BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết và phân biệt được có 3 lớp ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
- Biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình dịch là phát hiện lỗi cú pháp của chương trình nguồn.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.
- Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học ở lớp 10. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 10
- Chuẩn bị các bài toán đơn giản, ngôn ngữ lập trình cụ thể VD như ngôn ngữ lập trình Pascal.
Chương I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết và phân biệt được có 3 lớp ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. - Biết vai trò của chương trình dịch. - Biết khái niệm biên dịch và thông dịch. - Biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình dịch là phát hiện lỗi cú pháp của chương trình nguồn. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. - Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học ở lớp 10. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 10 - Chuẩn bị các bài toán đơn giản, ngôn ngữ lập trình cụ thể VD như ngôn ngữ lập trình Pascal. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học ở lớp 10 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Chiếu bài toán: Kết luận nghiệm của phương trình ax + b=0. + Hãy xác định Input, Output của bài toán trên? + Hãy xác định các bước để giải bài toán trên? - Hệ thống các bước này chúng ta gọi là thuật toán. + Các bước giải bài toán trên máy tính? + Làm sao để máy tính có thể hiểu và thực hiện các thuật toán đã lựa chọn giải bài toán? - Như vậy hoạt động để diễn đạt một thuật toán trên máy tính thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình. Và để máy tính hiểu và thực hiện được câu lệnh đó thì NNLTBC cần phải được chuyển đổi về NN của máy để máy tính hiểu và thực hiện được. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm lập trình – các ngôn ngữ lập trình a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm lập trình – các ngôn ngữ lập trình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + Nghiên cứu SGK và nêu khái niệm lập trình + Kết quả của hoạt động lập trình là gi? + Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? ? Phân biệt ngôn ngữ lập trình bậc cao với các ngôn ngữ khác ở những nội dung nào? ? Tại sao người ta phải xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao? ? Kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biêt? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 1. Khái niệm lập trình + Khái niệm: Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. 2. Các loại ngôn ngữ lập trình - Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình, được chia làm ba loại chính: NN máy, hợp ngữ và NNLT bậc cao. - Ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. - Có tính độc lập cao - Ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể +Vì: NN gần gũi vời NN tự nhiên, dễ đọc, dễ hiểu. NNLTBC nói chung không phụ thuộc các loại máy. - Một số NNLTBC: pascal, C++, Java, Hoạt động 2: Tìm hiểu Chương trình dịch a) Mục tiêu: Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu được các giai đoạn của chương trình dịch; Phâm biệt được chương trình thông dịch và chương trình biên dịch. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Theo các em chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy khác nhau như thế nào ? ? Khi chương trình được đưa vào máy tính thì máy tính đã hiểu và thực hiện được chưa? ? Làm thế nào để chuyển một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy ? ? Nghiên cứu SGK cho biết khái niệm về chương trình dịch. ? Vì sao không lập trình trên ngôn ngữ máy để khỏi mất công chuyển đổi khi lập trình với ngôn ngữ bậc cao. ? Theo các em đối với chương trình dịch: chương trình nào là chương trình nguồn và chương trình đích. ? Cho nhận xét về tiến trình của hai ví dụ trên ? Vậy với mỗi cách dịch như vậy người ta gọi là gi? ? Hai cách dịch này có gì khác nhau. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. Chương trình dịch - CTD là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình có thể thực hiện được trên máy tính. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ lập máy thì mới thực hiện được. - Ngôn ngữ bậc cao dễ viết, dễ hiểu. - Ngôn ngữ máy khó viết. - Chương trình nguồn là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao. - Chương trình đích là chương trình thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ máy. - Tiến trình của thông dịch và biên dịch: +Thông dịch: B1: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn; B2: Chuyển lệnh đó thành ngôn ngữ máy B3: Thực hiện các câu lệnh vừa được chuyển đổi. +Biên dịch: B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. B2: Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Câu 1 Lập trình là: A. Sử dụng giải thuật để giải các bài toán. B. Dùng máy tính để giải các bài toán. C. Sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán trên máy tính. D. Sử dụng NN pascal. Câu 2 Đối với một ngôn ngữ lâp trình có mấy kĩ thuật dịch? A. 1 loại (biên dịch) B. 2 loại (Thông dịch và biên dịch C. 2 loại (Thông dịch và hợp dịch) D. 2 loại (Hợp dịch và biên dịch) Câu 3: Trong một NNLT có các chức năng sau: A. Biên soạn. B. Lưu trữ. C. Tìm kiếm D. Có tất cả các chức năng trên. Câu 4: Chương trình viết bằng hợp ngữ có đặc điểm: A. Máy tính có thể hiểu được trực tiếp chương trình này. B. Kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho việc nhập mô tả thuật toán. C. Diễn đạt gần với ngôn ngữ tự nhiên. D. Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: 1. Mối liên hệ giữa thuật toán và cấu trúc dữ liệu? Ví dụ minh họa (có thể sử dụng ví dụ có sẵn) 2 .Việc tìm tòi, phát minh thuật toán thuộc giai đoạn nào? 3. Hãy cho biết đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại bài học hôm nay. - Chuẩn bị trước cho tiết sau * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. hiểu được ba thành phần này - Biết một số khái niệm: Tên, tên chuẩn, tên dành riêng(từ khoá), hằng và biến. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. - Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học ở lớp 10. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 10 - Chuẩn bị các bài toán đơn giản, ngôn ngữ lập trình cụ thể VD như ngôn ngữ lập trình Pascal. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học ở lớp 10 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: (?) Để diễn tả một ngôn ngữ tự nhiên ta cần phải biết những gì? lấy ví dụ. (?) Quan sát chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao so sánh với ngôn ngữ tự nhiên. - Ngôn ngữ tự nhiên gồm các thành phần: bảng chữ cái, cú pháp và ý nghĩa của câu (từ) mình cần diễn tả - Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như: Dùng những kí hiệu nào trong bảng chữ cái để viết chương trình? viết theo quy tắc nào? viết như vậy có ý nghĩa là gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của NNLT a) Mục tiêu: Nắm được các thành phần cơ bản của NNLT b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy cho biết khái niệm bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình? - Trong tiếng việt muốn viết câu đúng thì phải dựa vào đâu? - Tượng tự, trong lập trình để viết chương trình đúng người ta dựa vào cái gì? - Cú pháp là gì? - Khái niệm ngữ nghĩa? - Lấy ví dụ về bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xé ... ....................................................................................................................... TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN §3. Cấu trúc của chương trình I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình - Biết cầu trúc chung của một chương trình Pascal 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử. Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Chương I chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm về lập trình, dựa trên sự hiểu biết đó chúng ta nghiên cứu tiếp một số chương trình đơn giản của ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình a) Mục tiêu: Nắm được cấu trúc chung của một chương trình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Khi đã có thuật toán để giải bài toán, muốn máy tính giải bài toán đó ta phải làm gì? - Một bài tập làm văn thường có mấy phần? Vì sao phải chia ra như vậy? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 1. Cấu trúc chung - Muốn máy tính giải bài toán đó ta phải biểu diễn thuật toán bằng một chương trình trên một ngôn ngữ lập trình nào đó. - Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trìnhbậc cao gồm 2 phần: + Phần khai báo + Phần thân CT [] Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần của một chương trình a) Mục tiêu: Nắm được các thành phần của một chương trình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Phần khai báo sẽ báo cho máy biết chương trình sẽ sử dụng những tài nguyên nào của máy? Trong phần khai báo có những khai báo nào? - Khai báo tên chương trình có bắt buộc không? - Cho biết cách khai báo tên chương trình trong Pascal? - Tên chương trình do người lập trình tự đặt theo đúng quy tắc đặt tên. - Cho ví dụ? - Cho biết cách Khai báo thư viện trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Cho ví dụ? - Cho biết cách Khai báo thư viện trong ngôn ngữ lập trình C++ ? Cho ví dụ? - Cho biết cách Khai báo hằng ? - Cho ví dụ? - Biến như thế nào gọi là biến đơn? - Khai báo biến là xin máy cấp cho biến một vùng nhớ để lưu trữ và xữ lý thông tin trong bộ nhớ. - Phần thân chương trình chứa những gì? - Làm sao để chương trình dịch biết phần thân chương trình? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 2. Các thành phần của chương trình: a. Phần khai báo: - Phần khai báo có thể có các khai báo: + Tên chương trình + Thư viện + Hằng, biến + Chương trình con Khai báo tên chương trình: Phần này có thể có hoặc không. Trong Pascal: Program ; Ví dụ: program Tinh_tong; Khai báo thư viện: Pascal: Uses ; Ví dụ: Uses crt; C++: #include ; Ví dụ: #include ; Khai báo hằng: - Những hằng sử dụng nhiều lần trong chương trình thường được đặt tên cho tiện sử dụng. Const:=; Pascal: const MaxN=1000; const pi=3.14; const KQ=’Ket qua:’; C++: Const int N=100; Const float pi=3.14; Const char* KQ=”Ket qua:”; Khai báo biến - Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải khai báo để chương trình dịch biết để xữ lý và lưu trữ. - Biến chỉ mang một giá trị gọi là biến đơn. b. Phần thân chương trình: - Thân chương trình là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình hoặc lời gọi chương trình con. - Thân chương trình thường có cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc chương trình. Begin []; End. Hoạt động 3: Tìm hiểu ví dụ chương trình đơn a) Mục tiêu: Nắm được một số ví dụ về chương trình đơn b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp làm 4 nhóm, em hãy trình bày cấu trúc của một chương trình Pascal đơn giản? - Hãy cho biết nhận xét của em về 2 ví dụ trên? Cho ví dụ: - Hãy nhận xét chương trình ? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. Ví dụ chương trình đơn giản: Program ; Uses ; Const = ; Var : ; (*Có thể có những khai báo khác*) Begin []; End. - Trong Pascal: Program Vi_du; Begin Writeln(‘Xin chao cac bạn!’); End. - Trong C++: #include; Void main() { Ptrintf(“ Xin chao cac bạn!”); } Hai chương trình cùng thực hiện một công việc nhưng viết bằng 2 ngôn ngữ lập trình khác nhau nên hệ thống câu lệnh trong chương trình là khác nhau. Cho ví dụ: Begin Writeln(‘xin chao cac ban!’); Writeln(‘moi cac ban lam quen voi Pascal’) ; End. - Chương trình không có phần khai báo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - Hãy nêu các thành phần của một chương trình? - Em hãy trình bày cấu trúc của một chương trình Pascal đơn giản? D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: 1) Em hãy cho biết các lỗi trong chương trình trên 2) Sau khi sửa lỗi hãy cho biết chương trình trên khai báo những gì? 3) Đoán nhận kết quả của chương trình * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại bài học hôm nay; - Chuẩn bị trước cho tiết sau: “ Một số kiểu dữ liệu chuẩn” & “Khai báo biến”. * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic. - Hiểu được cách khai báo biến. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử. Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Ở tiết trước, chúng ta đã làm quen với cách khai báo biến trong Pascal. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cách khai báo biến và các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn. a) Mục tiêu: Nắm được một số kiểu dữ liệu chuẩn. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Ở lớp 10, các em đã học về thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính, vậy em nào có thể nhắc lại các dạng thông tin có thể biểu diễn trong máy tính? - Các thông tin đó được biểu diễn trong máy như thế nào? - Kiểu dữ liệu số có mấy loại? Cho ví dụ? - Em hãy cho biết trong các kiểu số nguyên, kiểu nào có phạm vi biểu diễn lớn nhất? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức - Thông tin có thể biểu diễn trong máy tính có hai loại: số và phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh). - Dữ liệu biểu diễn trong máy tính là thông tin đã được mã hóa. - Có hai loại: số nguyên (vd: 1, 2, 123) và số thực (6.5, 123.567, ) 1. Kiểu nguyên: 2. Kiểu thực 3. Kiểu kí tự 4. Kiểu LOGIC C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Nhắc lại một số kiểu dữ liệu đơn giản trong ngôn ngữ lập trình Pascal? D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Xem lại bài đã học - Chuẩn bị bài “KHAI BÁO BIẾN”. * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy:
Tài liệu đính kèm: