Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 20 đến tiết 50

Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 20 đến tiết 50

I. Mục tiêu

- Về kiến thức: học sinh cần nắm được mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc, có 2 kiểu mảng là mảng một chiều và mảng hai chiều, có 2 cách khai báo gián tiếp và trực tiếp, học sinh hiểu và viết được một số chương trình đơn giản về mảng.

- Về kĩ năng: học sinh thao tác tốt với máy tính và thực hiện được một số bài toán đơn giản về mảng.

- Về thái độ: rèn luyện ý thức tự giác, thao tác nhanh, chính xác.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải

- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểu mảng một chiều

Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một

doc 26 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1810Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 20 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20+21+22+23
Bài 11. Kiểu mảng
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: học sinh cần nắm được mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc, có 2 kiểu mảng là mảng một chiều và mảng hai chiều, có 2 cách khai báo gián tiếp và trực tiếp, học sinh hiểu và viết được một số chương trình đơn giản về mảng.
- Về kĩ năng: học sinh thao tác tốt với máy tính và thực hiện được một số bài toán đơn giản về mảng.
- Về thái độ: rèn luyện ý thức tự giác, thao tác nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểu mảng một chiều
Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Mô tả về mảng một chiều
- Đưa ra các quy tắc xác định mảng một chiều
- Xét ví dụ: (sgk-53): chuẩn bị máy chiếu, chiếu ví dụ viết bài toán không sử dụng mảng và có sử dụng mảng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét 2 đoạn chương trình?
Đ1: Không sử dụng mảng:
if t1>tb then dem:=dem+1; if t2>tb then dem:=dem+1;
if t3>tb then dem:=dem+1; if t4>tb then dem:=dem+1;
if t5>tb then dem:=dem+1; if t6>tb then dem:=dem+1;
if t7>tb then dem:=dem+1; 
Đ2: Có sử dụng mảng:
For i:=1 to N do
	if nhietdo[i] > trung_binh then dem:=dem+1;
- Trình chiếu cho học sinh quan sát toàn bộ ví dụ có sử dụng mảng. Yêu cầu học sinh đưa ra cấu trúc khai báo mảng một chiều?
- Giảng giải cho học sinh về kiểu chỉ số và kiểu phần tử.
- Nghe, ghi chép
- Quan sát ví dụ trên máy chiếu
- Nhận xét: Đ1 phải viết lặp lại nhiểu câu lênh if giống nhau, Đ2 khắc phục được điều đó của Đ1
- Quan sát và đưa ra cấu trúc khai báo mảng một chiều.
a. Khai báo
Cách1: khai báo trực tiếp
Var : array [kiểu chỉ số] of ;
Cách 2: khai báo gián tiếp
Type = array [kiểu chỉ số] of ;
Var : ;
b. Một số ví dụ
- Tìm phần tử lớn nhất của dãy số nguyên.
- Sắp xếp dãy số nguyên bằng thuật toán tráo đổi
- Tìm kiếm nhị phân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hãy xác định Input và Output của bài toán
- Nhận xét bổ sung cho học sinh.
- Hướng dẫn gợi mở, tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra thuật toán của bài toán bằng cách liệt kê.
- Xây dựng bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal.
- Trình chiếu cho học sinh quan sát chương trình thực hiện chạy chương trình.
- giải đáp những thắc mắc của học sinh
- Đọc yêu cầu bài toán và xác định Input, Output của bài toán
- Thảo luận đưa ra thuật toán của bài toán bằng cách liệt kê.
Thảo luận xây dựng bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal.
- Quan sát và nhận xét
2. Kiểu mảng hai chiều
- Mảng hai chiều là bảng các phần tử cùng kiểu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chuẩn bị sẵn một chương trình đưa ra màn hình bảng nhân và trình chiếu cho học sinh quan sát.
- Mô tả về mảng hai chiều
- Đưa ra các quy tắc xác định mảng hai chiều
- Cho học sinh quan sát hai đoạn lệnh sau và nhận xét?
Đ1: sử dụng mảng một chiều
var B: array[1..9] of array [1..10] of integer;
Đ2: sử dụng mảng hai chiều
var B: array[1..9,1..10] of integer;
- Tương tự với bảng một chiều, yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra cấu trúc khai báo mảng hai chiều?
- Quan sát, nghe giảng 
- Quan sát và nhận xét: Đ2 phải khai báo ngắn gọn hơn Đ1
- Quan sát và đưa ra cấu trúc khai báo mảng hai chiều.
a. Khai báo
Cách 1: khai báo trực tiếp
Var : array [kiểu chỉ số hàng, kiểu chỉ số cột] of ;
Cách 2: khai báo gián tiếp
Type = array [kiểu chỉ số hàng, kiểu chỉ số cột] of ;
Var : ;
b. Một số ví dụ
- Chương trình tính và đưa ra màn hình bảng nhân
- Chương trình nhập vào từ bàn phím các phần tử của mảng hai chiều B gồm 5 hàng, 7 cột với các phần tử là các số nguyên và một số nguyên k sau đó, đưa ra màn hình các phần tử của mảng có giá trị nhỏ hơn k.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hãy xác định Input và Output của bài toán
- Nhận xét bổ sung cho học sinh
- Hướng dẫn gợi mở, tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra thuật toán của bài toán bằng cách liệt kê.
- Xây dựng bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal.
- Trình chiếu cho học sinh quan sát chương trình thực hiện chạy chương trình.
- giải đáp những thắc mắc của học sinh
- Đọc yêu cầu bài toán và xác định Input, Output của bài toán
- Thảo luận đưa ra thuật toán của bài toán bằng cách liệt kê.
Thảo luận xây dựng bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal.
- Quan sát và nhận xét
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tổ trưởng duyệt	
Tiết 24+25
Bài tập và thực hành 3
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: học sinh hiểu và biết giải một số bài toán đơn giản trên máy tính .
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh và một số kiểu dữ liệu thông qua việc tìm hiểu, chạy thử các chương trình có sẵn.
- Về thái độ: rèn luyện ý thức tự giác, thao tác nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
Bài 1: Tạo mảng A gồm n (n ≤ 100) số nguyên, mỗi số có trị tuyệt đối không vựot quá 300. Tính tổng các phần tử của mảng là bội số của một số nguyên dương k cho trước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- tại phòng thực hành, triển khai nội dung thực hành
- Nhắc lại một phần lý thuyết học sinh cần nắm được trong bài thực hành.
- Yêu cầu học sinh khởi động và kiểm tra hoạt động của máy tính.
- Yêu cầu học sinh khởi động chương trình pascal
- Đưa ra bài toán 1 của bài tập thực hành 3 cho học sinh tìm hiểu và chay thử chương trình mẫu đã cho.
- chú ý nghe triển khai nội dung của bài thực hành
- Thực hành khởi động máy tính, kiểm tra kết nối và hoạt động của máy tính, khởi động chương trình turbo pascal.
- Tìm hiểu bài toán 1 của bài tập thực hành 3 và thực hiện soạn thảo và chạy thử chương trình mẫu.
program sum1;
uses crt;
const nmax=100;
type MyArray=arry[1..nmax] of integer;
var	A:MyArray;
	a,n,a,i,k:integer;
Begin
	clrscr; randomize;
	write('nhap n=');
	readln(n);
	for i:=1 to n do A[i]:=random(300)-random(300);
	for i:=1 to n do write (A[i]:5);
	writeln;
	write('nhap k');
	readln(k);
	s:=0;
	for i:=1 to n do
	if A[i] mod k =0 then s:=s+A[i]; writeln('tong can tinh la:');
	readln
end.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu cho học sinh về hàm random(n)
- Đưa ra một số câu lệnh và yêu cầu học sinh đưa vào chương trình vừa soạn thảo để có một chương trình mới đưa ra các số âm và các số dương trong mảng
- Nhận xét, bổ sung, trả lời những thắc mắc của học sinh.
- chú ý nghe Chạy thử chương trình vừa soạn thảo.
- Thực hành soạn thảo đưa các câu lệnh vào các vị trí cần thiết của chương trình trước đó để có một chương trình mới.
- Chạy thử chương trình mới
- Nhận xét
- Đưa ra các câu hỏi cần giải đáp
Bài 2: Viết chương trình tìm phần tử có giá trị lớn nhất của mảng và đưa ra màn hình chỉ số và giá trị của phần tử tìm được. Nếu có nhiều phần tử có cùng giá trị lớn nhất thì đưa ra phần tử có chỉ số nhỏ nhất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- tại phòng thực hành, triển khai nội dung thực hành
- Nhắc lại một phần lý thuyết học sinh cần nắm được trong bài thực hành.
- Yêu cầu học sinh khởi động và kiểm tra hoạt động của máy tính.
- Yêu cầu học sinh khởi động chương trình pascal
- Đưa ra bài toán 2 của bài tập thực hành 3 cho học sinh tìm hiểu và chay thử chương trình mẫu đã cho.
- chú ý nghe triển khai nội dung của bài thực hành
- Thực hành khởi động máy tính, kiểm tra kết nối và hoạt động của máy tính, khởi động chương trình turbo pascal.
- Tìm hiểu bài toán 2 của bài tập thực hành 3 và thực hiện soạn thảo và chạy thử chương trình mẫu.
program MaxElement;
uses crt;
const nmax=100;
type MyArray=arry[1..nmax] of integer;
var	A:MyArray;
	n,i,j:integer;
Begin
	clrscr;
	write('nhap n=');
	readln(n);
	for i:=1 to n do
	begin
	write('phan tu thu',i,'=');
	readln(A[i]);
	end; j:=1;
	j:=2 to n do if A[i]>A[j] then j:=i;
	writeln('chi soL',j,'gia tri:',A[j]:4);
	readln;
end.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh soạn thảo và chạy thử chương trình
- Yêu cầu học sinh chỉnh sửa lại đoạn chương trình vừa chạy thử để có một chương trình mới chỉ đưa ra chỉ số của các phần tử có cung giá trị lớn nhất
- nhận xét, bổ sung bài làm của học sinh
- Giải đáp thắc mắc của học sinh
- Thực hiện soạn thảo và chạy thử chương trình
- Thực hiện chỉnh sửa chương trình để có một chương trình mới chỉ đưa ra chỉ số của các phần tử có cung giá trị lớn nhất
- Nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc.
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tổ trưởng duyệt
Tiết 26+27
Bài tập và thực hành 4
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: học sinh hiểu và biết giải một số bài toán đơn giản trên máy tính .
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh và một số kiểu dữ liệu thông qua việc tìm hiểu, chạy thử các chương trình có sẵn.
- Về thái độ: rèn luyện ý thức tự giác, thao tác nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
Bài 1
a. Hãy tìm hiểu và chạy thử chương trình thực hiện sắp xếp dãy số nguyên bằng thuật toán tráo đổi với các giá trị khác nhau của n. Qua đó nhận xét về thời gian chạy của chương trình.
b. Khai báo thêm biến nguyên Dem và bổ sung thêm vào chương trình những lệnh cần thiết để biến Dem tính số lần thực hiện tráo đổi trong thuật toán đưa ra kết quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- tại phòng thực hành, triển khai nội dung thực hành
- Nhắc lại một phần lý thuyết học sinh cần nắm được trong bài thực hành.
- Yêu cầu học sinh khởi động và kiểm tra hoạt động của máy tính.
- Yêu cầu học sinh khởi động chương trình pascal
- Đưa ra bài toán 1 ý a của bài tập thực hành 4 cho học sinh tìm hiểu và chay thử chương trình mẫu đã cho.
- Hãy nhận xét về thời gian thực hiện chương trình?
- Khuyến khích học sinh đưa ra các đề xuất cho bài toán chạy tốt hơn.
- chú ý nghe triển khai nội dung của bài thực hành
- Thực hành khởi động máy tính, kiểm tra kết nối và hoạt động của máy tính, khởi động chương trình turbo pascal.
- Tìm hiểu bài toán 1 ý a của bài tập thực hành 4 và thực hiện soạn thảo và chạy thử chương trình mẫu.
- Khi sử dụng biến trung gian t tránh lặp lại nhiều câu lệnh giống nhau, thời gian chạy chương trình nhanh hơn, tốn ít bộ nhớ.
uses crt;
const Nmax=250;
type ArrInt=array[1..Nmax] of integer;
var	n,i,j,y:integer;
	A:ArrInt;
Begin
	clrscr; randomize; write('nhap n='); readln(n);
	for i:= 1 to n do A[i]:=random(300)-random(300);
	for i:= 1 to n do write(A[i]:5); writeln;
	for j:=1 downto 2 do
	for i:=1 to j-1 do
	if A[i]>A[i+1] then
	Begin
	t:=A[i]; A[i]:=A[i+1]; A[i+1]:=t;
	end;
	writeln('day so duoc sap xep'); 
	for i:= 1 to n do write(A[i]:7);
	writeln;
	readln
end.
Hoạt động của giáo ... đều, cân, vuông, của tam giác?
- Vấn đáp học sinh một số kiến thức có liên quan đến , chu vi, diện tích, các tính chất đều, cân, vuông, của tam giác?
- Yêu cầu học sinh đề xuất ý kiến?
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Học sinh tìm hiểu các hàm và các thủ tục thực hiện tính độ dài các cạnh, chu vi, diện tích, kiểm tra các tính chất đều, cân, vuông, của tam giác.
- trả lời một số câu hỏi liên quan.
- Đề xuất ý kiến.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
b. Tìm hiểu CT nhập vào toạ độ 3 đỉnh một tam giác và sử dụng các hàm, thủ tục được xây dựng sẵn để khảo sát các tính chất của tam giác?
c. Viết CT sử dụng các hàm và thủ tục xây dựng ở trên để giải bài toán (sgk-108)?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu CT nhập vào toạ độ 3 đỉnh một tam giác và sử dụng các hàm, thủ tục được xây dựng sẵn để khảo sát các tính chất của tam giác?
- Vấn đáp học sinh một số kiến thức có liên quan đến , chu vi, diện tích, các tính chất đều, cân, vuông, của tam giác?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận viêt CT
- Yêu cầu học sinh đề xuất ý kiến?
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Học sinh tìm hiểu CT nhập vào toạ độ 3 đỉnh một tam giác và sử dụng các hàm, thủ tục được xây dựng sẵn để khảo sát các tính chất của tam giác.
- trả lời một số câu hỏi liên quan.
- Đề xuất ý kiến.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
	Tổ trưởng duyệt
Tiết 47+48
Bài 19. Thư viện chương trình con chuẩn
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Giới thiệu sơ lược cho học sinh về thư viện chương trình con chuẩn trong ngôn ngữ lập trình pascal, thông qua đó học sinh biết được mỗi ngôn ngữ lập trình đều có các thư viện chương trình con chuẩn để mở rộng khả năng ngôn ngữ.
- Về kĩ năng: học sinh biết khai báo thư viện chương trình con chuẩn và viết được một số CTC đơn giản có sử dụng thư viện CTC chuẩn
- Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, thao tác nhanh nhẹn, chính xác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
1. CRT
- Thư viện CRT chứa các hàm, thủ tục liên quan đến việc quản lý và khai thác màn hình, bàn phím của máy tính.
- Một số thủ tục:
+ Textcolor(color) đặt màu cho chữ trên màn hình trong đó color là hằng hoặc biến xác định màu
+ Textbackground(color) đặt màu cho nền màn hình trong đó color là hằng hoặc biến xác định màu
+ Gotoxy(x,y) đưa con trỏ đến vị trí x cột y dòng trong đó: 1 ≤ x ≤ 25 và 1 ≤ y ≤ 80.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- kể tên một số thư viện trong ngôn ngữ lập trình mà em biết?
- Giới thiệu cho học sinh một số thư viện trong ngôn ngữ lập trình pascal.
- Nhấn mạnh 2 thư viện được dùng nhiều nhất: CRT và GRAPH.
- Giới thiệu về thư viện CRT
- Cho ví dụ về thủ tục trong thư viện CRT?
- Ngoài thủ tục CLRSCR đã giới thiệu thì thư viện CRT còn chứa một số thủ tục tiện ích khác.
- yêu cầu học sinh quan sát bảng xác đinh màu cho hằng, biến color. cho ví dụ?
- Chạy một chương trình pascal đơn giản có sử dụng các thủ tục trong thư viện CRT cho học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh viết một CT đơn giản có dùng thư viện CRT.
- Kể tên thư viện: CRT đã được học trong ngôn ngữ lập trình pascal
- Nghe, quan sát
- VD: CLRSCR; - thủ tục xoá màn hình
- Quan sát cho ví dụ: Textcolor(red)
- Quan sát
- Tổ chức hoạt động theo nhóm viết một CT đơn giản có sử dụng các thủ tục trong thư viện CRT.
2. GRAPH
a. Các thiết bị và chương trình hỗ trợ đồ hoạ
- Màn hình: có hai chế độ làm việc là chế độ văn bản và chế độ đồ hoạ. Đơn vị cơ bản của hình ảnh là điểm ảnh pixel.
- Bảng mạch điều khiển: turbopascal thường cung cấp các CT điều khiển tương ứng với bảng mạch đồ hoạ
b. Khởi tạo chế độ đồ hoạ
- Dùng thủ tục: Procedure	InitGraph(var driver, mode: integer; path: string);
+ driver: là số hiệu của trình điều khiển BGI
+ mode: số hiệu độ phân giải
+ path: đường dẫn đến các tệp BGI.
c. Các thủ tục vẽ điểm, đoạn thẳng
- Vẽ điểm: Procedure	Putpixel(x,y: integer; color: word);
- Vẽ đoạn thẳng: Procedure	Line(x1,y1,x2,y2: integer);
- Vẽ đoạn thẳng nối điểm hiện tại tới điểm có toạ độ (x,y): Procedure	LineTo(x,y: integer);
- Vẽ đoạn thẳng nối điểm hiện tại với điểm có toạ độ hiện tại cộng với gia số dx,dy: 
Procedure	LineRel(dx,dy: integer);
d. Các hàm và thủ tục liên quan đến vị trí con trỏ
- hàm xác định giá trị lớn nhất có thể có của toạ độ màn hình X, Y
function	GetMaxX: integer;
function	GetMaxY: integer;
- Thủ tục chuyển con trỏ tới toạ độ (x,y): Procedure	MoveTo(x,y: integer);
e. Một số thủ tục vẽ hình đơn giản:
- Vẽ đường tròn có tâm tại (x,y) bán kính r: Procedure	Circle(x,y: integer; r:word);
- Vẽ cung của Elip có tâm tại (x,y) bán kính trục Xr, Yr từ góc khởi đầu StAngle đến góc kết thúc EndAngle:
Procedure	Ellipse(x,y: integer; StAngle, EndAngle, Xr, Yr: word);
- Vẽ hình chữ nhật: Procedure	Rectangle(x1,y1,x2,y2: integer);
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Để làm việc được với thư viện đồ hoạ cần khởi tạo chế độ đồ hoạ.
- Giới thiệu cấu trúc khởi tạo chế độ đồ hoạ, yêu cầu học sinh dựa và cấu trúc đưa ra một ví dụ?
- Giới thiệu cho học sinh các thủ tục vẽ điểm, đoạn thẳng, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận viết một chương trình vẽ một đoạn thẳng, chạy CT trên máy chiếu cho học sinh quan sát
- Giới thiệu cho học sinh một số thủ tục vẽ hình đơn giản, cho học sinh thảo luận nhóm vẽ một hình đơn giản và trình chiếu cho học sinh quan sát.
- Khuyến khích học sinh nhận xét, đề xuất ý kiến
- nghe, quan sát 
- VD: driver:= 0;
InitGraph(driver, mode, ‘C:\tp\BGI’);
- Hoạt động nhóm viết CT:
Program DT;
uses CRT, Graph;
var driver, mode: integer;
begin
driver:= 0;
InitGraph(driver, mode,’C:\tp\bgi’);
Setcolor(red);
LineTo(150,200);
closegraph;
end.
3. Một số thư viện khác
- Thư viện System: là thư viện chứa các hàm sơ cấp và các thủ tục vào/ ra đơn giản
- Thư viện DOS: dùng để thiết lập giờ hệ thống
- Thư viện Printer: làm việc với máy in
4. Sử dụng thư viện
- Cấu trúc khai báo: Uses unit1, unit2,, unitN;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu một số thư viện khác
- Dựa vào cấu trúc khai báo thư viện đã học hãy đưa ra cấu trúc chung? Cho ví dụ cụ thể?
- Nhận xét, củng cố bài học.
- nghe, quan sát
- Cấu trúc chung: Uses unit1, unit2,, unitN;
- Ví dụ: Uses crt, graph, dos;
- Nghe, quan sát
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
	Tổ trưởng duyệt
Tiết 49
Bài tập
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh về hàm và thủ tục
- Về kĩ năng: học sinh nhận biết được hàm và thủ tục, viết được một số bài toán có sử dụng hàm và thủ tục
- Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, thao tác nhanh nhẹn, chính xác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm hàm và thủ tục? cho ví dụ?
- Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hàm và thủ tục?
- Chương trình con có thể không có tham số được không? cho ví dụ?
- Hãy cho ví dụ CTC có nhiều hơn một kết quả ra?
- Viết CTC (hàm, thủ tục) tính BCNN của hai số nguyên dương a,b. Hãy cho biết trong trường hợp này viết CTC dưới dạng hàm hay thủ tục thuận lợi hơn? vì sao?
- Trình chiếu bài viết của học sinh, nhận xét, khuyến khích học sinh đề xuất ý kiến.
- Hàm (Function) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về giá trị qua tên của nó- VD: sin(x)
- Thủ tục (Procedure) là CTC thực hiện một số thao tác nào đó và không trả về giá trị qua tên của nó- VD: Writeln
+ Giống nhau: đều là một chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó.
+ Khác nhau: Hàm (Function) trả về giá trị qua tên của nó còn Thủ tục (Procedure) không trả về giá trị qua tên của nó.
- CTC có thể không có tham số. 
Ví dụ: program vd;
procedure Ve_hcn;
begin
 writeln(‘@@@@@@@@@’);
 writeln(‘@ @’);
 writeln(‘@@@@@@@@@’);
end;
begin
Ve_hcn;
end.
- Ví dụ: program vd;
procedure Ve_hcn;
begin
 writeln(‘@@@@@@@@@’);
 writeln(‘@ @’);
 writeln(‘@@@@@@@@@’);
end;
begin
Ve_hcn;
writeln; writeln
Ve_hcn;
end.
- Tổ chức hoạt động nhóm viết CTC. trong trường hợp này viết CTC dưới dạng hàm thuận lợi hơn vì cần dùng đến hàm tính UCLN.
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
	Tổ trưởng duyệt
Tiết 50
Ôn tập
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh về lập trình có cấu trúc
- Về kĩ năng: học sinh hiểu và viết được một số bài toán đơn giản có sử dụng đến các kiểu dữ liệu của lập trình có cấu trúc Pascal.
- Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, thao tác nhanh nhẹn, chính xác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: giáo án, kĩ năng thuyết trình, giảng giải
- Học sinh: vở ghi, nghe giảng, hỏi và trả lời câu hỏi.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh nhắclại một số kiến thức cơ bản về các kiểu dữ liệu đã được học như: kiểu mảng, kiểu xâu, kiểu bản ghi, kiểu tệp, CTC?
- Kiểm tra kiến thức của học bằng cách cho học sinh thực hiện làm một số phiếu trắc nghiệm.
Phiếu 1:
Cõu 1. Mảng một chiều là?
	A. Bảng các phần tử cùng kiểu	
	B. Dãy các phần tử khác kiểu
	C. Dãy các phần tử cùng kiểu	
	D. Bảng các phần tử khác kiểu
Cõu 2. Cách khai báo biến mảng nào sau đây là đúng?
	A. ArrInt: array[1..nmax] of integer;	
	B. ArrInt: array[n..nmax] of integer;
	C. ArrInt= array[n..nmax] of integer;	
	D. ArrInt= array[1..nmax] of integer;
Cõu 3. Đâu là cách khai báo biến kiểu xâu?
	A. Var : string[ kiểu dữ liệu];
	B. Var : string[ độ dài lớn nhất của xâu];
	C. Var : string[ kiểu dữ liệu];
	D. Var : string[ độ dài lớn nhất của xâu];
Phiếu 2:
Cõu 1. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal có mấy cách khai báo biến mảng hai chiều?
	A. 2	B. 4	
	C. 3	D. 1
Cõu 2. Đoạn lệnh sau thực hiện công việc gì? assign(tep3,'C:\KQ.TXT');	Rewrite(tep3);
	A. gắn tên tệp và ghi tệp	
	B. gắn tên tệp và đọc tệp
	C. gắn tên tệp và mở tệp để ghi	
	D. gắn tên tệp và mở tệp để đọc
Cõu 8. Đâu là cách khai báo biến bản ghi?
	A. Var : ;	
	B. Var : ;
	C. Var : 	
	D. Var : ;
...
Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm viết một số CT đơn giản và đọc CT chạy CT trên máy chiếu cho hóc sinh quan sát cho biết kết quả hiện ra trên màn hình?
VD: đọc CT sau và cho biết kết quả
program bai1;
var a,b: integer;
procedure p( var x:integer; y:integer);
begin
 writeln(x,’’,y);
 x:= x*x;
 y:= y*10;
 writeln(x,’’,y);
end;
begin
 a:=1;
 b:= 10;
 P(a,b);
 writeln(x,’’,y);
 readln;
end.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh đề xuất ý kiến
- Nghe và nhắc lại một số kiến thức cơ bản về các kiểu dữ liệu đã được học như: kiểu mảng, kiểu xâu, kiểu bản ghi, kiểu tệp, CTC.
- Làm bài tập trong phiếu trắc nghiệm theo nhóm.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm và đọc CT cho biết kết quả.
110
1100
IV. Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ dạy
	Tổ trưởng duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 11 HKII.doc