Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 123: Hướng dẫn học tập trong hè

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 123: Hướng dẫn học tập trong hè

Tiết 123

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG HÈ

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Tìm đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn Ngữ văn đã được học ở chương trình lớp 11 và tìm hiểu trước các kiến thức văn học sẽ học ở chương trình Ngữ văn lớp 12

- Tự chuẩn bị trước các kiến thức sẽ học ở chương trình lớp 12

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng văn học.

Rè luyện kĩ năng làm một bài văn nghị luận gần gũi với đời sống.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1945Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 123: Hướng dẫn học tập trong hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 123
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG HÈ
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Tìm đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn Ngữ văn đã được học ở chương trình lớp 11 và tìm hiểu trước các kiến thức văn học sẽ học ở chương trình Ngữ văn lớp 12
- Tự chuẩn bị trước các kiến thức sẽ học ở chương trình lớp 12
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng văn học.
Rè luyện kĩ năng làm một bài văn nghị luận gần gũi với đời sống.
 c. Về thái độ
Có ý thức tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Nhằm giúp các em Tìm đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn Ngữ văn đã được học ở chương trình lớp 11 và tìm hiểu trước các kiến thức văn học sẽ học ở chương trình Ngữ văn lớp 12, Tự chuẩn bị trước các kiến thức sẽ học ở chương trình lớp 12...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS ghi câu hỏi về nhà học bài, lập thành đề cương
1/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975.
2/ Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập?
4/ Phong cách thơ Tố Hữu?
5/ Vì sao nói hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc?
6/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc?
7/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến?
16
B. LỚP 12
I. Một số vấn đề chung
-          Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
-          Nền văn học hướng về đại chúng
-          Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
-          HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học
-          Chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết như thế nào?
-          Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ
-          Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
-          Mang tính trữ tình chính trị sâu sắc
-          Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn
-          Giọng thơ chân tình ngọt ngào đằm thắm
-          Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
-          Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là “Ta- Mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.
-          sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh và làm nhịp thơ hài hoà, uyển chuyển.
-          Ngôn Ngữ thơ: Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân giản dị, mộc mạc.
-          Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết
- VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, CP,bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ
- Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng
- Tháng 10-1954, các cơ quan TƯ của Đảng và CP rời chiến khu VB về TĐô- HN
- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, TH viết bài VB
- Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947;
- Địa bàn chiến đấu :Tây Bắc- Thượng Lào, hoang vu, hiểm trở;sinh hoạt gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu.
- QD làm đại đội trưởng, khi chuyển sang đơn vị khác ,ông viết bài Tây Tiến(1948)để nói lên nỗi nhớ của mình.
8/ Câu đề từ - đàn ghi-ta của Lor-ca
GV yêu cầu HS tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm theo hướng dẫn.
16
II. Về tác giả, tác phẩm.
  1. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh:
    a. Quan điểm sáng tác.
    b. Phong cách nghệ thuật.
 2. Tố Hữu:
    a. Tiểu sử
    b.Con đường thơ.
    c. Phong cách nghệ thuật: Trữ tình chính trị.
 3. Nguyễn Tuân:
    a. Tiểu sử.
    b. Con người.
    c. Phong cách.
  4. Tất cả các tác giả trong chương trình giới hạn thi.
  5. Tác phẩm:
    a. Hoàn cảnh sáng tác.
    b. Giá trị nội dung, nghệ thuật.
    c. Giá trị tư tưởng:
       * Giá trị nhân đạo. 
       * Giá trị hiện thực.
       * Chủ nghĩa yêu nước
5
5
III. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
 1. Tiểu sử tác giả: Hê-min- uê, Sô- lô- khốp, Lỗ Tấn.
 2. Tóm tắt.
 3. Giá trị nội dung, nghệ thuật.
  IV. Tập làm văn:
 1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
 2. Nghị luận về hiện tượng xã hội
 3. Nghị luận về giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học.
 4. Nghị luận một tác phẩm, đoạn trích thơ, văn xuôi.
c. Củng cố, luyện tập (1')
Cần nắm được các yêu cầu đã đưa ra
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Về nhà hoàn thiện đầy đủ, chu đáo các định hướng đã cho
 + Bài mới: Hoàn thiện các yêu cầu đã cho

Tài liệu đính kèm:

  • doc123.doc