Giáo án Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động

Giáo án Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

* Kiến thức

- Nêu được khái niệm hướng động.

- Phân biệt được hướng động dương và hướng động âm.

- Trình bày được các kiểu hướng động.

- Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật.

 * Kỹ năng

- Biết cách ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật về hướng động ra ngoài thực tiễn.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh, hoạt động nhóm.

* Thái độ

 Bảo vệ môi trường đất, tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho cây phát triển.

 2. Năng lực có thể hình thành cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải thích vấn đề, năng lực đánh giá vấn đề.

II. Chuẩn bị về tài liệu và thiết bị dạy học

1. Giáo viên : SGK, Máy chiếu, mẫu cây đậu xanh, cây trinh nữ (hoặc cây rau nhúc), mẫu cây lan, giấy A0, viết lông.

 2. Học sinh: Kiến thức liên quan đến bài học

III. Tổ chức hoạt động dạy học

 1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (2 phút)

- Cho học sinh quan sát một số hiện tượng cảm ứng: Như lá trinh nữ (lá rau nhúc) cụp lại khi chạm vào, vô tình chạm tay vào vật nóng, cây đặt ở cửa sổ sẽ hướng ra ánh sáng, .

- Các hiện tượng đó được gọi chung là gì? có tác dụng gì?

- Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu chương II CẢM ỨNG

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 8470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG
Tiết PPCT: 23
Dạy lớp: 11C2, 11C3, 11C4, 11C5, 11C6, 11C7 – Tuần: 12
I. Mục tiêu bài dạy	
	1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức
- Nêu được khái niệm hướng động.
- Phân biệt được hướng động dương và hướng động âm.
- Trình bày được các kiểu hướng động.
- Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật.
 * Kỹ năng
- Biết cách ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật về hướng động ra ngoài thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh, hoạt động nhóm.
* Thái độ
 Bảo vệ môi trường đất, tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho cây phát triển.
	2. Năng lực có thể hình thành cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải thích vấn đề, năng lực đánh giá vấn đề.
II. Chuẩn bị về tài liệu và thiết bị dạy học
1. Giáo viên : SGK, Máy chiếu, mẫu cây đậu xanh, cây trinh nữ (hoặc cây rau nhúc), mẫu cây lan, giấy A0, viết lông.
	2. Học sinh: Kiến thức liên quan đến bài học
III. Tổ chức hoạt động dạy học
	1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (2 phút)
- Cho học sinh quan sát một số hiện tượng cảm ứng: Như lá trinh nữ (lá rau nhúc) cụp lại khi chạm vào, vô tình chạm tay vào vật nóng, cây đặt ở cửa sổ sẽ hướng ra ánh sáng,.
- Các hiện tượng đó được gọi chung là gì? có tác dụng gì? 
- Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu chương II CẢM ỨNG
3. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG (10 phút)
- Mục tiêu
* Kiến thức
- Nêu được khái niệm hướng động.
- Phân biệt được hướng động dương và hướng động âm.
 * Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh
* Thái độ
 Yêu thích môn học
- Phương pháp/Kĩ thuật : Nêu vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, cây đậu xanh, cây trinh nữ hoặc cây rau nhúc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS:
- Cây trinh nữ (lá rau nhúc) sẽ phản ứng như thế nào khi bị kích thích?
- Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào khi vô tình chạm tay vào vật nóng?
- Cảm ứng là gì?
- Quan sát hình 23.1 kết hợp mẫu cây đậu xanh đã được giáo viên chuẩn bị sẵn, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau?
- Hướng động là gì? 
- Quan sát hình và cho biết cơ quan nào hướng tới hoặc tránh xa nguồn kích thích?
- Có mấy loại hướng động? kể tên
- Thế nào là hướng động dương?
- Thế nào là hướng động âm?
- Cơ chế nào dẫn đến sự hướng động?
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
 Diễn giảng, gợi ý học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 + Yêu cầu HS trình bày 
 + Học sinh khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Điều chỉnh:
- Lắng nghe câu hỏi
- Lắng nghe hướng dẫn, suy nghĩ trả lời
*Học sinh cần nêu được: 
- Khái niệm cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích.
- Khái niệm hướng động: Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
- Hướng động dương (+): Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích 
- Hướng động âm (-): Sinh trưởng hướng tránh xa nguồn kích thích. 
* Cơ chế
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan bị kích thích (thân, rễ, lá, mầm)
- Học sinh trình bày.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn, sau đó chú ý phần nhận xét, kết luận nội dung kiến thức của giáo viên.
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG
- Khái niệm hướng động: Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
- Hướng động dương (+): Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. 
- Hướng động âm (-): Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích. 
* Cơ chế
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan bị kích thích (thân, rễ, lá, mầm)
	HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG 
VÀ VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT ( 25 phút)
- Mục tiêu
* Kiến thức
- Trình bày được các kiểu hướng động.
- Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật
 * Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh, hoạt động nhóm.
* Thái độ
 Bảo vệ môi trường đất, tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho cây phát triển.
- Phương pháp/Kĩ thuật : Hoạt động nhóm/ kỹ thuật lược đồ tư duy
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, giấy A0, viết lông, mẫu cây đậu xanh, mẫu cây lan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS:
- Gv cho học sinh quan sát hình trên slide và yêu cầu hoc sinh cho biết có bao nhiêu kiểu hướng động?
- GV cho học sinh quan sát các mẫu cây đậu xanh và yêu cầu học sinh xác định các kiểu hướng động của từng mẫu cây.
- HS hoạt động nhóm và vẽ lược đồ tư duy thể hiện đặc điểm và vai trò của các kiểu hướng động trong 10 phút
- Tìm các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động.
- Cho hs trả lời 4 câu hỏi lệnh trong SGK
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Diễn giảng, gợi ý học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 + Yêu cầu HS trình bày 
 + Học sinh khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Điều chỉnh:
Nhận nhiệm vụ được giao, tổ chức thảo luận trong nhóm.
Phân công thư ký ghi lại nội dung thảo luận.
Trưng bày sản phẩm, trao đổi kết quả giữa các nhóm. Phân biệt, so sánh, rút kinh nghiệm cho nhóm, cá nhân.
- Học sinh nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn, sau đó chú ý phần nhận xét, kết luận nội dung kiến thức của giáo viên.
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
Các kiểu hướng động
Đặc điểm 
hướng động
1. Hướng sáng
- Thân: Hướng sáng dương.
- Rễ: Hướng sáng âm.
2. Hướng trọng lực
- Rễ cây: Hướng trọng lực dương.
- Thân: Hướng trọng lực âm.
3. Hướng hóa
- Các chất dinh dưỡng: Hướng hóa dương.
- Các chất độc: Hướng hóa âm.
4. Hướng nước
 Rể: Hướng nước dương.
5. Hướng tiếp xúc
- Các tế bào không được tiếp xúc: Sinh trưởng nhanh.
- Các tế bào phía tiếp xúc: Sinh sinh trưởng chậm.
III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
Tìm đến nguồn sáng để quang hợp
Đảm bảo sự phát triển của bộ rễ, giúp cây đứng vững
Giúp cây tìm tới nguồn nước và chất dinh dưỡng
Giúp dây leo đứng vững và vươn cao.
4. Hoạt động luyện tập ( 6 phút)
- Giáo viên hệ thống lại nội dung trọng tâm bài học
- Cho học sinh hoàn thành một số câu hỏi sau:
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình cảm ứng ở thực vật?
A. Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy 	
B. Phản ứng chậm, khó nhận thấy
C. Là phương thức thích nghi của thực vật	
D. Hình thức kém đa dạng
Câu 2: Điền tên loại hướng động cho phù hợp.
 Các biện pháp kĩ thuật 
 Loại hướng động
Cuốc xới xáo đất à Đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm à rễ sinh trưởng mạnh, ăn sâu, lan rộng à cây sinh trưởng tốt.
Bón phân theo độ phủ của tán lá. Bón nông cho cây cây rễ chùm; bón sâu theo rãnh hoặc hố: cây ăn quả lâu năm.
Tưới nước đầy đủ, đều để tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển mạnh, lan rộng, đào rãnh dẫn nước, hệ thống vòi phun.
Trồng cây với mật độ phù hợp; với độ chiếu sáng phù hợp : bắp cải, xu hào, sả trồng nơi thoáng đãng; lá lốt, diếp cá trồng nơi ẩm và bóng 
Làm giàn, làm giá cho các cây thân leo như bí đao, bầu, mướp.
5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- Tìm thêm các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động.
U Minh, ngày 08/11/2019
KÝ DUYỆT
NGUYỄN BÁ HÂN
	- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_bai_23_huong_dong.doc