I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về bản ghi, cú pháp khai báo và các thao tác xử lý bản ghi;
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lý.
- Khai báo được kiểu bản ghi;
- Nhận biết được trường (thuộc tính) của một biến bản ghi và bước đầu viết được một vài thao tác xử lý trên từng trường của bản ghi.
3. Về thái độ:
- Giúp hs thấy được cần phải có một kiểu dữ liệu mới, ích lợi của kiểu dữ liệu đó, hiểu được cách truy xuất tới các phần tử của mảng. Từ đó nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT và thêm yêu thích môn học.
Tuần: 16 Tiết PPCT: 32 Lớp: 11Cb6, 7 nh §13. KIỂU BẢN GHI I. Mục tiêu: Về kiến thức: Hiểu được khái niệm về bản ghi, cú pháp khai báo và các thao tác xử lý bản ghi; Về kỹ năng: Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lý. Khai báo được kiểu bản ghi; Nhận biết được trường (thuộc tính) của một biến bản ghi và bước đầu viết được một vài thao tác xử lý trên từng trường của bản ghi. Về thái độ: Giúp hs thấy được cần phải có một kiểu dữ liệu mới, ích lợi của kiểu dữ liệu đó, hiểu được cách truy xuất tới các phần tử của mảng. Từ đó nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT và thêm yêu thích môn học. II. Những phương pháp dạy học được sử dụng: Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá, III. Phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, máy chiếu (nếu có); Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu; Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11; Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi lý thuyết; Sách giáo khoa tin học 11; IV. Tài liệu tham khảo (nếu có): Bài tập tin học 11 - Nhà xuất bản Giáo dục - Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Thanh Tùng. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp (2’) Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: a. Kiểm tra bài cũ (’) b. Gợi động cơ (2’) Ở các tiết học trước, chúng ta đã làm quen với khái niệm kiểu mảng, các em đã được thực hành xử lý dữ liệu kiểu mảng. Hôm nay chúng ta sẽ được giới thiệu thêm về một kiểu dữ liệu mới: dữ liệu kiểu xâu ký tự. 3. Nội dung bài giảng: TG NỘI DUNG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Một số khái niệm - Kiểu bản ghi được dùng để mô tả cho các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. - Bản ghi thường được gọi là Record, mỗi Record sẽ lưu trữ dữ liệu về một đối tượng cần quản lý. - Mỗi thuộc tính của đối tượng tương ứng với một trường của bản ghi, các trường khác nhau có thể có kiểu dữ liệu khác nhau. - Các NNLT thường cho cách để xác định: + Tên kiểu bản ghi; + Tên các trường; + Kiểu dữ liệu của trường; + Cách khai báo biến; + Cách tham chiếu đến trường. GV: Gọi một vài hs mô tả một số thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi ở, môn học, điểm Diễn giải những thông tin này được sử dụng như thế nào. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu có cấu trúc. Một bản ghi gồm các thành phần (gọi là trường), khác với các kiểu dữ liệu có cấu trúc khác (mảng và xâu), các trường có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau. HS: Mô tả thông tin về bản thân. Cách khai báo và sử dụng kiểu bản ghi trong ngôn ngữ Pascal 1. Khai báo Để khai báo biến bản ghi, thường khai báo một kiểu bản ghi, sau đó khai báo biến bản ghi. Cách khai báo kiểu Type = Record : ; : ; : ; End; Vd: Type hocsinh = record Hoten: string[50]; Ngaysinh: string[10]; Gioitinh: boolean; Diachi: string[100]; Mon1: string[15]; Diem1:real; End; Cách khai báo biến Var : ; Var : Array [1..n] Of ; Vd: Type hocsinh = record Hoten: string[50]; Ngaysinh: string[10]; Gioitinh: boolean; Diachi: string[100]; Toan, van: real; Xeploai: char; End; Var a, b: hocsinh; Lop: array[1..50] of hocsinh; GV: Nêu câu hỏi - Hãy cho biết tên của kiểu dữ liệu của biến a. - Biến a và b có cùng kiểu dữ liệu không? Để truy cập vào từng trường của bản ghi, ta viết: . ; Vd: a.hoten; a.mon1; a.diem1; lop[i].toan; lop[i].van; Với i là chỉ số nào đó của mảng LOP. GV: Nêu câu hỏi - Lop[i].hoten để chỉ thông tin gì? 2. Gán giá trị Có 2 cách để gán giá trị cho bản ghi - Dùng lệnh gán trực tiếp: Nếu a, b là hai bản ghi cùng kiểu ta có thể gán giá trị của a cho b bằng câu lệnh gán: Vd: b:= a; hoặc a:=b; - Gán giá trị cho từng trường: Dùng câu lệnh gán, gán giá trị cho các trường hoặc nhập vào từ bàn phím. Vd: a.hoten:= ‘Nguyen Van Tuan’; {gán trực tiếp} readln(a.ngaysinh); {nhập từ bàn phím} GV Thuyết trình: Làm việc với một bản ghi nói chung là làm việc với từng thành phần của nó. Giá trị của mỗi thành phần của bản ghi cũng được nhập, xuất, xử lý như mỗi biến cùng kiểu, chỉ khác là nó được xác định bởi tên biến bản ghi và tên trường. Chương trình xử lý bảng kết quả thi Program xep_loai; Uses crt; Type hocsinh = record Ten: string[30]; Ngaysinh: string[10]; Diachi: string[50]; Toan, van: real; Xeploai: char; End; Var lop: Array[1..50] of hocsinh; I, n: byte; Tg: real; Begin Clrscr; Write(‘Cho biet so hoc sinh: ’); Readln(n); For i:=1 to n do Begin Writeln(‘Vao thong tin cho hoc sinh thu ‘,i,’: ’); Write(‘Ho ten: ’); readln(lop[i].ten); Write(‘Ngay sinh: ’); readln(lop[i].ngaysinh); Write(‘Dia chi: ’); readln(lop[i].diachi); Write(‘Diem toan: ’); readln(lop[i].toan); Write(‘Diem van: ’); readln(lop[i].van); Tg:=lop[i].toan + lop[i].van; If tg >= 18 then Lop[i].xeploai:= ‘A’ Else If tg >= 14 then Lop[i].xeploai:= ‘B’ Else If tg >= 10 then Lop[i].xeploai:= ‘C’ Else lop[i].xeploai:= ‘D’; End; For i:=1 to n do Writeln(i:4, lop[i].hoten:30,‘—‘,lop[i].xeploai); Readln; End. GV: Giải thích và phân tích chương trình ở ví dụ theo từng đoạn 4. Củng cố bài, dặn dò (5’) Nhắc lại cho hs một số khái niệm mới Nhắc lại cấu trúc lệnh về việc khai báo, truy cập đến các thành phần của bản ghi. Đặc điểm chung của kiểu dữ liệu có cấu trúc: được tạo nên từ một số kiểu dữ liệu cơ sở, giá trị của một biến có nhiều thành phần. Khác với kiểu mảng và xâu, các kiểu thành phần của một kiểu bản ghi có thể thuộc các kiểu dữ liệu cơ sở khác nhau. 5. Bài tập về nhà (2’) 1. Giả sử ĐTB là điểm trung bình sau khi đã được tính. Hãy viết một đoạn lệnh thực hiện công việc xếp loại như sau: - Nếu ĐTB >=8 thì xếp loại là Giỏi - Nếu ĐTB >=6,5 thì xếp loại là Khá - Nếu ĐTB >=5 thì xếp loại là Trung bình - Nếu ĐTB >= 3,5 thì xếp loại là Yếu - Ngược lại thì xếp loại là Kém. 2. Bổ sung vào chương trình xếp loại ở bài học những lệnh cần thiết để in thêm thông tin về năm sinh, điểm toán và điểm văn của mỗi học sinh. 3. Làm bài tập 11 trang 80 SGK. Đọc trước bài kiểu dữ liệu tệp và thao tác với tệp, chuẩn bị cho tiết học sau. 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy
Tài liệu đính kèm: