Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 31: Phản ứng hữu cơ

Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 31: Phản ứng hữu cơ

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Hs biết:

- Cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự bíên đổi phân tử chất đầu

- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian

 2. Kỹ năng:

 HS vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian

II. Trọng tâm

- Phân loại phản ứng hữu cơ

- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị

III. Chuẩn bị:

- GV: Hệ thống câu hỏi (bài tập, phíêu học tập)

- HS: Ôn tập lại một số phản ứng hữu cơ đã biết ở lớp 9

IV. Phương pháp:

- Thuýêt trình

- Sử dụng bài tập hoá học

V. Tiến trình bài lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 31: Phản ứng hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp:
Nhóm 6
CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỮU CƠ
Bài 31: PHẢN ỨNG HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Hs biết:
Cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự bíên đổi phân tử chất đầu
Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian
 2. Kỹ năng:
	HS vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian
II. Trọng tâm
Phân loại phản ứng hữu cơ
Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị
III. Chuẩn bị: 
GV: Hệ thống câu hỏi (bài tập, phíêu học tập)
HS: Ôn tập lại một số phản ứng hữu cơ đã biết ở lớp 9
IV. Phương pháp:
Thuýêt trình
Sử dụng bài tập hoá học
V. Tiến trình bài lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hđ1: Phân loại phản ứng hữu cơ
? Cho 1 ví dụ về phản ứng hữu cơ đã học ở lớp 9
- Trong hoá học hữu cơ, khi phân loại phản ứng người ta dựa vào sự bíên đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng. Có 3 loại phản ứng hữu cơ:
+ Phản ứng thế: 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử khác
+ Phản ứng cộng: phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.
+ Phản ứng tách: 1 vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hoặc bị phân huỷ tạo thànhcác nguyên tử, phân tử nhỏ hơn
? Dựa vào định nghĩa, hãy phân loại các phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào? (Phiếu học tập 1)
- GV nhận xét
Hđ2: Các kiểu liên kết cộng hoá trị - phân cắt đồng ly
? Hãy nhìn vào sơ đồ mô tả cơ chế phản ứng giữa Cl2 và CH4 và sự phân cắt C3H8 (SGK/ 130). Nhận xét về sự di chuyển của cặp e dùng chung giữa 2 nguyên tử Cl và giữa nguyên tử C với H
- GV kết luận
? Trong sơ đồ trên, hãy chỉ ra các gốc tự do
- Nếu e độc thân nằm trên nguyên tử C ta có gốc cacbo tự do
- Phân cắt đồng li dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ sẽ tạo ra các gốc tự do
- Các gốc tự do khá hoạt động, chúng có khả năng phản ứng cao.
? Trong các gốc tự do của phản ứng trên, gốc nào là gốc cacbo tự do
Hđ3: Phân cắt dị li và đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation
? Theo dõi Vd SGK, nhận xét về sự di chuyển của cặp e trên nguyên tử O
- GV giảng:Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp e dùng chung trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất 1e trở thành cation
- Trong 2 Vd trong SGK, do Cl; Br có độ âm điện lớn hơn bên nó sẽ hút cặp e về phía mình tạo các anion Cl- và Br-.
- Cation mà điện tích dương nằm trên nguyên tử C à cacbocation (R+)
- Cacbocation được hình thành do tác dụng của dung môi phân tử
- GV: gốc cacbo tự do (R.)
 cacbocation (R+) đều rất kém bền, thời gian tồn tại ngắn, khả năng phản ứng cao
- R. ; R+ được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và chuyển hoá ngay thành sản phẩm được gọi là các tiểu phân trung gian
Hđ4: Củng cố, dặn dò
- Củng cố: Phíêu học tập số 2
- Dặn dò: Làm bài tập SGK, chuẩn bị ôn tập luyện tập
- Dự kíên:
C2H5OH + Na à C2H5ONa + H2
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm
- Dự kiến: Đôi e dùng chung được chia đều cho 2 nguyên tử liên kết
- HS ghi bài
- HS: CH3. ; CH3CH2. ; Cl. là các gốc tự do
- HS nghe và ghi bài
- CH3. ; CH3CH2. là gốc cacbo tự do
- Dự kiến: cặp e trên nguyên tử O cho hẳn nguyên tử H trong phân tử HCl tạo H3O+
- HS lắng nghe
- HS nghe giảng, ghi bài
- HS nghe giảng, ghi bài
Bài 31: PHẢN ỨNG HỮU CƠ
I. Phân loại phản ứng hữu cơ
- Cơ sở phân loại: Dựa vào sự bíên đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng
- Có 3 loại phản ứng hữu cơ:
1. Phản ứng thế: 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử khác
Vd: 2C2H5O – H + 2Na à 2C2H5ONa + H2
2. Phản ứng cộng: : phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác
Vd: CH2=CH2 + Br2 à CH2 – CH2 
Br
Br
3. Phản ứng tách: 1 vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hoặc bị phân huỷ tạo thànhcác nguyên tử, phân tử nhỏ hơn
 to
Vd: C3H8 à CH4 + C2H4
II. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị
 1. Phân cắt đồng li
- Phân cắt đồng li là sự phân cắt liên kết trong đó đôi e dùng chung được chia đều cho 2 nguyên tử liên kết tạo ra các tiểu phân mang e độc thân gọi là các gốc tự do (R.)
- Nếu e độc thân nằm trên nguyên tử C ta có gốc cacbo tự do
- Phân cắt đồng li dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ sẽ tạo ra các gốc tự do
- Các gốc tự do khá hoạt động, chúng có khả năng phản ứng cao.
 2. Phân cắt dị li
- Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp e dùng chung trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất 1e trở thành cation
Vd: 
- Cation mà điện tích dương nằm trên nguyên tử C à cacbocation (R+)
- Cacbocation được hình thành do tác dụng của dung môi phân tử
 3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation
- R. ; R+ kém bền, thời gian tồn tại ngắn, khả năng phản ứng cao.
- R. ; R+ được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và chuyển hoá ngay thành sản phẩm được gọi là các tiểu phân trung gian
PHIẾU HỌC TẬP 1: Phân loại các phản ứng sau:
PHIẾU HỌC TẬP 2: Cho các tiểu phân: gốc tự do hydroxyl, nguyên tử Clo; gốc metyl; anion hydroxyt; anion clorua; cation metyl
Víêt CTCT của chúng
Chỉ rõ đâu là gốc tự do, đâu là cacbo tự do, cacbocation và anion.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop11-31.doc