Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 13, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2021-2022 - Lục Thị Hải Hà

Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 13, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2021-2022 - Lục Thị Hải Hà

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Học sinh biết được ý nghiã của cấu trúc rẽ nhánh.

 - Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.

 - Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và dạng đủ

- Hiểu được cấu trúc rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán

 - Học sinh nắm được cú pháp câu lệnh ghép.

 - Đối với HSKT biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhãnh, dạng thiếu và dạng đủ, ý nghĩa hoạt động của hai dạng trên.

 2. Kĩ năng.

-Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If . then . else . trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.

-Viết được các lệnh rẽ nhánh áp dụng trong một số trường hợp đơn giản

3. Thái độ

- Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh.

- Làm cho học sinh thêm yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.

- Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm

- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình, cách giải quyết vẫn đề chu đáo, cẩn thận, sáng tạo.

 

doc 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 13, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2021-2022 - Lục Thị Hải Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13:	Bài 9 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Ngày soạn : 12/11/2021
Dạy tại các lớp
Ngày dạy
Lớp
Hs vắng
11A1
11A2
11A3
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Học sinh biết được ý nghiã của cấu trúc rẽ nhánh.
 	- Học sinh biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh.
 	- Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu và dạng đủ 
- Hiểu được cấu trúc rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán
 - Học sinh nắm được cú pháp câu lệnh ghép.
	- Đối với HSKT biết được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhãnh, dạng thiếu và dạng đủ, ý nghĩa hoạt động của hai dạng trên.
 2. Kĩ năng.
-Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If ... then ... else ... trong ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.
-Viết được các lệnh rẽ nhánh áp dụng trong một số trường hợp đơn giản
3. Thái độ
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh.
- Làm cho học sinh thêm yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.
- Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình, cách giải quyết vẫn đề chu đáo, cẩn thận, sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.
- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ khi học Tin học để phục vụ cho công việc.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, vấn đáp, hướng dẫn, kỹ thuật phòng tranh...
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu, máy tính.
Học sinh:
- Vở ghi học sinh
- Sách giáo khoa tin học lớp 11
IV. Chuỗi các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động:2’
GV: Trình chiếu chạy chương trình Pascal cho bài toán Giải phương trình ax+b=0 chưa sử dụng câu lệnh rẽ nhánh với các bộ dữ liệu đầu vào khác nhau.
 - Nhập bộ dữ liệu (a, b) như sau: (2,1); (0,2). Yêu cầu học sinh cho biết tại sao chương trình bị lỗi ở bộ số (0, 2).
HS: Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời của mình.
GV: Nhận xét, bổ sung : Vậy với các kiến thức đã học chưa đủ để giải quyết tình huống trên, để giải quyết được ta cần tìm hiểu một cấu trúc mới đó là: cấu trúc rẽ nhánh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh: 
1. Mục tiêu: Hiểu cấu trúc mệnh đề rẽ nhánh; 
2. Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề;
3. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính
4. thời gian thực hiện: 10’ 
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1. Rẽ nhánh
Ví dụ : Đưa ra hai mệnh đề 
‘nếu.thì.’ và ‘nếu..thì.nếu không thì.’
* Ta có hai dạng rẽ nhánh:
+ Dạng 1: gọi là dạng rẽ nhánh khuyết- thiếu
Nếu....thì.....
+ Dạng 2: gọi là dạng rẽ nhánh đầy đủ
Nếu....thì.....nếu không thì.....
* Ví dụ:
Giải phương trình bậc hai
ax2+ bx+ c= 0 (a#0)
ta đi tính giá trị Delta
Delta= b2- 4ac
nếu Delta không âm, ta sẽ đưa ra các nghiệm 
nếu Delta âm, ta thông báo phương trình vô nghiệm
Ò Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh
nhập a,b,c
DÑ b2- 4ac
D>=0
 Sai Đúng
vô nghiệm
nghiệm x1, x2
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV:chia nhóm, trình chiếu hai ví dụ của bài toán đặt vẫn đề, yêu cầu các nhóm, mỗi nhóm lấy 1 ví dụ về hai dang trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ;
HS: qua sát, lẵng nghe câu hỏi của GV, hoạt động trao đổi theo nhóm.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo;
GV: gọi đại diện các nhóm báo cáo.
Bước4:Phương án kiểm tra, đánh giá.
GV: Tổng hợp câu hỏi trả lời, chuẩn hóa. Kết luận : khi giải các bài toán thao tác tiếp theo phải phụ thuộc vào thao tác trước đó, với các thao tác như trên ta gọi là cấu trúc rẽ nhánh.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu Câu lệnh If-then: 
Mục tiêu: 
-HS biết được câu lệnh IF- THEN dạng thiếu và dạng đủ;
-Ý nghĩa hoạt động của câu lệnh dạng thiếu và dạng đủ ;
- Viết được câu lệnh điều kiện rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
 -Thuyết trình, hoạt động nhóm, 
3. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giấy A0, bút dạ, đề bài.
4. Thời gian thực hiện:15’
Nội Dung
Hoạt đội của GV và HS
2. Câu lệnh if- then
a) Dạng thiếu
if then 
b) Dạng đầy đủ
if then else 
trong đó:
+ Điều kiện là biểu thức lôgic
+ Câu lệnh, câu lệnh1, câu lệnh2: là các câu lệnh của Pascal
- Sơ đồ dạng thiếu:
Câu lệnh
điều kiện
	đúng
 Sai
- Sơ đồ dạng đầy đủ:
câu lệnh 1
điều kiện
câu lệnh 2
	sai	 đúng
+ ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ được bỏ qua
+ ở dạng đủ: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh2 sẽ được tính.
GV: Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng thiếu và đầy đủ.
GV: Giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh.
HS: Lắng nghe, ghi cấu trúc, ý nghĩa hoạt động của hai câu lệnh trên.
Bước1: Giao nhiệm vụ:
GV: Chia nhóm, Trình chiếu 2 slide ví dụ 3, ví dụ 4, yêu cầu các nhóm sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ áp dụng vào bài toán .
HS. Lăng nghe quan sát yêu cầu của bài, các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến.
Bước2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Trao đổi thống nhất trình bày sản phẩm ra giấy.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác, nhận xét,đóng góp ý kiến.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá:
GV: trình chiếu đáp án, chạy thử chương trình trên máy chiếu,test, HS quan sát đối chiếu với bài của nhóm.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về câu lệnh ghép
1. Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh ghép ;
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, phát vẫn đặt vẫn đề.
3. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
4. Thời gian thực hiện:5’
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Pascal có dạng:
Begin
;
End;
Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh trên có thể là câu lệnh ghép.
Thuật ngữ câu lệnh được hiểu chung trong câu lệnh đơn và câu lệnh ghép.
GV: Theo cú pháp, sau một số từ khoá (như then hoặc else) phải là một câu lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thao tác sau những tên dành riêng đó khá phức tạp, đòi hỏi không chỉ một mà là nhiều câu lệnh để mô tả. Trong các trường hợp như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép (hay câu lệnh hợp thành).
HS:Lắng nghe, ghi cấu trúc câu lệnh ghép 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
GV:trình chiếu 1 bài toán đặt vẫn đề, yêu cầu HS sử dụng câu lệnh ghép đưa vào bài toán đặt vẫn đề.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Thảo luận theo nhóm, ghi ra giấy câu lệnh ghép.
Bước 3: Thảo luận báo cáo:
HS: đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả 
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV: nhận xét kết quả của các nhóm, trình chiếu slide tương ứng, lưu ý kết thúc câu lệnh ghép bằng (;)
 Hoạt động 4: Một số ví dụ.
1. Mục tiêu: HS hiểu và cài đặt được chương trình giải phương trình bậc hai ax2+bx+c =0;
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Hoạt động nhóm, đặt vẫn đề, tìm tòi nghiên cứu.
3. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giấy A0, bút dạ, chương trình minh họa.
4. Thời gian thực hiện:8’
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Program VD1; {Khai bái tên chương trình}
uses crt ; {Khai báo thư viện}
var a,b,c:real; {khai báo biến}
D,x1,x2:real;
begin
write(' nhap a,b,c:'); {đưa ra dòng thông báo}
readln(a,b,c); {Thủ tục nhập a,b,c}
D:=b*b-4*a*c; {CL gán để tính D}
if D<0 then {câu lệnh if –then dạng đủ}
write('phuong trinh vo nghiem')
else
begin
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);{CL ghép đưa KQ}
x2:=-b/a-x1;
end;
readln
end.
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: trình chiếu chương trình cài đặt bài toán giải phương trình bậc 2 hoàn chỉnh trên slide đã chuẩn bị trước.
GV: yêu cầu các nhóm giải thích các câu lệnh trong chương trình trên.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS: các nhóm trao đổi, thảo luận, viết ra giấy A0.
GV: qua sát hỗ trợ.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
GV gọi 1 nhóm báo cao.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV:nhận xét các kết quả của các nhóm.
 C. Hoạt động luyện tập vận dụng
1. Mục tiêu: củng cố các kiến thức, nội dung đã học trong bài học và luyện tập về câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Hoạt động nhóm, đặt vẫn đề, tìm tòi nghiên cứu.
3. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giấy A0, bút dạ, đề bài in trước giao cho hs
4. Thời gian thực hiện:5’
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Viết chương trình kiểm tra và in ra màn hình số lớn nhất trong 2 số a và b.
Program kiemtra;
Var a, b:integer;
Begin
Write(‘nhap gia tri cho a va b:’); readln(a,b);
If a <b then Write(a,‘ la so lon nhat’);
Else Write(b,‘ la so lon nhat’);
Readln
End.
Bước 1: giao nhiệm vụ:
GV: trình chiếu yêu cầu đề bài, phân tích bài toán.
HS; Lẵng nghe, quan sát trên máy chiếu
GV: yêu cầu các nhóm viết chương trình vào giấy A0
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS: Các nhóm dung bút, giấy, đề bài in sắn viết vào giấy A0.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
HS: dán bài của các nhóm lên bảng, các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến;
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá:
GV:trình chiếu đáp án, chạy thử chương trình trên máy chiếu, test, HS quan sát đối chiếu với bài của nhóm.
D. Hoạt động tìm tòi, sang tạo.
- HS về nhà làm bài tập 1, 2, 4 trang 50,51 SGK.
V. Rút kinh nghiệm:
	Phê duyệt của tổ chuyên môn
	 Trùng khánh, ngày 13/11/2021
 Lục Thị Hải Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_11_tiet_13_bai_9_cau_truc_re_nhanh_nam_h.doc