Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tổng quan văn học Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tổng quan văn học Việt Nam

A. Mục tiêu bài học

Bài giảng này của GV ở bài học này hướng vào những mục đích, yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về 2 bộ phận của VHVN (VH dân gian và VH viết) và quá trình phát triển của VH viết Việt Nam (VH Trung đại và VH hiện đại)

2. Nắm vững nhưng vấn đề về: Thể loại của VHVN; con người trong VHVN

3. Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 1 -2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngày soạn: 14.08.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 10B1
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Bài giảng này của GV ở bài học này hướng vào những mục đích, yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về 2 bộ phận của VHVN (VH dân gian và VH viết) và quá trình phát triển của VH viết Việt Nam (VH Trung đại và VH hiện đại)
2. Nắm vững nhưng vấn đề về: Thể loại của VHVN; con người trong VHVN
3. Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- SGK, SGV Ngữ văn 10
- Các tài liệu tham khảo: giới thiệu giáo án 10, ngữ văn lớp 6, 7.
C. Cách thức tổ chức
GV tổ chức giờ giảng theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định 
2. Giới thiệu bài mới.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Trong những sáng tạo tinh thần đó, có nền văn học của dân tộc kết tinh tinh hoa của cha ông trong suốt trường kì lịch sử.
Với bài “Tổng quan văn học Việt Nam”, giáo viên sẽ cung cấp cho các em những nhận thức cơ bản, những nét chính về nền văn học của nước nhà.
3. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề của bài học
- Em hiểu thế nào là tổng quan văn học việt nam?
HS: tổng quan văn học việt nam – cách nhìn nhận, đánh giá 1 cách tổng quát những nét lớn của văn học việt nam.
GV: gọi HS đọc mục I SGK.
Nền văn học Việt nam được hợp thành từ các bộ phận văn học nào?
HS: gồm văn học DG và văn học viết.
GV: Hãy kể tên một vài tác phẩm VHDG mà em đã học hoặc biết? 
HS đưa ra một số tác phẩm VHDG GV ghi bảng (nháp)
GV: Em hiểu VHDG là những sáng tác như thế nào?
GV: hãy cho biết những tác phẩm VHDG ban vừa nêu thuộc những thể loại nào?
HS trả lời GV điền trên bảng.
GV: qua đó em có nhận xét gì về thể loại của VHDG?
HS: phong phú
GV: dựa vào khái niệm và SGK, em hãy cho biết VHDG có những đặc trưng cơ bản nào?
HS: trả lời GV chọn lọc ghi ý
GV: hãy kể tên một số tác phẩm văn học viết mà em đã được học?
HS: kể tên GV ghi bảng (nháp)
GV: dấu hiệu dễ nhận biết sự khác nhau giữa VHDG và văn học viết là ở chỗ nào?
HS: văn học viết được ghi lại bằng văn tự.
GV: em hiểu thế nào là văn học viết?
GV: nền VHVN từ xưa cho đến nay về cơ bản được viết bằng những hình thức văn tự nào?
HS: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
GV: ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng chữ Pháp.
GV: kể tên một số tác phẩm văn học bằng chữ Hán mà em biết?
HS: kể tên những tác phẩm văn học bằng chữ Hán đã được học.
GV: em hãy cho biết nguồn gốc của văn tự Hán
HS: trả lời GV ghi bảng
GV: kể tên tác phẩm bằng chữ Nôm?
HS kể tên
GV: em biết gì về chữ Nôm?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: phần này các em sẽ được học cụ thể trong giờ Tiếng việt (lịch sử phát triển của tiếng việt)
GV: cho biết thể loại của văn học viết?
HS dựa vào SGK trả lời sau đó GV tổng hợp lại ghi bảng
GV (thuyết giảng): VHVN là sản phẩm tinh thần của tất cả các dân tộc cư trú trên lãnh thổ VN. Đó là một nền văn học thống nhất trong sự đa dạng. Bên cạnh những đặc trưng chung, văn học của mỗi vùng miền, mỗi tộc người lại có bản sắc riêng làm phong phú cho nền văn học của toàn dân tộc.
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quan văn học Việt Nam trải qua 3 thời kì lớn: 
+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (VHTĐ)
+ Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng T.8 1945 và sau CM T.8 cho đến hết thế kỉ XX (VHHĐ)
GV: Cho biết bối cảnh hình thành và phát triển của VHTĐ?
HS trả lời GV chọn lọc ghi bảng
GV: VHTĐVN được sáng tác bằng những hình thức văn tự nào?
HS: 2 hình thức văn tự: chữ Hán và chữ Nôm.
GV: ở thời kì này chữ Hán có vai trò như thế nào? nền văn học chữ Hán ra đời và tồn tại trong thời gian nào?
HS trả lời GV chọn lọc ghi bảng
GV: hãy kể tên những tác phẩm VHTĐVN bằng chữ Hán?
HS: 
- Thánh Tông Di thảo của Lê Thánh Tông
- Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
- Thượng kinh kí sự của Hải thượng lãn ông
- Hoàng Lê Nhất Thống chí của Ngô Gia Văn Phái
GV: (thuyết giảng) Ngoài ra ta thấy các tác giả như Nguyễn trãi, Nguyễn Duđều có những tác phẩm được viết bằng chữ Hán. 
Ngay trong giai đoạn văn học chữ Nôm phất triển mạnh thì văn học chữ Hán vẫn có nhiều thanh tựu
GV: cho biết nguông gốc ra đời của chữ Nôm và văn học chữ Nôm?
HS trả lời GV chọn loc ghi bảng
GV: Sự ra đời của chữ Nôm và văn học chữ Nôm có vai trò như thế nào?
GV: anh (chị) hãy kể tên 1 số tác phẩm VHTĐVN bằng chữ Nôm?
HS: - Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Lục Vân Tiên của Nguyễn Điònh Chiểu
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương (bà chúa thơ Nôm)
GV: Ngoài ra còn có một số Truyện Nôm khuyết danh: Tống Chân – Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa.
GV: So sánh 2 bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, cho biết bộ 
phận văn học nào chịu nhièu ảnh hưởng của VHDG?
GV: em có suy nghĩ gì về sự phát triển của văn học chữ Nôm?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Cho biết bối cảnh hình thành và phát triển của văn học hiện đại?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của nền văn học HĐVN?
HS trả lời GV ghi bảng.
GV: Hãy cho biết các giai đoạn phát triển của VHHĐ? ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời GV lựa chọn ghi bảng
GV: đây là những tác giả tiêu biểu mà Tản Đà được coi là cầu nối giữa 2 thế kỉ.
GV: trình bày những thành tựu nổi bật của VHHĐ Việt Nam?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: ra bài tập
Hãy so sánh 2 thời kì văn học: VHTĐ và VHHĐ để chỉ ra những điểm khác biệt lớn của VHHĐ với VHTĐ?
(học sinh thảo luận)
GV lấy kết quả:
1. Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp
2. Đời sống văn học: TPVH đi vào đời sống nhanh hơn: Mqh giữa tác giả và độc giả mật thiết hơn"đời sống văn học sôi nổi năng đông hơn.
3. Thể loại: xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch.
4. Thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ của VHTĐ được thay thế bằng lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, cái tôi cá nhân.
GV: Từ những kiến thức trên, em có rút ra gì về quy luật của VHVN?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: VHVN đã phản ánh mối quan hệ nào của con người Việt Nam?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: được biểu hiện như thế nào?
GV: những biểu hiện cụ thể?
GV: hay lấy dẫn chứng
HS: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
HS: Nam quốc Sơn hà (Lý Thường Kiệt)
GV: VHVN đã phản ánh moúu quan hệ này như thế nào?
GV: Truyện Kiều (Nguyễn Du)
GV: tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nam Cao
GV: VHVN phản ánh ý thức bản thân như thế nào?
GV: truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu, Làng – Kim Lân.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
1. Văn học dân gian
a. Khái niệm.
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động (tri thức: trở thành người sáng tác nhưng những tác phẩm đó phải tuân thủ đặc trưng của VHDG)
- VHDG là tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
b. Thể loại
- Thể loại của VHDG rất phong phú: Truyền thuyết, TCT, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ..
c. Đặc trưng
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
- Gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết
a. Khái niệm
- Là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết
- Là sáng tạo của cá nhân"tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
b. Chữ viết của văn học Việt Nam
- Chứ Hán: là văn tự của người Hán, người Việt đọc chữ Hán theo cách riêng của mình"cách đọc Hán Việt
- Chữ Nôm: là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra.
- Chữ Quốc ngữ: sử dụng chữ cái la tinh để ghi âm tiếng việt
c. Hệ thống thể loại của văn học viết
- Giai đoạn 1: từ thế kỉ X đến thế ki XIX
+ Văn học chữ Hán: 
 Văn xuôi: truyện kí, TT C. hồi 
 Thơ:cổ phong, đường luật, từ khúc
 Văn biền ngẫu
+ Văn học chữ Nôm: thơ (thơ nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc), văn biền ngẫu.
- Giai đoạn 2: từ đầu thế kỉ XX đến nay
+ Tự sư: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí
+ trữ tình: thơ trữ tình, trường ca
+ Kịch: kịch nói, kịch thơ
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1.Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
a. Bối cảnh hình thành và phát triển
- Bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á
- Có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hoá khu vực đặc biệt là Trung Quốc.
b. Hình thức văn tự
- Chữ Hán: 
+ Vai trò: chữ Hán là phương tiện để nhân dân ta tiếp nhân những học thuyết lớn của phương Đông thời đó: Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang.
+ Văn học chữ Hán: ra đời từ thế kỉ X, tồn tại cho tới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Chữ Nôm.
+ Nguồn gốc ra đời của chữ Nôm và văn học chữ Nôm: 
­ chữ Nôm xuất hiện từ lâu
­ văn học chữ Nôm phát triển mạnh ở thế kỉ XV và đạt đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX.
+ Vai trò của chữ Nôm và văn học chữ Nôm:
­ Là kết quả của lịch sử phát triển văn học dân tộc.
­ Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng 1 nền văn hiến độc lập của dân tộc
] KL: - So với văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của VHDG
- Sự phát triển của văn học chữ Nôm gắn liền với nhưngc truyền thống lớn của VHTĐ như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực"nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2. Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
a. Bối cảnh hình thành và phát triển
- Trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng. Từ chỗ chỉ tiếp xúc, giao lưu với văn học các nước trong khu vực, VHVN đã tiếp nhận thêm tinh hoa của nhiều nền văn học trên thế giới để đổi mới.
b. Đặc điểm
- Có quan hệ giao lưu quốc tế rộng hơn
- Nên văn học chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
- Đây là nền văn học có nhiều công chúng nhất trong lịch sử. Số lượng tác giả và tác phẩm cũng đạt quy mô chưa từng có.
- Là nền văn học vừa kế thừa nền tinh hoa của văn học truyền thống vừa tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.
c. Các giai đoạn phát triển
- Từ đầu thế kỉ XX đến những năm 30:
+ Đây là giai đoạn giao thời ngắn của VHHĐ
+ VHVN đã bước vào quỹ đạo của VHHĐ tiếp xúc với các nền VH châu âu
+ Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh.
- Từ 1930 – 1945:
+ Vừa kế thừa tinh hoa của VHTĐ và VHDG, tiếp nhận ảnh hưởng của VHTG để HĐH. Biểu hiện có nhioêù thể loại mới (Thơ mới) và ngày càng hoàn thiện.
+ Các tác giả tiêu biểu: Thách Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Hàn Mạc Tử.
- Từ 1945 – 1975:
+ Nền VHVN ở giai đoạn này ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Thành tựu của nó gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động chiến đấu của nhân dân ta.
+ Các tác giả tiêu biểu: Quang Dũng, Chính hữu, Nguyên Nọc, Nguyễn Minh Châu
- Từ 1975 đến nay:
+ VHHĐ Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.
d. Thành tựu.
- Thành tựu nổi bật: thuộc về VH yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc.
- Thể loại:
+ Cuối thế kie XIX đầu thế kỉ XX bên cạnh sự phát triển của thơ, văn xuôi quốc ngữ" có công cuộc HĐH thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết
+ 1945 – 1975: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, thơ kháng chiến chống Pháp, chông Mĩ, bút kí.
3. Kết luận.
- VHVN đã đạt được những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung với những tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.]VHVN với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên
- Trong VHDG: kể lại quy trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng đất nước tươi đẹp.
- Trong văn học Trung đại: thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ.
- Trong VHHĐ: thiên nhiên được thể hiện ở tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sông, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc.
- Chủ yếu là ở tình yêu nước nồng nàn
+ Trong VHDG: tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn; căn ghét các thế lực xâm lược
+ Trong VHTĐ: qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ Trong VHCM: gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN
] Lòng yêu nước trong VHVN: tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căn thù quân xâm lược, tinh thần hi sinh vì tổ quốc.
3. Phản ánh quan hệ xã hội.
- Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, VHVN đã lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm đối với những người dân bị áp bức]TPVH: ước mơ XH công bằng, tốt đẹp 
- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhân thức, phê phán và cải tạo xã hội: truyền thống lớn của VHVN
- Văn học xây dựng CNXH: với lí tưởng nâhn đạo cao đẹp"phản ánh mối quan hệ mới mẻ trong nhân dân ta.
] Phản ánh quan hệ xã hôik vừa tô đậm hiện thực vừa tạo nên nhân đạo trong VH
4. Phản ánh ý thức bản thân
- Trong mỗi con người đều có 2 phương diện: ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. VHVN đã ghi lại qua trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định 1 đạo lí làm người của dân tộc VN trong sự kết hợp hài hoà của 2 phương diện đó.
- Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt) con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
- Cuối thế kỉ XVIII hay giai đoạn 30 – 45: cái tôi cá nhân được đề cao.
- Xu hướng chung của sự phát triển VH dân tộc: xây dựng đaok lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa.
4. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTong quan van hoc Viet Nam.doc