Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta

A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:

- Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội nước ta- một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập ,tự do.

- Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, giọng văn chân thành thống thiết.

B. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy, phân tích sức hấp dẫn, truyền cảm mới mẻ của hai khổ đầu.

C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

D. Hướng dẫn bài mới

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2129Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 101(ĐV)
Về luân lí xã hội ở nước ta 
( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây- Phan Châu Trinh)
A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 
- Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội nước ta- một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập ,tự do.
- Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, giọng văn chân thành thống thiết.
B. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy, phân tích sức hấp dẫn, truyền cảm mới mẻ của hai khổ đầu. 
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Đọc tiểu dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
Luân lí xã hội là gì ? Nhận xét cách nêu và phân tích luận điểm của tác giả 
Em hiểu câu một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội như thế nào ?
Tác giả quan niệm nội dung của luân lí xã hội là gì?
- Ông so sánh, phân tích hai nền luân lí xã hội Đông( nước ta) và Tây( Châu âu- Pháp) như thế nào, nhằm mục đích gì ?
 - Nguyên nhân vì sao dân không biết đoàn thể, không trọng công ích ?
- Bọn học trò trong nước mấy trăm năm gần đây có những biệu hiện suy thái, sa đạo về đạo đức luan lí như thế nào?
- Nhận xét những câu cảm thán trong đoạn văn?
- Những giải pháp của Phan Châu Trinh? 
HĐ4: Củng cố, Bài tập nâng cao 
I. Tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả : 
 *Cuộc đời: (1872-1926). Là nhà yêu nước và nhà cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Ông là người chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp; 
 - Bị bắt bỏ tù ở Côn Đảo năm 1911. Ra tù sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng không thành
 - Năm 1925 cụ về Sài Gòn , diễn thuyết hai lần sau đó ốm nặng và qua đời . Lễ truy điệu cụ đã trở thành phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước 
 * SNST: 
 - Thơ văn tỏ chí và truyền truyền, vận động đồng bào làm cách mạng 
 - ST cả chữ Hán chữ Nôm, chữ Quốc ngữ ( SGK)
 2. Đoạn trích" Về luân lí XH ở nước ta":
 * Xuất xứ:
 - Trích phần III của bài " Đạo đức và luân lí Đông Tây" được PCT diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại hội thanh niên ở Sài Gòn. 
 - Bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống 
 * TL: văn diẽn thuyết
 - Đặc thù của VB diễn thuyết ( SGV tr 121) 
 - Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng , một q.niệm, một đương lối c.trị , k.tế, văn hóa nào đó..
II. Đọc- hiểu 
 1. Thế nào là luân lí xã hội:
 - Luân lí: những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người và ngưòi trong XH
- Luân lí xã hội: là khái niệm chỉ những nguyên tắc quy định hợp lí, hợp lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội.
 - Luân lí xã hội theo q.niệm của PCT: là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng XH, giưã người với người, nước này với nước khác ( tầm thế giới) và ở trong nước .
 2.Luân lí XH ở nước ta:
 - Thực tế LL XH ở nước ta: Tuyệt nhiên ko có, cụ thể:
 + Dân ta " phải ai tai nấy", ai chết mặc ai" , sợ sệt, ù lì, trơ tráo. 
 + Dân " ko biết đoàn thể, ko trọng công ích" 
 + Người này đối với người kia đều " ngó theo sức mạnh , thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm. 
 + Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lợi và lòng tham của mình.
 + Quan niệm Nho gia ( tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) đã bị hiểu sai hiểu lệch đi: Bình thiên hạ là cai trị xã hội, là đè nén mọi người đem lại quyền lợi cho cá nhân mình. (Thật ra bình thiên hạ (xã hội) là góp phần làm cho xã hội mọi người an cư lạc nghiệp no đủ, giàu có, hạnh phúc vạn nhà )
 -> TG tỏ thái độ phê phán rất nghiêm khắc , càng đau lòng lại càng thấy cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình.
 - Nguyên nhân: 
 + Theo PCT nguyên nhân sâu xa của tình trạng này nằm ở sự phản động thối nát của bọn vua chúa, quan lại Nam Triều, bọn trí thức Tây học háo danh, vinh thân, phì gia chà đạp lên dân tình.
 + Từ đây TG hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng ( đối tượng mà ông gọi là: bọn học trò, kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen, bọn quan lại, bọn thượng lưu) -> sự căm ghét cao độ của TG đối với bọn quan lại Nam triều . . Trong mắt TG, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để 
 + NT: Dùng các hình ảnh, lối ví von " có kẻ mang đai ..., cách điệp cú pháp , câu cảm thán, cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố NL trong bài văn -> nhằm thể hiện thái độ phủ định của TG rất mạnh mẽ.
 - Giải pháp của PCT:
 + Phải biết gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong c.s và để tự bảo vệ chính quyền lợi của mình.
 + Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế chấm dứt tệ nạn mau danh bán tước
 + Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm hoại luân lí xã hội khiến cho tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không thể có được độc lập tự do
 + Theo Phan Chu Trinh nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ ngàn xưa (TG dẫn thành ngữ, tục ngữ " Nhiều tay vỗ nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm "Nhưng bấy lâu nay tình hình đất nước có sự thay đổi, truyền thống đó đã bị mai một đi -> cần phải biết khơi dậy.
=> Những điều đề nghị của tác giả hết sức cấp thiết, thể hiện quan điểm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời .
3. Nghệ thuật viết văn luận thuyết của PCT : 
 - Lập luận sáng sủa, khúc chiết, tình cảm tràn đầy, thường biểu lộ qua những lới cảm thán thống thiết. 
 - Lập trường đánh đổ chế độ quân chủ luôn được công bố công khai, dứt khoát, kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng 
 - So sánh luân lí Châu âu( Pháp) và ở nước ta 
 - Vận dụng các thành ngữ tục ngữ, lối nói DG -> vừa gợi hình vừa biểu cảm vừa có tác động mạnh lẽ đến nhận thức của ngưòi nghe. 
 4. ý nghĩa của bài văn : 
- Những vấn đề đặt ra trong Về luân lí xã hội nước ta không chỉ có ý nghĩa đối với thời của Phan Châu Trinh mà còn có ý nghĩa đối với cả thời của chúng ta hôm nay
 - Chủ trương xây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam nhằm nhắc nhở về tầm quan trọng của việc xây dựng đoàn thể nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng của mọi người sống trong xã hội.
- Nó cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp do lũ người ích kỉ, vụ lợi ham quyền đem dến.
- Nó khơi dậy niềm lo âu về sự chậm tiến của xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển 
 - Nó khẳng định: giữa việc tuyên truyền ý thức công dân, gây dựng đoàn thể với SN giành tự do, ĐL cho TQ 
phải có mối quan hệ chặt chẽ. ( Bời vì " SN CM là của quần chúng nhân dân) 
G. Hướng dẫn học sinh học bài: Học bài cũ thao câu hỏi SGK 
K. Tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức: 
- Lời nói đầu của bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây
 - Phan Châu Trinh - về tác giả và tác phẩm- Trần Thi Hải Yến 

Tài liệu đính kèm:

  • docT101Ve luan li XH nuoc ta.doc