Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Từ ấy

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Từ ấy

 Mục tiêu

1. Về kiến thức:

– Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

– Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

– Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

– Tích hợp phần Tiếng Việt (Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ), Làm văn (thao tác lập luận so sánh, phân tích )

-Liên hệ với các tác phẩm khác có liên quan.

2.Về kĩ năng:

-Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.

– Giúp các em rèn luyện thành thạo khả năng tư duy, thu thập thông tin, phân tích, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.

 

docx 12 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1287Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TỪ ẤY
Mục tiêu
Về kiến thức:
– Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
– Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
– Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
– Tích hợp phần Tiếng Việt (Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ), Làm văn (thao tác lập luận so sánh, phân tích)
-Liên hệ với các tác phẩm khác có liên quan.
2.Về kĩ năng:
-Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.
– Giúp các em rèn luyện thành thạo khả năng tư duy, thu thập thông tin, phân tích, xử lí thông tin, liên hệ thực tế. 
3.Thái độ:
– Nhận thức vai trò của Đảng đối với mỗi cá nhân và đối với cộng đồng,
– Sống có lí tưởng hoài bão  phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;
– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-Có lòng yêu nước , sẵn sàng cống hiến vì tổ quốc.
Năng lực
– HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề mới
– Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Có năng lực tìm hiểu các hình ảnh tiêu biểu.
– Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo
– Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.
– Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
Phương tiện
* Giáo viên
– Giáo án
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
– Đèn chiếu; Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. Sưu tầm tranh, ảnh  về tác giả, ngâm bài thơ Từ ấy
* Học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
-Đồ dùng học tập.
Phương pháp
Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học, phân tích giảng giải
***BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nêu thông tin về tác giả, sự nghiệp sáng tác.
Các yếu tố trong cuộc đời nhà thơ ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác.
Cảm nhận được niềm vui lớn,lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
 Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
Đặc điểm hồn thơ Tố Hữu qua tác phẩm và một số bài thơ khác.
Nhận ra thể thơ, chủ đề, cảm hứng sáng tác của bài thơ.
Hiểu được sự vận động tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu
 Ủng hộ nhà thơ theo đuổi lí tưởng và con đường cách mạng của Đảng. Biết trân trọng những lẽ sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam qua mọi thời đại.
Các biện pháp nghệ thuật.
Cảm nhận về vẻ đẹp, ý nghĩa các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.
 Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của TH trong bài thơ.
Tìm hiểu thêm các tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tố Hữu để minh chứng rõ nét cho hồn thơ của nhà thơ.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp
-Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Kĩ năng
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Thao tác 1:
– GV :
+Trình chiếu video bài thơ”Lượm”
+Hỏi tên bài thơ và tên tác giả 
HS:
+ Nhìn video đoán tác giả Tố Hữu và tên bài thơ
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Thao tác 2: Giáo viên giới thiệu vào bài
Trong văn học Việt Nam, Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư  sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Ông có rất nhiều bài thơ nổi tiếng như bài Lượm, Bác ơi, Khi con tu hú,Nhưng để nói là tiêu biểu và đầu tiên dành cho cách mạng phải nói đến bài thơ Từ ấy.Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn  về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ.Để hiểu hơn bài thơ này, ta tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 Thao tác 1:GV cho HS tìm hiểu phần tác giả,tác phẩm
GV: Yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả.
HS: phát biểu suy nghĩ dựa trên cơ sở đọc tài liệu, soạn bài.
Thao tác 2:Rút ra kết luận từ cuộc đời
GV hỏi: Theo em thì cuộc đời như vậy thì ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ?
-Học sinh vận dụng trả lời
GV:Yêu cầu học sinh đọc bài thơ từ ấy
HS đọc bài
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Từ ấy”?
– HS xem sách giáo khoa trả lời .
GV hỏi: Bài thơ có thể được chia mấy phần? Ý chính từng phần?
HS trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
Thao tác 3:Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 – GV: “Từ ấy” là thời điểm nào trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu? Tại sao nhà thơ lại dùng từ ấy dể đặt tên cho tập thơ,cho bài thơ và mở đầu bài thơ?
-HS trả lời
– GV yêu cầu HS xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 .
– HS trình bày cá nhân.
Thao tác 4:Tổ chức cho HS thảo luận nhóm khổ thơ 2 và 3: (Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận)
+ Nhóm 1:Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời?
– Nhóm 1 trình bày
+Nhóm 2:Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
– Nhóm 2 trình bày
+Nhóm 3:Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?
– Nhóm 3 trình bày
+Nhóm 4:Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì?
– Nhóm 4 trình bày
Thao tác 5: GV tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ
HS ghi chép
Thao tác 6:GV nhận xét bài làm của các nhóm
 -HS lắng nghe
Thao tác 7:GV tổng kết lại kiến thức cho HS
GV:Theo em, ý nghĩa của văn bản là gì?
-HS trả lời
GV:Nêu những nét nghệ thuật chính của tác phẩm?
-HS trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu
 -Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
-Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
-Ông mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108
=>Ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
+Sinh ra miền đất cố đô Huế,là cái nôi của văn hóa văn học->Nuôi dưỡng tâm hồn từ khi còn nhỏ
+Cha mẹ là nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca->Thơ ông mang đậm tính dân tộc bở những câu ca dao hò vè được đưa vào một cách tài tinh.
+Sớm giác ngộ lí tưởng của Đảng->Đánh dấu bước chuyển minh trong cuộc dời và sự nghiệp,chặng đường thơ gắn với chặng đường lịch sử của dân tộc.
*Sự nghiệp:
-Quan niệm sáng tác:”Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."
-Phong cách thơ: +Trữ tình chính trị nhưng đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức. 
+Sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu.
-Đóng góp: +Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. 
+Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. +Được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, "một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”[
Tác phẩm Từ ấy
– Hoàn cảnh sáng tác:
+  Được viết vào tháng 7 – 1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản đông dương
+  Bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy” 
– Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng
+ Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
+ Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
 II. Đọc – hiểu văn bản
1.Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng cuả Đảng
-Từ ấy:là lúc mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng,nhà thơ dùng”từ ấy”để chỉ mốc thời gian quan trọng nhất của cuộc đời mình:được kết nạp vào Đảng Cộng Sản.
- Động từ :+ bừng->sự ngạc nhiên,bất ngờ,đột ngột
+Chói: Ánh sáng mạnh mẽ và xuyên thấu
- Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí
+ Nắng hạ mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng ba mùa còn lại trong năm; phù hợp với động từ bừng (phát ra đột ngột) từ vầng mặt trời chân lí.
+Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ mới   lạ, hấp dẫn. Chân  lí của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác − Lênin sáng rực, chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-Hai   câu   dưới   tiếp   tục   tả   tâm   trạng,   tâm   hồn   sau   khi   đã   tiếp   nhận   lí tưởng ấy.
+ Nghệ thuật tả: tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: hồn tôi − vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
+ Tất cả các hình ảnh trong khổ thơ rất sống, mới, tươi trẻ, nhưng đều là hình ảnh ẩn dụ − so sánh, nghĩa là hình ảnh tưởng tượng, khái quát.
->Ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn  tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
2.Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
– Nhà thơ đã thể hiện “cái tôi” cá nhân gắn bó với “cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người.
+ “Buộc”: quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi,tự nguyện gắn bó”tôi buộc”.
+ “Trang trải”: tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời.
– “Để hồn tôi . mạnh khối đời”
+ Từ khối đời: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ .
+Hồn tôi với hồn khổ
-> Tình cảm  giai cấp, sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ.
3. Khổ 3 : Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
– Điệp từ “ là” cùng với các từ: con, anh, em ->Tình cảm gia đình đằm ấm mà tác giả là 1 thành viên của “vạn nhà”.
– Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “kiếp phôi pha”, những em nhỏ không áo cơm.
 ->Lòng căm giận trước bao bất công, ngang trái của xã hội cũ, Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách mạng.
III. Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản
– Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản.
– Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
2. Nghệ thuật
– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
– Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
– Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng
Hoạt động 3:LUYỆN TẬP
Thao tác 1:GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ăn khế trả vàng”
5 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm cá nhân
-Củng cố lại kiến thức đã học
Hoạt động 4-5:VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Thao tác 1:GV giao nhiệm vụ về nhà
-Nhiệm vụ 1:Vẽ sơ đồ tư duy bài học
-Nhiệm vụ 2:Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực dụng trong cuộc sống hôm nay.
Yêu cầu:
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
-Nội dung: học  sinh bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng xấu : một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực dụng trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Thế nào là sống xa rời lí tưởng, thực dụng ? Hậu quả, nguyên nhân của lối sống đó ? Nêu biện pháp khắc phục ?
– HS thực hiện nhiệm vụ, báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_bai_tu_ay.docx