Giáo án môn Tin học 11 - Bài dạy: Kiểu xâu (tiết 1)

Giáo án môn Tin học 11 - Bài dạy: Kiểu xâu (tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Kiến thức:

 - Biết được xâu là một dãy ký tự.

 - Biết cách khai báo xâu, truy nhập phần tử của xâu.

 - Biết các phép toán liên quan đến xâu.

 - Nắm được cấu trúc chung và chức năng của thủ tục delete và insert trong xâu.

 2. Kỹ năng:

 - Khai báo được biến xâu trong ngôn ngữ lập trình.

 - Nhận biết và bước đầu sử dụng thủ tục detele và insert để giải quyết một số bài tập đơn giản

 3. Tư tưởng, thực tế:

 - Học sinh cần có thái độ nghiêm túc, chú ý và thích thú trong giờ học.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2651Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài dạy: Kiểu xâu (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GD & ĐT TỈNH KON TUM
	TRƯỜNG THPT KON TUM
Họ tên GV hướng đẫn	: Nguyễn Thị Tuyết Nhung	Tổ chuyên môn	: Tin – Thiết bị
Họ tên SV	: Nguyễn Thị Thúy Trinh	Môn dạy	: Tin học
SV trường ĐH	: Quy Nhơn	Năm học	: 2012 - 2013
Ngày soạn	: 28/02/2013 	Thứ/ngày lên lớp: Thứ 5, 07/03/2013
Tiết dạy	: 4 Lớp dạy: 11A10
BÀI DẠY : KIỂU XÂU (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
 - Biết được xâu là một dãy ký tự.
 - Biết cách khai báo xâu, truy nhập phần tử của xâu.
 - Biết các phép toán liên quan đến xâu.
 - Nắm được cấu trúc chung và chức năng của thủ tục delete và insert trong xâu.
 2. Kỹ năng:
 - Khai báo được biến xâu trong ngôn ngữ lập trình.
 - Nhận biết và bước đầu sử dụng thủ tục detele và insert để giải quyết một số bài tập đơn giản
 3. Tư tưởng, thực tế:
 - Học sinh cần có thái độ nghiêm túc, chú ý và thích thú trong giờ học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1. Phương pháp:
 - Giảng giải, đặt vấn đề, vấn đáp.
 2. Đồ dùng dạy học:
 - Phấn , bảng, thước.
III. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Giáo án, SGK, một số bài tập ví dụ.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, vở ghi bài.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 - Kiểm tra sĩ số, đồng phục học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Câu hỏi: Nêu cách khai báo mảng 1 chiều? Cho ví dụ.
 HS trả lời.
 Đáp án:
 Khai báo trực tiếp : 
 var : array [kiểu chỉ số] of ;
 Khai báo gián tiếp :
 type = array [kiểu chỉ số] of ;
 var : ;
 Ví dụ:
 var mang1: array [1..10] of byte;
 type mang = array [1..30] of integer;
 var mang2: mang;
 GV đánh giá, ôn lại kiến thức cho học sinh, cho điểm.
 3. Giảng bài mới: (37’)
 a. Giới thiệu bài: (2’)
 Câu hỏi tình huống: 
 Trong CT pascal, chúng ta làm thế nào để đưa ra màn hình tên của mình được nhập qua bàn phím?
 Dẫn dắt: 
 Để in một số nhập từ bàn phím lên màn hình thì mình cần làm như thế nào?
 Trả lời:
 Để in một số nhập từ bàn phím thì trước hết CT phải nhận được số đó và lưu nó vào trong một biến, sau đó CT sẽ xuất giá trị của biến đó ra màn hình.
 Để in một tên nhập từ bàn phím lên màn hình thì CT cũng phải nhận cái tên đó lưu vào một biến, sau đó sẽ xuất giá trị của biến này ra màn hình.
 Vào bài:
 Để lưu giá trị của 1 số nguyên thì biến phải khai báo kiểu dữ liệu số nguyên, vậy để lưu 1 cái tên thì chúng ta khai báo kiểu dữ liệu gì? 
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiểu dữ liệu mới. Bài 12 Kiểu xâu. 
 b. Tiến trình dạy học: (35’)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về kiểu xâu. (12’)
TL
Nội dung bài học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh.
4’
4’
4’
1. Tìm hiểu kiểu xâu.
- Xâu: dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi phần tử là một ký tự.
- VD: 
 ‘lop 11a10’
 ‘a’
 ‘’
- Xâu rỗng có độ dài bằng 0.
* Các quy tắc, cách thức cho phép xác định:
- Tên kiểu xâu.
- Cách khai báo biến kiểu xâu.
- Số lượng kí tự của xâu.
- Các phép toán thao tác với xâu.
- Cách tham chiếu tới phần tử của xâu.
- Chú ý:
Tham chiếu đến từng phần tử của xâu được xác định bởi tên biến xâu, và chỉ số đặt trong []
[vị trí]
- Dữ liệu trong các bài toán không chỉ thuộc kiểu số mà cả kiểu phi số dạng kí tự. Dãy các kí tự được gọi là dữ liệu kiểu xâu
- Hỏi: Kiểu xâu là gì?
- GV ghi bảng.
- Một xâu là một dãy các kí tự được đặt trong cặp nháy đơn ‘’.
Số các kí tự trong xâu chính là số các phần tử trong xâu!
- Hỏi: Hãy cho biết số phần tử của xâu trong các ví dụ trên.
- Nhận xét câu trả lời.
- Xâu rỗng được viết như thế nào? Số lượng kí tự là bao nhiêu?
- Nêu công dụng của các quy tắc, cách thức trong ngôn ngữ lập trình mang lại khi làm việc với kiểu xâu.
- Hỏi: đối với mảng một chiều chúng ta tham chiếu tới một phần tử trong mảng như thế nào? Cho vd.
- Cách tham chiếu tới một phần tử trong xâu ta cũng thực hiện tương tự như đối với mảng.
- Hỏi: Cho biến xâu: Xau, để tham chiếu đến phần tử 1, 3, 4 ghi như thế nào?
- Lắng nghe.
- Trả lời: xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi phần tử là một ký tự.
- Quan sát, lắng nghe, nhận biết và ghi bài.
- Trả lời: 9; 1; 0
- Kí hiệu của xâu rỗng là ‘’.
 Độ dài 0.
- Trả lời:
Chúng ta ghi tên biến và chỉ số phần tử cần tham chiếu trong ngoặc [];
Vd : để tham chiếu phần tử thứ 5 trong mảng a ta ghi: a[5]
- Trả lời: Xau[1], Xau[3],
Xau[4].
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo biến kiểu xâu và cách làm việc với nó. (5’)
TL
Nội dung bài học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
2. Khai báo
- var :string[độ dài lớn nhất];
- VD:
var name :string [5];
var bai :string[20];
var diachi :string;
- Khi không khai báo độ dài lớn nhất của biến xâu thì nó được mặc định dài 255.
- Hỏi: Nêu cú pháp khai báo biến kiểu xâu.
- String là từ khóa tên kiểu xâu.
- Cho ví dụ:
- Hỏi: Em hãy cho biết tên của các biến xâu ở các ví dụ trên và độ dài của từng xâu.
- Nhận xét.
- Khi khai báo một biến kiểu xâu mà không có đưa ra thông tin độ dài của xâu thì độ dài của biến ấy sẽ mang giá trị ngầm định là 255
- Lên bảng ghi cách khai báo:
var :string[độ dài lớn nhất];
- Theo dõi, ghi bài.
- Trả lời:
Tên các biến xâu là: name, bai, diachi.
Độ dài lớn nhất của các xâu là : 5, 20, 255.
- Lắng nghe và ghi bài.
Hoạt động 3: Các thao tác xử lý xâu. (18’)
TL
Nội dung bài học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
6’
6’
6’
3. Các thao tác xử lý xâu
a. Phép ghép xâu
- Kí hiệu : +
- Chức năng : ghép nhiều xâu thành 1 xâu.
- VD1: ‘lop’ + ‘11’+’a10’
Cho xâu mới : ‘lop11a10’
* Chú ý : biến chứa kết quả phép toán phải có độ dài >= kết quả đạt được.
b) Phép so sánh
- Các phép so sách xâu : =, , =, 
* Cho Xau1, Xau2.
- Xau1 = Xau2 khi Xau1 giống Xau2;
- Xau1 > Xau2 khi kí tự đầu tiên khác nhau của Xau1 có mã lớn hơn Xau2, hoặc Xau2 là đoạn đầu của Xau1
- VD:
‘anh ’ = ’anh ’
‘Lop’ < ‘Lop11a10’
‘abcdef’ < ‘abd’
‘hung’ > ‘Hung’
c) Thủ tục xóa và chèn xâu.
* Xóa:
- Cú pháp: Delete(st,vt, n)
- Chức năng : Xóa n kí tự trong biến xâu st, bắt đầu từ vị trí vt.
- Kết quả : một xâu mới .
- Ví dụ: 
a:=’12345’;
delete (a,1,2);
Kết quả: ‘345’
* Chèn:
- Cú pháp: Insert(s1,s2,vt)
- Chức năng: chèn xâu s1vào xâu s2 bắt đầu từ vị trí vt.
- Kết quả : một xâu mới.
- Ví dụ: 
a:=’12345’; b:=’abc’
insert(b,a,2);
Kết quả: ‘1abc2345’
- Hỏi: trong toán học chúng ta có thể thực hiện các phép toán số học nào?
- Đối với xâu chúng ta có thể sử dụng phép + được gọi là phép ghép xâu.
- Ghi bảng và cho ví dụ.
- Khi thực hiện ghép xâu ta cần một biến xâu để lưu kết quả giống như ta cộng các số vậy.
- Một biến chứa kết quả phép ghép phải có độ dài >= kết quả đạt được.
- Hỏi: Trong toán học chúng ta có những phép so sánh nào?
- Khi thao tác với xâu chúng ta cũng có thể sử dụng những phép so sánh này.
- Hỏi: Với 2 xâu bất kỳ làm sao biết được 2 xâu bằng nhau, xâu lớn hơn?
- Ghi bảng, cho ví dụ, yc HS điền dấu so sánh
 VD:
‘anh ’ ’anh ’
‘Lop’ ‘Lop11a10’
‘abcdef’ ‘abd’
‘hung’ ‘Hung’
- Nhận xét.
- Trong lập trình, người ta cũng cho phép ta thực hiện xóa, và đưa thêm vào 1 xâu các kí tự.
- Ghi cú pháp thủ tục delete.
- Hỏi: Thủ tục delete có chức năng gì?
- Cho vd a:=’12345’;
 delete (a,1,2);
- Hỏi: Vd tên cho kết quả là gì?
- Nhận xét.
- Ghi cú pháp thủ tục insert, cho vd.
- Chức năng thủ tục insert là gì? Cho ví dụ.
- Nhận xét.
- Khi thực hiện chèn, vị trí chèn phải >= số kí tự trong xâu.
- Trả lời: +, -, *, /
- Theo dõi, ghi bài.
- Trả lời: =, =, >,
- Trả lời: 2 xâu bằng nhau khi giống nhau.
Xâu thứ nhất lớn hơn khi kí tự đầu tiên khác nhau của 2 xâu có mã ASCII lớn hơn, hoặc xâu thứ hai là đoạn đầu của xâu thứ nhất.
- Điền dấu so sánh
‘anh ’ = ’anh ’
‘Lop’ < ‘Lop11a10’
‘abcdef’ < ‘abd’
‘hung’ > ‘Hung’
- Trả lời: chức năng thủ tục delete: xóa n kí tự trong biến xâu st, bắt đầu từ vị trí vt
- Trả lời: kết quả là xâu ‘345’
- Trả lời: chức năng thủ tục insert là chèn xâu s1 vào xâu s2, bắt đầu từ vị trí vt.
Vd:
S1:=’11a10 ’;
S2:=’lop Thpt Kon Tum’;
Insert(S1,S2,5);
Kết quả:’lop 11a10 Thpt Kon Tum’.
 4. Củng cố kiến thức: (2’)
 - Qua bài học, cần nắm vững cách khai báo, cách biểu diễn xâu, thủ tục xóa và chèn xâu.
 5. Dặn dò học sinh, bài tập về nhà(1’)
 - Tìm hiểu chức năng cú pháp các hàm copy, length, pos, upcase.
 - Tìm hiểu các ví dụ kiểu xâu trang 71, 72.
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
	Ngày tháng năm 2013	Ngày 03 tháng 03 năm 2013
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SV THỰC TẬP
 NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG	NGUYỄN THỊ THÚY TRINH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanbai12.doc