lẫn: Sự nhầm lẫn của đôi thanh niên người Pháp với nhân vật tôi, đóng vai trò người kể chuyện, với vua Khải Định đi vi hành. 2/ Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan): Tình huống trào phúng: Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao. 3/ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Tình huống éo le: Những tâm hồn tri âm tri kỷ bị đặt trong thế thù địch, việc cho chữ- công việc đầy tính văn hóa- lại diễn ra trong chốn ngục tù tối tăm, hôi hám. 4/ Chí phèo (Nam Cao): Tình huống bi kịch: Mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người và tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người. IV. Câu 4,5: Kiểm tra vở soạn. V. Câu 6: Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống mà phải đứng về phía nhân dân chống lại cái ác, cái xấu, phải sáng tạo được những tác phẩm có chất lượng cao và giá trị lâu dài để phục vụ nhân dân. VI. Câu 8 - Xung đột giữa khát vọng hạnh phúc và hoàn cảnh thù địch đã vây hãm con người gây đau khổ cho R và G. - Chỉ có tình yêu mới giải thoát được lòng thù hận từ nhiều đời nay của hai dòng họ. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập viết một đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 20 dòng theo yêu cầu câu hỏi số 7 sgk, trang 204. HS thực hành viết đoạn văn dài 20 dòng ở nhà. B. Luyện tập 3. Dặn dò: - Làm bài tập theo yêu cầu. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Tài liệu đính kèm: