Giáo án Tin học 11 - Bài 02: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Giáo án Tin học 11 - Bài 02: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến.

- Học sinh ghi nhớ được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được tên, hằng và biến.

- Biết cách đặt tên chúng và nhận biết được tên viết sai quy tắc.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính nguyên tắc, chặt chẽ trong lập trình.

II. PHƯƠNG TIỆN

 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,.

 - Học sinh: Vở ghi, tài liệu tham khảo tin học 11, bút, .

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Khái niệm lập trình, ngôn ngữ lập trình?

Câu trả lời:

- Lập trình: là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

- Ngôn ngữ lập trình: là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy hiểu được thuật toán đó.

 

docx 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 02: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/08/2019
Tiết CT:02
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến. 
- Học sinh ghi nhớ được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được tên, hằng và biến.
- Biết cách đặt tên chúng và nhận biết được tên viết sai quy tắc.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính nguyên tắc, chặt chẽ trong lập trình. 
II. PHƯƠNG TIỆN
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
	- Học sinh: Vở ghi, tài liệu tham khảo tin học 11, bút, ...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Khái niệm lập trình, ngôn ngữ lập trình?
Câu trả lời:
- Lập trình: là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình: là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy hiểu được thuật toán đó.
2. Kết nối:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ tiếng Việt?
Bảng chữ cái tiếng Việt, số, dấu.
Cách ghép các kí tự thành từ, ghép các từ thành câu.
Ngữ nghĩa của từ và câu.
GV: Trong ngôn ngữ lập trình cũng vậy, nó cũng gồm 3 thành phần: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
GV: Bảng chữ cái tiếng Anh gồm những kí tự nào?
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
GV: Hệ thập phân cần bao nhiêu chữ số để biểu diễn các số và đó là những số nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kể ra một số kí tự đặc biêt khác.
GV: Hầu hết các ngôn ngữ đều sử dụng dấu cộng (+) để chỉ phép cộng. Giã thiết A, B là đại lượng nhân giá trị nguyên và X, Y là đại lượng nhận giá trị thực. Khi đó dấu “+” trong biểu thức A+B là cộng 2 số nguyên, còn trong biểu thức X+Y là cộng 2 số thực.
GV: Hãy cho biết phát biểu sau đây đúng hay sai? Vì sao? “Chương trình nguồn bị lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng bị lỗi cú pháp”.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Một chương trình mà chương trình dịch không còn báo lỗi thì chương trình đó đã đảm bảo hoàn toàn đúng hay chưa?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên dành riêng, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên chuẩn, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tên do người lập trình tự đặt, cho ví dụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Cho biết các tên do người lập trình tự đặt sau đây tên nào đúng và tên nào sai: 
 A; A BC, 6AB, X!Y.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hằng là gì? Biến là gì?
HS: Tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
GV: Cho ví dụ về hằng số học, logic, chuỗi.
GV: Phần chú thích có ảnh hưởng đến nội dung của chương trình không? Và có phần chú thích để làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
Các thành phần cơ bản:
Mỗi ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
a) Bảng chữ cái: Bảng chữ cái các ngôn ngữ lập trình nói chung không khác nhau nhiều. Sau đây là bảng chữ cái của ngôn ngữ C++:
Các chữ cái thường và các chữ cái in hoa của bảng chữ cái Tiếng Anh
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
10 chữ số thập phân 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Các kí tự đặc biệt
Các kí tự đặc biệt 
Còn có thêm các dấu không nhìn thấy như dấu cách (số thứ tự trong bảng mã ASCII 32, kí hiệu là ‗ ‗ ), dấu nhảy cách tab, dấu xuống dòng (số thứ tự trong bảng mã ASCII là 13, còn kí hiệu là ‗\n‘)
b) Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình.
c) Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
* Ghi chú: 
- Các lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình biết. Chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới được dịch sang ngôn ngữ máy.
- Các lỗi ngữ nghĩa khó phát hiện hơn. Chương trình dịch chỉ phát hiện được lỗi cú pháp chứ không phát hiện được lỗi ngữ nghĩa. Phần lớn các lỗi ngữ nghĩa chỉ phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu cụ thể.
2. Một số khái niệm:
a) Tên:
+) Tên dành riêng: là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa riêng xác định (còn gọi là từ khoá), người dùng không được dùng với ý nghĩa khác.
+) Tên chuẩn: là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa riêng nào đó, người lập trình có thể định nghĩa lại để dùng với ý nghĩa khác.
+) Tên do người lập trình tự đặt: Tên được đặt tuỳ ý, nhưng phải tuân thủ các quy tắc sau:
Tên là dãy kí tự liền nhau gồm các chữ cái a..z (từ a tới z), A..Z (từ A tới Z), các chữ số 0..9 (từ 0 tới 9), và dấu gạch nối dưới (dấu _). Tên bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. Tuy nhiên, tên không được bắt đầu bằng chữ số. Tên không được chứa các kí tự đặc biệt như dấu cách, dấu chấm câu,.
b) Hằng và biến:
- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, gồm có hằng số học, hằng logic, hằng chuỗi.
- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
c) Ghi chú: Phần chú thích không ảnh hưởng đến nội dung của chương trình và giúp người đọc hiểu chương trình dễ hơn. C++ đoạn chú thích được đặt trong cặp dấu // hoặc cặp được đặt trong cặp dấu /* */.
3. Củng cố:
	Tên do người lập trình tự đặt phải tuân thủ những quy tắc nào? 
4. Bài tập về nhà:
 Học bài và làm bài tập ở cuối bài học.
5. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm.......
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_11_bai_02_cac_thanh_phan_cua_ngon_ngu_lap_tr.docx