Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 29 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 29 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực & sự dẫn điện tự lực trong chất khí.

- Nắm được bản chất của dòng điện trong chất khí

 - Nắm được điều kiện tạo ra quá trình dẫn điện tự lực

b. Về kĩ năng

 - Trình bày được các ứng dụng của quá trình phóng điện trong chất khí

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

- Bộ thí nghiệm và quá trình phóng điện trong chất khí

- Hình 15.3, 15.5 phóng to

 b. Chuẩn bị của HS

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 18404Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 29 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2009
Ngày dạy : 30/11/2009 
Ngày dạy : 30/11/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 29 - Bài 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực & sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
- Nắm được bản chất của dòng điện trong chất khí
	- Nắm được điều kiện tạo ra quá trình dẫn điện tự lực
b. Về kĩ năng
	- Trình bày được các ứng dụng của quá trình phóng điện trong chất khí
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Bộ thí nghiệm và quá trình phóng điện trong chất khí
- Hình 15.3, 15.5 phóng to
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập bản chất của dòng điện trong các môi trường
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
	- Câu hỏi: Dòng điện là gì, chiều dòng điện được quy ước như thế nào các hạt tải điện trong môi trường kim loại và trong chất điện phân là những hạt nào?
	- Đáp án: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện 
	Chiều dòng điện được quy ước là chiều chuyển động của các điện tích dương
	Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt electron
	Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau
	- Đặt vấn đề: Ngày nay, để tiết kiệm điện dùng để thắp sáng, người ta khuyên không nên dùng đèn có dây tóc nóng đỏ. Trong gia đình nên dùng đèn ống, ngoài đường phố nên dùng đèn thuỷ ngân và đèn natri (đèn vàng). Vậy các loại đèn này hoạt động trên nguyên lí nào mà lại tiết kiệm điện 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (6 Phút): Tìm hiểu chất khí là môi trường cách điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung bài dạy
- Theo dõi
? Nếu chất khí là môi trường dẫn điện thì sẽ như thế nào khi trong thực tế có nhiều đường dây điện trần
? Tại sao chất khí là chất cách điện
? Trả lời C1
- Phân tích đáp án C1
TL: .....
TL: Bình thường chất khí không chứa các điện tích tự do. Chất khí gồm những nguyên tử trung hoà điện.
TL: ..............
- Ghi nhớ
I. Chất khí là môi trường cách điện
- Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện 
Hoạt động 2 (10 Phút): Tìm hiểu sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát hình 15.1 SGK và đọc thông tin tìm hiểu hiện tượng
- Trình bày thí nghiệm hình 15.2 
? Ban đầu chất khí có chứa hạt tải điện tự do không
? Khi có ngọn lửa đèn ga dòng điện trong chất khí tăng lên điều đó chứng tỏ được điều gì
? Tia tử ngoại có tác dụng như ngọn đèn ga tia tử ngoại có tác dụng gì
? Trả lời C2
- Quan sát và trình bày hiện tượng
- Quan sát và trả lời theo gợi ý GV
TL: Chất khí là môi trường có rất ít hạt tải điện tự do
TL: Ngọn lửa đèn ga có tác dụng làm tăng các hạt tải điện ⇒ theo hình thức ion hoá chất khí ở điều kiện áp suất thường
TL: Bức xạ tử ngoại có tác dụng như ngọn lửa đèn ga ⇒ điều có tác dụng ion hoá chất khí
TL: Vì chất khí bị các tác nhân ion hoá như tia vũ trụ, tia tử ngoại trong bức xạ của Mặt trời.... chiếu vào
II. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường
- Khí bị các tác nhân ion hoá như tia vũ trụ, tia tử ngoại..... chất khí trở nên dẫn điện 
Hoạt động 3 (20 Phút): Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Treo hình 15.3 SGK
? Em hãy nêu hiện tượng, điều kiện có sự phóng điện trong chất khí
? Các hạt mạng điện xuất hiện trong chất khí sau bị ion hoá là gì
? Khi chưa có điện trường có xảy ra hiện tượng phóng điện không
? Khi có điện trường xảy ra hiện tượng phóng điện như thế nào?
? Bản chất dòng điện trong chất khí
? Có những dạng phóng điện nào
? Thế nào là phóng điện tự lực và không tự lực
? Nêu đặc điểm của quá tình phóng điện không tự lực
? Trả lời C3
? Thế nào là hiện tượng nhân số hạt tải điện
- Quan sát 
TL: Phải có tác nhân ion hoá
TL: Là ion dương, ion âm và các electron
TL: Không có
TL: Khi có điện trường các ion dương chuyển dời theo chiều điện trường còn các ion âm và electron thì chuyển dời ngược chiều điện trường
TL: .........
TL: Phóng điện tự lực và không tự lực
TL: Dòng điện không tuân theo định luật Ôm
TL: Khi mọi electron và ion sinh ra đều đi đến các điện cực , không bị tái hợp với nhau ở dọc đường
- Nêu khái niệm như Sgk
Bản chất dòng điện trong chất khí
1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá
- Sự ion hoá chất khí 
- Tác nhân ion hoá 
- Bản chất của dòng điện trong chất khí: Sgk – T88
2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
- Khái niệm: 
- Điều kiện:
- Đặc điểm: dòng điện không tuân theo định luật Ôm
3. Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực
- Khái niệm: Sgk – T88
- Cho HS cả lớp đọc SGK và quan sát hình 15.5
? Hãy mô tả quá trình nhân số hạt tải điện 
- Chính xác hoá, phân tích quá trình
? Trả lời C4
- Đọc Sgk và quan sát H15.5
- Mô tả quá trình như Sgk
- Ghi nhớ
TL: Không, vì mật độ các hạt tải điện ở các điểm khác nhau không giống nhau
- Quá trình nhân số hạt tải điện: Sgk – T89
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	? Trong giờ học, cần nắm vững nội dung kiến thức nào? tóm tắt?
	- GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết
	- Đọc trước phần còn lại của bài
	- Tiết sau: dòng điện trong chất khí (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 29.docx