I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức
- Biết phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Biết trình bày được vai trò của nước ở thực vật.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Vận dụng được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và các iôn khoáng.
b. Kĩ năng
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
2. Định hướng phát triển phẩm chát và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất
- Từ sự hiểu biết về vai trò của nước, học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng.
b. Các năng lực chung
- Phát triển năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
c. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tri thức sinh học
- quan sát, phân loại, nêu định nghĩa, phân biệt
Bạn nào soạn sinh 12 theo mẫu này thì trao đổi với mình nhé. Mình soạn xong sinh 10 rồi Nhắn tin và để lại mail để trao đổi nhé. Ngày soạn Ngày Dạy Tiết Lớp Tiết PPCT: 1 CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức - Biết phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. - Biết trình bày được vai trò của nước ở thực vật. - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Vận dụng được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và các iôn khoáng. b. Kĩ năng - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. 2. Định hướng phát triển phẩm chát và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất - Từ sự hiểu biết về vai trò của nước, học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng. b. Các năng lực chung - Phát triển năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. c. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tri thức sinh học - quan sát, phân loại, nêu định nghĩa, phân biệt II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phương pháp: Các phương pháp phát triển năng lực HS - Vấn đáp - Hoạt động nhóm - Quan sát tranh, mẫu vật - Tranh: Con đường xâm nhập của nước và ion khoáng - 1 cây đầy đủ rễ, thân và lá - Cây thủy sinh có bộ lông hút - Phiếu học tập Nhóm:.......................................................................lớp. Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế hấp thụ Điều kiện xảy ra 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Hoạt động khởi động : trò chơi tiếp sức 1. Mục đích: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (hình thái của rễ) với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới (cơ chế hấp thụ nước diễn ra như thế nào? dòng vận chuyển các chất đi từ đất vào rễ). - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học (tại sao cây trồng dễ bị héo khi bón phân quá nhiều hay cây sẽ chết khi bị ngập úng). 2. Kỹ thuật tổ chức - GV cho học sinh quan sát hình ảnh của 1 mớ rau dền bị nhổ khỏi đất nên bị héo (do thiếu nước) và được tưới nước, sau 1 thời gian sẽ thấy cây rau tươi trở lại. Lí do? bộ phận hấp thụ nước? Bước 1: Xây dựng đội chơi - Mỗi dãy chia làm 1 đội Bước 2: Luật chơi: - Trong 2 phút hs của dãy ghi tất cả các đáp án lên trên bảng theo thứ tự, các đáp án trùng nhau của cùng 1 đội chỉ tính 1 đáp án. - Khi hết giờ giáo viên đọc các đáp án cho hs quan sát và chấm điểm Bước 3: Tiến hành trò chơi - GV: Gọi các đội chuẩn bị ghi các đáp án - HS: Ghi các đáp án lên bảng, hs các đội tiếp sức khi hs trên bảng. GV: Tổng kết trò chơi à vào bài mới ( Vai trò của nước, quá trình vận chuyển nước, cơ quan hấp thụ nước) 3. Dự kiến sản phẩm: - HS nêu được cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng nhưng chưa hiểu rễ sẽ hấp thụ như thế naò và theo cơ chế nào. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Mục đích: - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng. - Giải thích được tại sao miền lông hút có cấu tạo với chức năng hấp thụ hiệu quả nước và ion khoáng. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của tế bào lông hút. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Đề xuất được biện pháp canh tác hiệu quả với cây trồng nông nghiệp. 2. Nội dung * Vai trò của nước đối với thực vật. I – Rễ là cơ quan hấp thụ nước vào ion khoáng. 1. Hình thái của rễ. 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ. II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh * Vai trò của nước đối với thực vật: Dựa vào phần khởi động để nêu lại. 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước vào ion khoáng Học sinh hoạt động cá nhân (theo dõi ảnh trả lời nhanh vì phần này giảm tải) Có những ý kiến chưa chính xác (hình thái của rễ; cấu tạo của tế bào lông hút) sẽ được các bạn khác và cô giáo chỉnh sửa, hoàn chỉnh. 2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ - HS làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy về các cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng. GV hỗ trợ cách tư duy để tìm nội dung đúng và khuyến khích hoạt động tranh luận của mỗi nhóm - HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi chứa đựng tình huống thực tiễn có vấn đề .một số ion khoáng có kích thước lớn và nhu cầu cao đối với cây thì được vận chuyển theo cơ chế nào? 3. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây - HS quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường 4. kỹ thuật tổ chức Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước Năng lực cần đạt : - Năng lực tự học qua việc quan sát tranh hình và đọc sgk và tổng hợp kiến thức. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -GV: Từ trò chơi phần khởi động mời cá nhân HS thống kê lại vai trò của nước đối với thực vật -GV: Nhận xét, bổ sung → rút ra vai trò của nước *HS: Liên hệ thực tế và tìm hiểu qua phần khới động nêu được vai trò của nước Nội dung cần đạt : I. Vai trò của nước đối với TV - Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút Năng lực cần đạt : - Năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm. - Năng lực tự học qua việc quan sát tranh hình và đọc sgk. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp qua việc trình bày nội dung PHT. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu học sinh quan sát 1 cái cây còn đầy đủ rễ, thân lá và đọc mục I/6, 7 SGK và cho biết (H)Cơ quan thực hiện quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ? - Chia lớp thành nhóm nhỏ (2 -3 hs/nhóm) yêu cầu học sinh đọc mục 1.II/ 7, 8 SGK và hoàn thành PHT Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế hấp thụ Điều kiện xảy ra - Thu PHT của 2 nhóm, sau đó trao đổi PHT và chấm điểm - Lắng nghe, lấy ý kiến hs về lượng kiến thức đã đủ hay chưa? Cần bổ sung không? - Kết luận và hoàn thiện kiến thức Quan sát cây và đọc sgk mục I/6,7 trả lời à Rễ cây là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. Lông hút thực hiện quá trình hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ 4 bạn 2 bàn liền kề thành 1 nhóm và thực hiện yêu cầu của giáo viên - Đọc SGK mục 1.II/7,8 và hoàn thành PHT - Sau khi xong trao đổi PHT giữa các nhóm và 1 nhóm trình bày trước lớp. - Hs các nhóm khác bổ sung Nội dung cần đạt: II. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút Chỉ tiêu Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế hấp thụ - Hấp thụ thụ động - Thụ động - Chủ động Điều kiện xảy ra Có sự chênh lệch thế nước giữa đất vào tb lông hút - Do quá trình thoát hơi nước ở lá - Nồng độ các chất tan trong rễ cao Có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa đất và tb lông hút hoặc có sự tiêu tốn năng lượng ATP Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ Năng lực cần đạt : - Năng lực tự học qua việc quan sát tranh hình và đọc sgk. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp qua việc trình bày nội dung phần dòng nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Treo tranh con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ. Đai Caspari có vai trò gì ? Gọi 2 hs nhận xét. Sau đó lấy biểu quyết của cả lớp và hoàn thiện kiến thức - Xem tranh hình về con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ à chỉ ra 2 con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ Nêu được ra được vai trò của đai Caspari điều chỉnh đường đi của nước. Nội dung cần đạt: 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ - Con đường gian bào : Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ. Nhanh và không được chọn lọc Con đường này đi đến nội bì bị đai caspari chặn lại nên chuyển sang con đường tế bào chất - Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào chất → mạch gỗ. Chậm và được chọn lọc Hoạt động 4: Tìm hiều ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây. Năng lực cần đạt: - Năng lực tự học qua việc đọc sgk. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Các tác nhân ngoại cảnh nào ảnh hưởng tới hoạt động của lông hút? + Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây? - GV có thể gợi ý: + Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ + ảnh hưởng của pH + ảnh hưởng của lượng ôxi trong đất. Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã áp dụng biện pháp kĩ thuật nào để tăng khả năng hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ. - HS nghiên cứu thông tin và hình 1.3 SGK để trả lời - HS nghiên cứu SGK kết hợp vận dụng kiến thức Sinh học 10 phần vận chuyển các chất qua màng để nhận biết kiến thức. - HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời được: + Gieo trồng đúng thời vụ + Bón phân, làm đất. + Chống nóng, chống lạnh kịp thời + Hạn chế sự tổn thương làm gẫy lông hút Nội dung cần đạt: III. ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây - Lượng ôxi môi trường: Nồng độ ôxi trong đất giảm dẫn tới sự sinh trưởng của rễ bị ảnh hưởng¦ sự hút nước giảm Khi trong đất thiếu ôxi quá trình hô hấp yếm khí xảy ra tăng sinh chất độc đối với cây - Độ pH: ảnh hưởng tới nồng độ các chất trong dung dịch đất dẫn đến hấp thụ yếu - áp suất thẩm thấu của dịch đất. C. Hoạt động luyện tập GV sử dụng các câu hỏi để học sinh trả lời qua đó giáo viên nắm được kiến thức ở mức độ nào Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào: a. Hoạt động trao đổi chất b. Chênh lệch nồng độ ion c. Cung cấp năng lượng d. Hoạt động thẩm thấu Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào: a. Građien nồng độ chất tan b. Hiệu điện thế màng c. Trao đổi chất của tế bào d. Cung cấp năng lượng Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ? a. Đỉnh sinh trưởng . b. Miền lông hút. c. Miền sinh trưởng d. Rễ chính. Câu hỏi TL 1 : Nước và ion khoáng được hấp thụ từ đất vào cây bằng bộ phận nào của cây ? Câu hỏi TL 2 : Điều kiện để có thể xảy ra quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ? Câu hỏi TL 3 : Có mấy con đường mà dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ ? Phân biệt các con đường này ? D. Hoạt động vận dụng Vào tuần 1 của tháng 8 năm 2015 ở vùng Đông Bắc – Việt Nam đặc biệt là Hải Phòng và Quảng Ninh có mưa rất to và kéo dài. Khu vực nhà bạn Quang Minh đang ở (Đồng Dụ - Đặng Cương – An Dương – HP) có những chỗ ruộng trồng đào cảnh, quất cảnh và Hải đường nước ngập đến ngọn cây và kéo dài trong cả tuần. Sau khi hết mưa, nước rút thì xảy ra tình trạng cây đào cảnh, quất cảnh và hải đường chết hàng loạt. Cả làng trồng cây cảnh rất lo lắng vì việc thất thu. Dựa vào những hiểu biết em hãy chỉ ra nguyên nhân cây cảnh chết hàng loạt và tư vấn cách trồng và chăm sóc cây sao cho không còn xảy ra tình trạng trên nếu còn gặp thời tiết bất thường như vậy. E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng GV : Quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây chịu ảnh hưởng của rất nhiều các tác nhân môi trường. Δ Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. HS : Kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng - Ánh sáng - Nhiệt độ - Độ ẩm - Dinh dưỡng khoáng GV : Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của rễ à Các tưới tiêu hợp lí trong trồng trọt có tác dụng gì ? HS : Phân tích 2 nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến hấp thụ nước và ion khoáng à tưới tiêu hợp lí trong trồng trọt có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng và tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Học sinh tìm hiểu : - Học bài sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ. Trả lời các câu hỏi SGK - Trả lời câu hỏi : Các chất được vận chuyển trong cây như thế nào? Những yếu tố nào đảm bảo cho quá trình vận chuyển đó? Rút kinh nghiệm. Ngày tháng năm . Xác nhận của tổ trưởng, nhóm trưởng Ngày soạn Ngày Dạy Tiết Lớp Tiết PPCT: 2 Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức - Mô tả được con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. - Phân biệt được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (cấu tạo, thành phần dịch mạch, động lực). b Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình thu nhận kiến thức. - Phát triển khả năng phân tích, so sánh, khái quát hoá. 2. Định hướng phát triển phẩm chát và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất - Hiểu biết đúng đắn, khoa học về cây trồng để có biện pháp tưới tiêu, bón phân hợp lí. b. Năng lực chung - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học. c. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tri thức sinh học - quan sát, phân loại, nêu định nghĩa, phân biệt II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Dự kiến phương pháp: Hoạt động nhóm và các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tranh: Con đường dòng mạch gỗ trong cây - Tranh: Hiện tượng ứ giọt ở cây lúa 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài - Trả lời câu hỏi: Các chất được vận chuyển trong cây như thế nào? Những yếu tố nào đảm bảo cho quá trình vận chuyển đó? III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Mục đích: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ ở rễ) với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới. - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học ( tại so khi cắm vào dung dịch màu xanh, hoa không còn màu trắng) 2. Dự kiến sản phẩm: - Mô tả được có dòng vận chuyển chất trong cây. 3. Kỹ thuật tổ chức GV: Sử dụng kĩ thuật công não cho hs trả lời câu hỏi sau: GV: Chuẩn bị 2 cành hoa rum trắng: 1 cành cắm vào bình nước lọc và 1 cành cắm vào bình nước có pha xanhmetilen. Yêu cầu học sinh Quan sát 2 cành hoa trong 2 bình khác nhau và giải thích GV: Cho hs nhận xét và tổng kết B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Mục đích: - Mô tả được con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. - Phân biệt được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (cấu tạo, thành phần dịch mạch, động lực). 2. Nội dung - Dòng mạch gỗ - Dòng mạch rây 3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh - PHT về so sánh dòng mạch gỗ với mạch rây 4. Phương thức tổ chức (kỹ thuật tổ chức) Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Cấu tạo dòng mạch gỗ không học Dòng mạch gỗ: Đi từ rễ lên thân và lá yêu cầu hs về đọc mục I.1/10, 11 SGK Yêu cầu hs đọc sgk mục I.2/11 và cho biết (H) Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm những gì? Δ Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây gỗ cao đến hàng chục mét? - Đó là nhờ 3 lực sau + Lực đẩy của rễ + Lực hút do thoát hơi nước ở lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch - Treo tranh: Hình 2.3 mô tả thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ. Yêu cầu hs quan sát tranh hình 2.3 và trả lời câu hỏi Δ Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện tren đầu tận cùng của lá (thường thấy ở cây 1 lá mầm), hiện tượng đó gọi là ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt. - Chỉnh sửa câu trả lời và đưa ra Nội dung cần đạt cho mục I Đọc mục I.1/10, 11 SGK phần cấu tạo của mạch gỗ về nhà Kết hợp với đường đi của dòng mạch gỗ và đọc SGK hs sẽ nhận ra thành phần của chúng sẽ bao gồm nước và ion khoáng được hấp thụ từ đất vào à trả lời - Suy nghĩ và trả lời (có thể trả lời được hoặc không trả lời được) - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: Quan sát tranh hình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi gv đưa ra. - Trình bày câu trả lời trước lớp - Hs dưới lớp bổ sung Nội dung cần đạt: I. Dòng mạch gỗ 1. Thành phần của dịch mạch gỗ - Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có 1 số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ 2. Động lực đẩy dòng mạch gỗ a. Lực đẩy của rễ b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá c. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ Nhờ có lực này đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây Năng lực cần đạt - Phát triển năng lực tự học bằng việc quan sát các hình ảnh và đọc SGK để tìm hiểu kiến thức. - Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp qua việc trình bày nội dung tìm hiểu dòng mạch gỗ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dòng mạch rây Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Treo tranh hình 2.5 cấu tạo dòng mạch rây đọc sgk và quan sát hình (H) Dòng mạch rây có chiều đi từ đâu à đâu? Thành phần gồm những gì? - Treo tranh hình 2.6 sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây. Yêu cầu hs quan sát sự vận chuyển cuả dòng mạch và đọc sgk mục II. 2,3/13 sgk và cho biết (H) Thành phần của dịch mạch rây và để đảm bảo cho dòng mạch rây được liên tục thì cần có những động lực nào? GV nhận xét và bổ sung và hoàn thiện kiến thức - HS quan sát tranh hình 2.5 cấu tạo dòng mạch rây và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. - Hs quan sát hình 2.6 về sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây và trả lời câu hỏi - Hs suy nghĩ về động lực của dòng mạch rây à câu trả lời - Hs bổ sung câu trả lời Nội dung cần đạt: II. Dòng mạch rây 1.Cấu tạo của mạch rây 2. Thành phần của dịch mạch rây - Chủ yếu là saccarozo, axitamin, vtm, hoocmon thực vật 3. Động lực của dòng mạch rây - Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa (rễ, thân) Năng lực cần đạt - Năng lực tự học qua việc đọc sách và tìm hiểu các tranh hình - Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp qua việc trình bày nội dung tìm hiểu về dòng mạch rây. C. Hoạt động luyện tập GV sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để học sinh trả lời qua đó giáo viên nắm được kiến thức ở mức độ nào Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: a. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. b. Từ mạch gỗ sang mạch rây. c. Từ mạch rây sang mạch gỗ. d. Qua mạch gỗ. Câu 2: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: a. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). b. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước). c. Lực liên kết giữa các phân tử nước. d. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 3: Thành phần của dịch mạch gỗ: a. Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có 1 số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ b. Chủ yếu là saccarozo, axitamin, vtm, hoocmon thực vật c. Saccarozo, axitamin, vtm, hoocmon thực vật d. Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có 1 số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ Câu 4: Thành phần của dịch mạch rây: a. Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có 1 số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ b. Chủ yếu là saccarozo, axitamin, vtm, hoocmon thực vật c. Saccarozo, axitamin, vtm, hoocmon thực vật d. Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có 1 số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ D. Hoạt động vận dụng Lúa nhà bạn Linh trồng xong thì trời mưa ngập lụt cả cây lúa(cây lúa ưa nước). Sau 10 ngày ngập lụt thì những ruộng lúa nhà bạn Linh 40% bị chết. Em hãy giúp Linh và mẹ Linh biết về hiện tượng trên. HS: Lên bảng trình bày GV: Kiểm tra vở của 4hs dưới lớp, theo dõi việc trả bài của hs. Nhận xét và cho điểm E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau Tại sao dòng nước liên tục từ rễ lên lá?Những cây rất cao (bạch đàn) nước có thể đưa lên đến được tận ngọn cây. Rút kinh nghiệm Ngày tháng năm . Xác nhận của tổ trưởng, nhóm trưởng
Tài liệu đính kèm: