Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tt)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tt)

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức:

Biết được :

 Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

Kĩ năng:

 Quan sát được thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất của ankin.

 Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

 Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.

 Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

 Xác định CTPT, Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

B. Trọng tâm:

• Hiểu tính chất hóa học của ankin.

 

doc 5 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 32: Ankin (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung 
Bài 32: ANKIN (tt)
I. MỤC TIÊU:
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức:
Biết được :
- Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
Kĩ năng:
- Quan sát được thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất của ankin.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.
- Xác định CTPT, Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.
B. Trọng tâm:
Hiểu tính chất hóa học của ankin.
II. PHƯƠNG PHÁP :
	Vận dụng - đàm thoại - nêu vấn đề - giải đáp - trực quan
III. CHUẨN BỊ :
Hóa chất: CaC2, nước brom, dung dịch AgNO3, dung dịch KMnO4, nước cất.
Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu định nghĩa ankin, công thức chung của ankin và viết công thức cấu tạo của but-1-in?
Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Tính chất hóa học
Em hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankin có gì giống và khác nhau?
→Vì ankin có 2 liên kết π kém bền nên dễ dàng tham gia vào các phản ứng gì? Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về phản ứng cộng của ankin.
- Ankin có liên kết 3 trong phân tử, trong đó có 2 liên kết π kém bền nên dễ tham gia phản ứng cộng. Em hãy cho biết ankin có thể cộng với những chất nào?
HS: 
- Giống: trong phân tử đều có liên kết σ và liên kết π, đều là H.C không no mạch hở. 
- Khác: ankin có 2 liên kết π, anken chỉ có 1 liên kết π.
Hs: các phản ứng cộng, phản ứng thế bằng ion kim loại, phản ứng oxi hóa.
- Hs: Cộng hiđro, cộng brom, clo, HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO ...)
III. Tính chất hóa học:
Phản ứng cộng:
Tuỳ điều kiện phản ứng ankin tham gia phản ứng cộng với 1 hoặc 2 phân tử tác nhân tạo thành hợp chất HCB không no loại anken hoặc hợp chất no.
Khi có Ni (Pt, Pd) làm xúc tác, ankin cộng H2 tạo thành anken, sau đó tiếp tục công H2 tạo ankan.
- Từ đó một em lên bảng viết phương trình axetilen tác dụng với H2.
- Tương tự, viết PTPỨ của axetilen cộng brom, clo, HX. (cũng xảy ra 2 giai đoạn liên tiếp). Muốn dừng lại ở giai đoạn thứ nhất thì thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp.
- Muốn phản ứng chỉ tạo thành sản phẩm là anken thì phải cần điều kiện xúc tác gì?
*Lưu ý: các phản ứng cộng HX cũng tuân theo quy tắc Mác-cốp-nhi-cốp.
- Ngoài khả năng cộng với các tác nhân khác, các phân tử ankin, cụ thể là C2H2 còn có thể tự cộng 2 phân tử với nhau tạo thành sản phẩm. Dự đoán kết quả.. viết pt.
-Tương tự, 3 phân tử axetilen cộng với nhau tạo benzen.
Hs: viết các PTPỨ: 
-Axetilen tác dụng H2 xúc tác Ni và xúc tác Pd.
-Axetilen tác dụng brom, clo.
-Axetilen tác dụng HCl, H2O
a. Cộng H2:
CH º CH + H2 CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2 CH3 - CH3
HC º CH +H2 CH2 = CH2
-Khi dùng xúc tác là hỗn hợp Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng 1H tạo thành anken.
- Đặc tính này dùng để điều chế anken từ ankin.
b. Cộng Br2, Cl2:
CH º CH + Br2 CHBr = CHBr (1,2-đibrometen)
CHBr = CHBr + Br2 CHBr2 - CHBr2 (1,1,2,2-metrađibrometen)
c. Cộng (X là OH, Cl, Br, CH3COO ...):
CH º CH + HClCH2=CHCl (vinyl clorua)
CH2=CHCl+HClCH3 - CHCl2 (1,1-đicloetan)
-Khi có xúc tác thích hợp HgCl2, ankin công HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken. (dừng ở giai đoạn 1)
CH º CH + HCl CH2= CHCl
CHºC-CH3 + HCl ® CH2 = CCl-CH3
CH2 =CCl –CH3 + HCl ®CH3 –CCl2-CH3
-Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1
CHºCH + HOH [CH2 = CH-OH]
¯
CH3 –CH=O
aldehid acetic
Phản ứng đime và trime hoá:
2CHºCH CH2 = CH-CºCH
 Vinylacetilen
3CHºCH C6H6
benzen
-Biểu diễn dẫn giải thí nghiệm : điều chế axetilen từ CaC2 và sục trực tiếp vào dd AgNO3. 
*Giải thích: do axetilen phản ứng với dung dịch AgNO3 (vì axetilen có nguyên tử H liên kết trực tiếp với C nối ba đầu mạch có tính linh động có thể bị thay thế bởi ion kim loại, but-2-n không có nối ba đầu mạch nên không phản ứng với AgNO3)
- Yêu cầu hs viết ptpư của propin với AgNO3 trong NH3.
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
*Có kết tủa vàng xuất hiện.
HS viết phương trình phản ứng minh họa.
Phản ứng thế bằng ion kim loại :
CH º CH + 2AgNO3 + 2NH3 
Ag - C º C - Ag + 2NH4NO3
Bạc axetilenua
Nhận xét: Chỉ H ở liên kết ba được thế bởi ion kim loại.
 Các ank-1-in khác cũng phản ứng tương tự C2H2
=> phân biệt ank-1-in với anken và ankin khác.
-Hãy viết ptrình axetilen cháy trong oxi, từ đó suy ra phương trình phản ứng tổng quát đốt cháy ankin.
- Hãy so sánh số mol của CO2 và H2O.
- Kết luận: khi đốt cháy một HC mà có số mol CO2 > H2O thì đó là ankin hay ankađien.
- Biểu diễn thí nghiệm sục C2H2 vào dd KMnO4.
- KMnO4 và dd Brom có thể dùng để phân biệt ankin được không.
- Viết phương trình 
- Số mol của CO2 > H2O
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
*Dd KMnO4 mất màu.
Phản ứng oxi hoá:
phảnứng oxi hoá hoàn toàn:
CnH2n-2+O2nCO2+(n-1)H2O
 Phản oxi hoá không hoàn toàn: 
Ankin làm mất màu dung dịch KMnO4
C2H2 + 2KMnO4 + 2H2O → C2H4O4 + 2MnO2 + 2KOH 
Hoạt động 2: Điều chế và ứng dụng
- Yêu cầu HS nêu nguyên tắc điều chế Axetilen trong PTN và trong CN.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu ứng dụng của Ankin.
IV. Điều chế:
Thuỷ phân CaC2:
CaC2 + HOH ® C2H2 + Ca(OH)2
Nhiệt phân metan ở 15000C.
2CH4 CH º CH + 3H2­
V. Ứng dụng:
1. làm nhiên liệu 
- Làm đèn xì......
2. làm nguyên liệu 
- Dùng điều chế các hoá chất khác.
V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 * Viết ptpư xảy ra khi cho:
propin tác dụng với H2
propin tác dụng với dd Br2 dư.
Propin tác dụng với HCl
VI. Dặn dò
- Làm bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 145/SGK
- Chuẩn bị bài Luyên tập ANKIN.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_32_ankin_tt.doc