I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hệ thống hóa các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực hóa học
a. Năng lực nhận thức hóa học
- Viết được PTHH minh họa cho tính chất hóa học và thể hiện mối quan hệ giữa các hidrocacbon với nhau
- Vận dụng làm được một số bài tập sơ đồ chuyển hóa, phân biệt, điều chế. của các hidrocacbon
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động
- Quan sát, thu thập thông tin, phân tích xử lí số liệu, dự đoán kết quả nghiên cứu
- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, trình bày kết quả
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên
- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, thực hiện KH, trình bày kết quả
Trường THPT Lương Thế Vinh Tổ Sinh – Hóa – Thể dục Gv. Nguyễn Thị Thơm Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. Bài 38: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. Môn học: Hóa học; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hệ thống hóa các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học. 2.2. Năng lực hóa học a. Năng lực nhận thức hóa học - Viết được PTHH minh họa cho tính chất hóa học và thể hiện mối quan hệ giữa các hidrocacbon với nhau - Vận dụng làm được một số bài tập sơ đồ chuyển hóa, phân biệt, điều chế.. của các hidrocacbon b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động - Quan sát, thu thập thông tin, phân tích xử lí số liệu, dự đoán kết quả nghiên cứu - Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, trình bày kết quả c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên - Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, thực hiện KH, trình bày kết quả - Ứng xử phù hợp với sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên 3. Phẩm chất - Xây dựng lòng biết ơn các nhà khoa học và ý thức học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch kế thừa hoạt động nghiên cứu khoa học giúp ích cho xã hội. - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên Học sinh Hệ thống câu hỏi và bài tập Chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo tâm lý hứng thú khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV kiểm tra bài cũ. c) Sản phẩm: HS nắm chắc kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Hoạt động 2.1: Hệ thống hóa về hiđrocacbon. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa về các loại hiđrocacbon cơ bản. b) Nội dung: HS làm việc với SGK, thảo luận nhóm. c) Sản phẩm: HS nắm chắc kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK và chuẩn bị từ trước. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trình bày. Bước 4: Kết luận nhận định: GV nhận xét, bổ sung và kết luận. I. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. ... ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử CnH2n + 2 (n ≥ 1) CnH2n (n ≥ 2) CnH2n - 2 (n ≥ 2) CnH2n - 6 (n ≥ 6) Đặc điểm cấu tạo - Chỉ có liên kết đơn C–C và C–H. - Chỉ có đồng phân mạch cacbon. - Có một liên kết đơn C=C. - Có đồng phân mạch cacbon, vị trí liên kết đôi. - Có đồng phân hình học. - Có một liên kết đơn C≡C. - Có đồng phân mạch cacbon, vị trí liên kết ba. - Có vòng benzen. - Có đồng phân mạch cacbon của nhóm ankyl, Vị trí tương đối của các nhóm ankyl. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1–C4 là chất khí; 5 là chất lỏng hoặc rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. Tính chất hóa học - Phản ứng thế (halogen). Ví dụ: - Phản ứng tách. Ví dụ: - Phản ứng oxi hóa. Ví dụ: - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX) Ví dụ: - Phản ứng trùng hợp. Ví dụ: - Phản ứng oxi hóa. Ví dụ: - Phản ứng cộng ) H2, Br2, HX) Ví dụ: - Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba ở đầu mạch. Ví dụ: - Phản ứng oxi hóa. Ví dụ: - Phản ứng thế (halogen, nitro). Ví dụ: - Phản ứng cộng Ví dụ: - Phản ứng oxi hóa ở mạch nhánh. Ví dụ: Ứng dụng - Làm nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi. - Làm nguyên liệu. - Làm nguyên liệu. - Làm nguyên liệu, dung môi. ... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Hoạt động 2.2: Sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon. a) Mục tiêu: Biết sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon cơ bản. b) Nội dung: HS làm việc với SGK, thảo luận nhóm. c) Sản phẩm: HS nắm chắc kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK và chuẩn bị từ trước. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trình bày. Bước 4: Kết luận nhận định: GV nhận xét, bổ sung và kết luận. II. SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CÁC LOẠI HIĐROCACBON. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: Bài làm của HS, kỹ năng tính toán hóa học. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời. PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài 38: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. MỤC TIÊU - Hệ thống hóa các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng. - Viết được PTHH minh họa cho tính chất hóa học và thể hiện mối quan hệ giữa các hidrocacbon với nhau - Vận dụng làm được một số bài tập sơ đồ chuyển hóa, phân biệt, điều chế.. của các hidrocacbon TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Hệ thống hóa về hidrocacbon https://www.youtube.com/watch?v=i-WViooejcI Sách giáo khoa hóa học 11 của NXB giáo dục CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TỰ HỌC Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau: ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử Đặc điểm cấu tạo phân tử Tính chất vật lý Tính chất hóa học Ứng dụng Câu 2: Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau: Etan →etilen→ polietilen Metan→ axetilen→vinylaxetilen→buta-1,3-đien→ polibutadien CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Câu 1: Cho các chất sau: C2H6, C2H4, C4H10 và benzen. Chất nào phản ứng với dung dịch nước brom? A. C2H4. B. C2H6. C. C4H10. D. C6H6 (benzen). Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch? A. toluen. B. stiren. C. hexan. D. benzen. Câu 3: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường? A. etilen. B. stiren. C. axetilen. D. benzen. Câu 4: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? A. toluen. B. axetilen. C. propen. D. stiren. Câu 5: Hiđrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành tủa? A. Stiren. B. Đimetylaxetilen. C. But-1-in. D. But-1,3-đien. Câu 6: Chỉ ra quá trình khác biệt với 3 quá trình còn lại: sự cháy, sự quang hợp, sự hô hấp, sự oxi hoá chậm? A. Sự cháy. B. Sự quang hợp. C. Sự hô hấp. D. Sự oxi hoá chậm. Câu 7: Có 5 công thức cấu tạo, đó là công thức của mấy chất? A. 1 chất B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 8: Cho toluen tác dụng với Cl2 trong điều kiện có ánh sáng (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm hữu cơ thu được là A. o-clotoluen. B. m-clotoluen. C. p-toluen. D. benzyl clorua. Câu 9: Khi vòng benzen đã có sẵn một nhóm ankyl thì nhóm thế kế tiếp sẽ ưu tiên vào vị trí: A. meta. B. ortho và para. C. meta và para. D. ortho và meta. Câu 10: Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metylbut-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. ĐÁP ÁN PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Công thức phân tử Đặc điểm cấu tạo phân tử - Chỉ có liên kết đơn C-C và C-H. - Có đồng phân về mạch C. - Có một liên kết đôi C=C. - Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi. Một số anken có đồng phân hình học. - Có một liên kết ba . - Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ba. - Có vòng benzen. - Có đồng phân mạch C của nhánh ankyl và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl. Tính chất vật lý - Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; từ C5 là chất lỏng hoặc rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. Tính chất hóa học - Phản ứng thế halogen. - Phản ứng tách. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX,). - Phản ứng trùng hợp. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng cộng (H2, Br2, HX,). - Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử C của liên kết ba ở đầu mạch. - Phản ứng oxi hóa. - Phản ứng thế halogen, nitro. - Phản ứng cộng. - Phản ứng oxi hóa. Ứng dụng Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi Làm nguyên liệu Làm nguyên liệu. Làm dung môi, nguyên liệu. CH3‒CH3 xt, t0 CH2=CH2 + H2 n CH2=CH2xt, P, t0 2CH4 C2H2 + 3H2 2CH≡CH xt, t0 CH2=CH‒C≡CH CH2=CH‒C≡CH + H2 xt, t° CH2=CH‒CH =CH2 Câu 1: Cho các chất sau: C2H6, C2H4, C4H10 và benzen. Chất nào phản ứng với dung dịch nước brom? A. C2H4. B. C2H6. C. C4H10. D. C6H6 (benzen). Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch? A. toluen. B. stiren. C. hexan. D. benzen. Câu 3: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường? A. etilen. B. stiren. C. axetilen. D. benzen. Câu 4: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? A. toluen. B. axetilen. C. propen. D. stiren. Câu 5: Hiđrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành tủa? A. Stiren. B. Đimetylaxetilen. C. But-1-in. D. But-1,3-đien. Câu 6: Chỉ ra quá trình khác biệt với 3 quá trình còn lại: sự cháy, sự quang hợp, sự hô hấp, sự oxi hoá chậm? A. Sự cháy. B. Sự quang hợp. C. Sự hô hấp. D. Sự oxi hoá chậm. Câu 7: Có 5 công thức cấu tạo, đó là công thức của mấy chất? A. 1 chất B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 8: Cho toluen tác dụng với Cl2 trong điều kiện có ánh sáng (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm hữu cơ thu được là A. o-clotoluen. B. m-clotoluen. C. p-toluen. D. benzyl clorua. Câu 9: Khi vòng benzen đã có sẵn một nhóm ankyl thì nhóm thế kế tiếp sẽ ưu tiên vào vị trí: A. meta. B. ortho và para. C. meta và para. D. ortho và meta. Câu 10: Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metylbut-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Tài liệu đính kèm: