Giáo án môn Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.

2. Kỹ năng: Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản, trong NNLT Pascal.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số; trực nhật.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài giảng:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5620Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạan12/10/2007	
Bài: 	§7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.	
2. Kỹ năng: Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản, trong NNLT Pascal.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số; trực nhật.
2. Kiểm tra bài cũ:	 
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
GV nêu vấn đề: Khi giải quyết một bài toán, ta phải đưa dữ liệu vào để máy tính xử lý, việc đưa dữ liệu vào bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một số dữ liệu cố định (một bộ dữ liệu). Để chương trình giải quyết một bài toán với nhiều bộ dữ liệu hơn, ta phải sử dụng thủ tục nhập dữ liệu.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS nghiên cưu SGK và cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong NNLT Pascal.
HS trả lời:
Read (,, ();
Readln (,, ();
GV nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax + b = c, ta phải nhập vào các đại lương nào? Viết lệnh nhập?
HS: -Nhập giá trị cho hai biến: a, b;
 -Viết lệnh: Readln(a,b);
GV: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta phải thực hiện như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi.
HĐ2: Đưa dữ liệu ra màn hình:
GV dẫn dắt: Sau khi xử lý xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình, ta sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu trong NNLT Pascal.
HS trả lời:
Write (,, ();
 Hoặc
Writeln(,, ();
GV nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax + b = c, để đưa ra màn hình giá trị của nghiệm –b/a, ta viết lệnh như thế nào?
HS: Writeln(-b/a);
GV: Để chương trình sử dụng một cách tiện lợi, khi nhập giá trị từ bàn phím cho biến, ta nên có thêm xâu kí tự nhắc nhở việc nhập giá trị cho biến nào, kiểu dữ liệu gì, người ta thường dùng cặp thủ tục:
Write();
Readln();
Ví dụ: Nhập một số nguyên dương N (N<=100).
GV: cho HS nghiên cứu ví dụ: chương trình hoàn chỉnh có sử dụng các thủ tục vào/ra, SGK trang 31.
GV: Giải thích một số chú ý cho HS bằng ví dụ minh hoạ.
Ví dụ: 
 Writeln(N:5, x:6:2);
 Write(1:3, j:4, a+b:8:3);
 Với: N = 36, x = 24, I = 245, 
 j = 56, a+b=23.2
1/ Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
 Trong Pascal, việc nhập dữ liệu từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn:
 Read (); 
hoặc Readln ();
 Trong đó: danh sách biến vào: là một hoặc nhiều tên biến đơn (trừ biến kiểu Boolean).
Ví dụ: 
 Read (a, b);
 Readln (a, b, c);
-Lệnh Read (a, b); để nhập lần lượt hai giá trị từ bàn phím và gán các giá trị đó tương ứng cho hai biến a và b.
-Lệnh Readln (a, b, c); tương tự.
-Khi nhập giá trị cho nhiều biến, những giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng (Enter).
Ví dụ: Để nhập các giá trị 1, -5 và 6 cho các biến thực a, b, c trong thủ tục thứ hai trong ví dụ trên, có thể gõ:
 1 -5 6 rồi nhấn phím Enter
hoặc 1.0 -5 rồi nhấn phím Enter
 6 rồi nhấn phím Enter 
2/ Đưa dữ liệu ra màn hình:
 -Để đưa dữ liệu ra màn hình , Pascal cung cấp thủ tục chuẩn:
 write ();
hoặc writeln ();
 Trong đó: 
 +Danh sách kết quả ra có thể là tên biến đơn, biểu thức hoặc hằng. 
 +Các hằng xâu thường được dùng để tách các kết quả hoặc đưa ra chú thích.
 +Các thành phần trong kết quả ra được viết cách nhau bởi dấu phẩy.
Ví dụ : 
 Write(‘Nghiem cua pt la:’,-b/a); hoặc
 Writeln(‘Nghiem cua pt la:’,-b/a);
 -Để nhập giá trị từ bàn phím cho biến, người ta thường dùng cập thủ tục:
 Write();
 Readln();
Ví dụ: 
 Nhập một số nguyên dương N (N <= 100), ta thường dùng cập thủ tục sau:
 Write(‘Nhap so nguyen duong N <=100:‘);
 Readln(N) ;
Ví dụ: Chương trình hoàn chỉnh có sử dụng các thủ tục vào/ra, SGK trang 31
*Chú ý: 
 -Các thủ tục Readln và Writeln có thể không có tham số;
 -Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả ra (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy cách ra. Quy cách ra có dạng:
 +Đối với kết quả thực:
 ::
 +Đối với các kết quả khác:
 :
 Trong đó: độ rộng và số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.
Ví dụ:
Writeln(N:5, x:6:2);
Write(1:3, j:4, a+b:8:3);
- - -36 - 24.00
425- -56- -23.200
4.Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: 
	-Nhập dữ liệu vào từ bàn phím: 
Read (); hoặc Readln ();
	-Đưa dữ liệu ra màn hình:	 
write (); hoặc writeln ();
5.Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau: 
	Về nhà học bài và xem trước bài: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình, SGK trang 32.	
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai07_CII_T07.doc