Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 11 - Tuần 26 đến tuần 31

Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 11 - Tuần 26 đến tuần 31

A. Mục đích yêu cầu.

- Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.

- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui tắc ngữ pháp.

- Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt

- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B. Phương tiện thực hiện.

- SGK Ngữ văn 11

- Thiết kế bài học.

- Máy chiếu.

C. Cách thức tiến hành.

- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.

D. Tiến trình giờ học.

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 36 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2179Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 11 - Tuần 26 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 - PHỤ ĐẠO 19,20
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
(Bài tập 1,2,3,4 SBT Ngữ Văn)
A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui tắc ngữ pháp.
- Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt
- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của loại hình tiếng Việt?
	Đáp án:
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. 
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. 
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
3. Bài mới:
A. PHẦN LÝ THUYẾT
	Nhắc lại những đặc điểm của loại hình tiếng Việt 
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. 
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. 
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1: trang 58, SGK 
	Trả lời
Có thể rút ra nhận xét, các từ ngữ đó đều không thay đổi hình thái (hình thức âm thanh) mặc dù chức vụ ngữ pháp của nó đã thay đổi
Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ
Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.
Bến(1):Bổ ngữ.
Bến (2):Chủ ngữ
Trẻ(1):Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ
Già(1):Bổ ngữ/Già (2):Chủ ngữ.
Bống (1): Định ngữ.
Bống (2)(3)(4):Bổ ngữ.
Bống (5)+(6):Chủ ngữ.
Bài tập 2: Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đầy đủ các đặc điểm của loại hình tiếng Việt.
	a. Tiếng việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện củ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
	b. Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái.
	c. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
	d. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái. 
	Trả lời
	Đáp án C là đáp án chính xác, thể hiện được đầy đủ các đặc trưng loại hình của tiếng Việt.
Bài tập 3: Phân tích đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện ở những câu sau:
	a. 	Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu
	Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò
	b.	Mình về mình có nhớ ta
	Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
	c. 	Ta về, mình có nhớ ta 
	Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
	Trả lời
	a. Đặc điểm của loại hình tiếng Việt được thể hiện trong hai vế đối
	- Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn
	- Từ không đổi hình thái : từ đậu1 là động từ, từ đậu2 là danh từ nhưng không khác nhau về hình thức. (tương tự ở từ bò ở câu 2)
	- Các từ ruồi, kiến là chủ ngữ nên đặt trước động từ đậu, bò. Các từ mâm xôi, đĩa thịt là phụ ngữ nên đặt sau động từ đậu, bò.
	- Các từ mâm xôi và đĩa thịt ở hai câu tuy khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp nhưng hình thức âm thanh thì không khác nhau.
	b. Trong câu này có ba từ gồm hai âm tiết (mười lăm, thiết tha, mặn nồng), những từ còn lại mỗi âm tiết là một từ đơn. 
	- Cả hai từ Mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước động từ về, nhớ, từ ta làm vị ngữ nên đặt sau động từ (vị ngữ) nhớ.
	c. Cách làm tương tự ở ý a
Bài tập 4. 
Trả lời
	Lần lượt thêm các hư từ là :
	Cuộc đời tuy dài thế
	Năm tháng vẫn qua đi
	Như biển kia dẫu rộng
	Mây vẫn bay về xa
Bài tập 5
Trả lời
	- Trong văn học Trung đại dưới thời Nguyễn Du, từ Rằng có thể là động từ (nghĩa tương đương từ nói), có thể là hư từ (nghĩa tương đương từ là)
	- Từ thôi có thể là động từ (nghĩa là chấm dứt không làm một việc gì nữa) và là hư từ (nghĩa chỉ một thái độ từ chối)
	- Như vậy có thể xác định được trong đoạn thơ có các hư từ là : thôi 1, thì1, thì2, không1, không2, rằng3, cũng.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Soạn bài mới : 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 26 – BS4
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
(Hướng dẫn các thao tác cụ thể để bình luận một vấn đề)
A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm được thao tác lập luận bình luận
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
A. PHẦN LÝ THUYẾT 
	Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với nhận xét đánh giá bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống và trong văn học.
B. PHẦN BÀI TẬP 
Đề bài : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.”
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh
- PPNL: CM, PT, BL 
- PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
2. Lập dàn ý
- Trong giáo tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời "cám ơn" và sau đó là "cám ơn"
- Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn" còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiép hằng ngày
- Cần tập làm quen với lời "cám ơn" và biết "cám ơn" vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử
3. Tiến trình lập luận
- Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
4. Triển khai viết bài
Đặt vấn đề trực tiếp 
Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hóa. Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.
Giải quyết vấn đề:
Ø Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì?
Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay.
Ø Khẳng định vấn đề: Đúng
Ø Mở rộng vấn đề?
+ Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? (Thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao tiếp, những đòi hỏi về văn hóa ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại - chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn...)
+ Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa (Mỗi người phải có ý thức rèn luyện cả tập thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với ai? Nói ở đâu? nói trong trường hợp nào? Nói những gì và nói như thế nào? Khi ngồi ăn phải nhớ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không ngừng đấu tranh phê bình những người thực hiện chưa tốt).
Ø Nêu ý nghĩa vấn đề
Kết thúc vấn đề
Ø Liên hệ tới cuộc sống hiện tại
Ø Ý thức trách nhiệm của bản thân
Viết một luận điểm trong phần thân bài:
- Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. 
Thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà những ai có lối sống văn hóa không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn hóa, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là “đù mẹ”, “đù cha”. Nói thế, họ có biết đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về bố, mẹ hoặc thầy, u - là những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông cha truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu từ những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bô”, “bà bô”, “cụ khốt” nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn của châu Âu, châu Mỹ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của văn hóa? Một dân tộc đã có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hóa lâu đời. Chẳng lẽ ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có ý thức tốt. làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch.
Đoạn văn trên nằm ở bước ba: Mở rộng vấn đề. Có ba cách mở rộng. Đây là một trong ba cách ấy. Mở rộng bằng thao tác giải thích và chứng minh để người đọc, người nghe hiểu tại sao phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Có mấy ý:
+ Căn cứ vào thực tiễn hằng ngày của cuộc sống xung quanh ta.
+ Truyền thống của dân tộc
+ Hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tất cả đòi hỏi mỗi cá nhân, nhất là tuổi trẻ học đường cần rèn luyện.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Soạn bài mới : 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 26 – PĐ21
TIỂU SỬ TÓM TẮT
(Bài tập 1,2 SBT trang 35)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh:
1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
2. Biết cách viết một văn bản tiểu sử túm tắt.
3. Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Em hãy nêu các bước để viết tiểu sử tóm tắt
Đáp án:
Các bước viết tiểu sử tóm tắt:
 + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng...
 + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
 + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
 + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết.
3. Bài mới:
A. PHẦN LÝ THUYẾT 
 ... hân vật chính như hai cô con gái Đen -phin và A-na-xta-di, chàng thanh niên Ra-xti-nhắc. 
- Chủ đề: 
 Tiểu thuyết đã phê phán xã hội tư sản, với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hóa nhân tính, tình người. 
- Tóm tắt tác phẩm: Sgk Ngữ văn 11 Nâng cao - trang 132.
3. Đoạn trích:
a. Vị trí đoạn trích:
 Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được trích từ phần cuối của tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô. 
b. Chủ đề đoạn trích:
 Đoạn trích đã miêu tả và phê phán con người và xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ XX mà tiêu điểm là đồng tiền và danh vọng giả dối đã tha hóa con người như một sức mạnh ma quái và khủng khiếp. 
II. Bố cục văn bản:
 Đoạn trích có thể chia làm 4 phần:
- Đoạn 1 ( từ đầu Ò từng làm điều gì nên tội ): từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông.
- Đoạn 2 ( tiếp theo Ò đã năm giờ rưỡi rồi ): cuộc hành lễ ở nhà thờ. 
- Đoạn 3 ( tiếp theo Ò Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi ): từ nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đến nghĩa trang Cha-La-se-dơ và việc chôn cất.
- Đoạn 4 ( còn lại ): tâm trạng và ý nghĩ của Ra-xti-nhắc khi còn lại một mình sau khi chôn cất xong. 
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Bi kịch của lão Gô-ri-ô:
- Ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội.
- Ông là một người cha đặc biệt, hết lòng thương yêu, chiều chuộng đến sùng kính các con gái của mình từ khi chúng sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành. 
- Ông là một người cha bất hạnh. Bi kịch của người cha già đáng thương ấy còn thể hiện gián tiếp ngay trong đám tang điêu tàn của lão.
- Đám tang của lão không có một người thân. Hơn nữa, đây còn là một đám tang sơ sài, vội vã, qua quýt do một thanh niên ở trọ lo liệu. 
* Tóm lại, lão Gô-ri-ô vừa là nạn nhân của đồng tiền, vừa là nạn nhân của chính mình. 
2. Cảnh đám tang lão Gô-ri-ô:
- Đám tang lão Gô-ri-ô được đặt vào thời gian và không gian xác định:
+ Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút: nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết hai mươi phút theo lời người kể chuyện, ngay sau đó vị linh mục nói là đã năm giờ rưỡi, rồi người kể chuyện lại cho biết đến sáu giờ xác ông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt.
+ Về không gian, những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn văn càng góp phần tô đậm thêm ấn tượng như thật, nhất là đối với những người dân đã từng sống ở Pa-ri. 
- Lão Gô-ri-ô bấy giờ đã chết, nằm trong quan tài, những vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, cũng như lão là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. 
+ Khung cảnh đám tang là diễn ra ở một vùng ô buồn tẻ 
+ Ông chọn thời gian vào lúc ngày tàn. Ánh sáng lờ mờ của giáo đường đã nhỏ lại thấp và tối, rồi đến quang cảnh ngày tàn với một buổi hoàng hôn ẩm ướt
=> Đám tang nào mà chẳng buồn, nhưng khung cảnh không gian, thời gian này rõ ràng làm tăng thêm tính chất bi đát của đám tang lão Gô-ri-ô. 
3. Tình người của những nhân vật bị đồng tiền chi phối:
- Lão Gô-ri-ô là nạn nhân đau khổ nhất của thói đời đen bạc, các nhân vật ( trừ lão Gô-ri-ô) thì ít nhiều đều bị biến chất đi trong xã hội đồng tiền: 
+ Các vị nhà đạo tiến hành nghi lễ xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan, Cri-xtô-phơ gắn việc làm của mình với mấy món tiền đãi công kha khá
+ Bài kinh ngắn ngủi cầu cho lão ở nghĩa trang do chàng sinh viên trả tiền
+ Hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất thì đã đòi tiền đãi công khiến Ra-xti-nhắc móc túi không còn đồng nào nên đành vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu,...
=> Một đoạn văn không dài, nhưng nhà văn đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến tiền nhằm để nói mục đích thật sự của những người đưa đám. 
4. Nhân vật Ra-xti-nhắc:
- Ra-xti-nhắc là một thanh niên nghèo ở nông thôn, quyết chí lên Pa-ri lập nghiệp, đang định học Luật. 
- Thái độ, tình cảm và hành động của Ra-xti-nhắc trong những ngày sống ở quán trọ bà Vô-ke, cạnh phòng lão Gô-ri-ô, nhất là trong đám tang lão Gô-ri-ô chứng tỏ rằng anh vẫn là chàng trai tốt bụng, giàu tình cảm, biết thương người. 
- Đám tang lão Gô-ri-ô kết thúc tiểu thuyết này, khép lại cuộc đời của lão Gô-ri-ô, nhưng lại mở ra cuộc đời của Ra-xti-nhắc. Chàng sẽ giàu có, sẽ leo cao trên bậc thang danh vọng và quyền thế, nhưng càng giàu sang thì chàng càng mất dần tâm hồn và tính cách của chàng sinh viên nghèo Ra-xti-nhắc thuở xưa ngụ tại quán trọ bà Vô-ke. 
IV. Ghi nhớ:
- Nội dung:
 Đoạn trích đã nói lên cảnh đám tang của lão Gô-ri-ô - một đám tang thiếu vắng tính người. Đồng thời qua đó, nhà văn còn muốn phê phán thói đời đen bạc qua các nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa. 
- Nghệ thuật:
 Nhà văn chỉ kể, chứ tránh không tả, mà kể cũng rất lướt, không dừng lại ở một cảnh nào cả (nên ta không hình dung được nghi lễ cử hành ở nhà thờ và việc chôn cất ở nghĩa trang). 
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Soạn bài mới : 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 31 – PĐ 34+35
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
(Bài tập 1,2,3 SBT Ngữ Văn trang 73)
A. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu được khái niệm, các loại văn bản và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Rèn kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
D. Tiến trình giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài soạn.
- Câu hỏi: Em hãy phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác
Đáp án:
+ Ngôn ngữ trong các văn bản khác là để bình luận về một vấn đề nào đó được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn họcdựa trên hình thức nghị luận( nghị luận xã hội, nghị luận văn học )
+ Ngôn ngữ chính luận: dùng trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT 
- Mục đích viết: Thuyết phục người đọc bằng lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định.
- Thái độ người viết : Người viết có thể bày tỏ thái độ khác nhau tuỳ theo nội dung, nhưng nhìn chung bao giờ cũng thể hiện thái độ dứt khoát trong cách lập luận để giữ vững quan điểm của mình. 
- Quan điểm người viết:  Dùng những lí lẽ và bằng chứng xác đáng để không ai có thể bác bỏ được à có sức thuyết phục lớn đối với người đọc. 
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1.
	Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Vì.
	- Về các phương tiện diễn đạt: 
+ Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: dân, yêu nước, truyền thống  
+ Các câu văn được cấu tạo rất mẫu mực: hai câu đầu là những câu đơn có đủ thành phần chính, câu 3 là câu ghép có trạng ngữ và bốn vế đảng lập.
+ Đoạn văn có sử dung các biện pháp tu từ để tăng tính hấp dẫn: so sánh, ẩn dụ
- Về nội dung:
+ Thể hiện lập trường chính tị của người viết (khẳng định truyền thống yêu nước)
+ Lập luận theo phương pháp diễn dịch mạch lạc và chặt chẽ.
Bài tập 2.
	Phương án (C) là đáp án đúng, vì ở đây bao hàm đầy đủ các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Bài tập 3.
	Cần phân tích đoạn văn theo 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận như sau:
	- Tính công khai về lập trường chính trị: Đoạn văn thể hiện lập trường coi trọng tiếng nói dân tộc.
	- Tính lập luận chặt chẽ: Câu đầu nêu luận điểm khái quát, hai câu sau nêu hai thái cực khác nhau – tôn trọng và bảo vệ tiếng nối dân tộc là góp phần giải phóng dân tộc.
	- Tính hấp dẫn, thuyết phục: Đoạn văn hấp dẫn người đọc bởi lý lẽ sát thực thực tế và lập luận chặt chẽ.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Soạn bài mới : 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 31 - PĐ 36
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
(Bài tập 4,5 SBT Ngữ văn trang 73)
A. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu được khái niệm, các loại văn bản và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Rèn kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
D. Tiến trình giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài soạn.
- Câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
Đáp án:
- Phạm vi sử dụng: Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các văn bản chính luận và các loại tài liệu chính trị khác.Tồn tại ở cả dạng viết và dạng nói.
- Mục đích- đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
- Phạm vi sử dụng: Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các văn bản chính luận và các loại tài liệu chính trị khác.Tồn tại ở cả dạng viết và dạng nói.
- Mục đích- đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 4.
	Cần phân tích các đặc điểm về diễn đạt ở 2 phương diện chủ yếu:
	- Về từ ngữ: Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: đoàn thể, tự do độc lập, truyền bá, chủ nghĩa xã hội
	- Về câu văn: 
	+ Dùng nhiều câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ chỉ mục điích, chỉ điều kiện và kết quả.
	+ Hơn nữa hai câu văn được kết hợp với nhau theo quan hệ móc xích.
Bài tập 5.
	Tính hấp dẫn, thuyết phục của đoạn văn được tạo ra ở hai phương diện.
	- Về nội dung: 
+Đoạn văn nói lên nghĩa vụ thiên liêng của mõi người dân đói với vận mệnh đất nước, không phân biệt con người cụ thể, không phân biệt phương tiện. 
+ Điều quan trọng là tinh thần yêu nước, chống giặc.
	- Về hình thức ngôn ngữ: 
	+ Dùng các phép tu từ đối, điệp, các phép hòa phối ngữ âm giữa các từ ngữ 
	Ví dụ:
Đối và điệp: Ai có sung dung súng/ Ai có gươm dung gươm
Phối nhịp ngắn và nhịp dài: Ai có gươm thì dung gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.
Hòa phối ngữ âm tạo nên vần và nhịp cho câu văn: Bất kỳ đàn ông hay đàn ba, bất kỳ người già, người trẻ
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Soạn bài mới : 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an phu dao ngu van 11 (tuan 26 - 31).doc