A. Mục tiêu bài học.
- Hiểu được vẻ đẹp trong sáng, giản dị, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thuỷ chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành.
1. Phương tiện:
- SGK, SGV, TKBG.
- Powerpoit.
Ngày soạn: 19/03/2010 Ngày dạy: 23/03/2010 Tiết 94: Đọc văn: TÔI YÊU EM A.X.PU-SKIN Mục tiêu bài học. Hiểu được vẻ đẹp trong sáng, giản dị, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình. Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thuỷ chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình. Phương tiện và cách thức tiến hành. Phương tiện: SGK, SGV, TKBG. Powerpoit. Cách thức: Phát vấn, thuyết giảng, gợi mở. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (7’) Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng một trong bốn bài thơ được học trong bài đọc thêm. Vào bài (2’) Lời dẫn: Tình yêu là đề tài quen thuộc nhưng không bao giờ xưa cũ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài hấp dẫn này đều có những phát hiện riêng, tạo nên một khuôn mặt tình yêu đa sắc, đa diện. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim lan toả làm rung động bao trái tim khác, tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. “Tôi yêu em” của Puskin là một bài thơ tình như thế. Bằng cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã gửi đến người đọc một tình yêu cao thượng và đầy tính văn hoá. Vậy sự cao thượng và văn hoá trong tình yêu ấy cụ thể thế nào, cô trò chúng ta hãy đi vào tìm hiểu tuyệt phẩm “Tôi yêu em”. Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 10’ 20’ 1’ 5’ 2’ 3’ 4s’ 2’ 3’ HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn TT1: Gọi một HS đọc tiểu dẫn SGK, trang 59. TT2: Hãy trình bày những nét khái quát về nhà thơ Puskin? TT3: Bài thơ “Tôi yêu em ” được gợi cảm hứng từ đâu và ra đời trong thời gian nào? TT4: Em có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của người dịch? Cách dịch đó cho ta biết gì về mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” và “em”? (GV bình: Cách dùng đại từ xưng hô trong tình yêu là cả một vấn đề. Puskin từng viết: “Nàng buột miệng đổi tiếng ông trống rỗng/ Thành tiếng anh thân thiết đậm đà/ Và gợi lên trong lòng say đắm/ Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca Và tôi nói: thưa cô, cô đẹp lắm/ Mà thâm tâm: anh rất đỗi yêu em! ”) TT5: GV gọi một HS đọc bài thơ, GV đọc lại. TT6: Em hãy tìm bố cục và nội dung chính từng phần của bài thơ? HĐ 2: Đọc- hiểu văn bản TT1: Gọi một HS đọc lại phần một của bài thơ. TT2: “Tôi yêu em tàn phai”. Đây là sự bộc lộ nỗi lòng thầm kín của nhân vật trữ tình. Vậy tâm sự thầm kín đó là gì? TT3: Qua bức màn ngôn ngữ vừa khám phá, em cảm nhận được nhân vật trữ tình đang ở trong trạng thái tình cảm gì? TT4: Ở trong tâm trạng phân vân, bối rối như vậy, nhân vật “tôi” đã đi tới quyết định như thế nào? (GV bình: Trong nhân vật tồn tại hai con người luôn giằng co lẫn nhau: tình cảm vẫn rất nồng nàn nhưng lí trí lại cố kìm nén. Cuối cùng lí trí đã chiến thắng để tình cảm còn mãi trọn vẹnà Chân lí của tình yêu: yêu là không đòi hỏi, yêu là mong những điều tốt đẹp đến với người mình yêu) TT5: Tình yêu không thành, “tôi” đã thể hiện thái độ như thế nào? Có ý định chấm dứt vĩnh viễn tình cảm với em không? TT6: Cảm xúc trong 2 câu thơ “Tôi yêu em lòng ghen” có gì đặc biệt? Nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong nhân vật trữ tình? TT7: Em có nhận xét gì về trạng thái ghen của nhân vật “tôi”? (GV kết thúc bài: Dù Puskin đã từng khẳng định: “Trên đời này không có trò tra tấn nào đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông”, nhưng nhà thơ đã vượt qua thói ích kỉ đó để có một lời cầu chúc chân thành cho “em”. Vậy lời cầu chúc đó như thế nào, cò trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở buổi học ngày hôm sau.) I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả: - A-lếch-xan- đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837). - Sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử, trường ca, truyện ngắn nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông là thơ trữ tình (hơn 800 bài). - Đặc điểm: + Về nội dung: các sáng tác của Puskin tập trung thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn Nga khát khao tự do và tình yêu. + Về nghệ thuật: • Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, chân thật. • Puskin có sự đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại. è Puskin là nhà thơ vĩ đại “mặt trời của thi ca Nga”. 2. Bài thơ “Tôi yêu em”. a. Hoàn cảnh sáng tác: - Được khơi nguồn từ mối tình của thi sĩ với A.A.Ô-lê-nhin, người mà ông cầu hôn nhưng không được chấp nhận. - Bài thơ được viết năm 1829, in trong tập “Những bông hoa phương Bắc.” b. Nhan đề: - Tôi yêu cô: khách khí, xa cách. - Anh yêu em: quan hệ quá thân mật. - Tôi yêu em: nêu bật quan hệ vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình với em. à Người dịch rất am hiểu tâm thế của chủ thể trữ tình. c. Bố cục: 2 phần - Phần 1: 4 câu đầu: Lời bộc bạch, trần tình. - Phần 2: 4 câu sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện ước cho tình yêu. II. Đọc-hiểu: 1. Lời bộc bạch, trần tình. - “Tôi yêu em”: + Điều thầm kín, sâu thẳm trong tâm hồn. + Lời thú nhận, tự nhủ. - “Đến nay chừng có thể” à cách nói vừa thổ lộ vừa thăm dò. - “Ngọn lửa tình”: hình ảnh ẩn dụ à thể hiện một tình yêu nồng nàn, da diết, cháy bỏng. => Lời thơ là lời bộc bạch về một tình yêu đơn phương thầm kín, kiên trì, nồng nàn, tha thiết và mãnh liệt. - Sự giằng co, đấu tranh ghê gớm, vừa phân vân vừa bối rối: tình cảm >< lí trí. - “Không để em bận lòng”, “gợn bóng u hoài” à Giọng thơ đầy dứt khoát, mạnh mẽ à Chế ngự tình cảm đơn phương của bản thân và mong muốn người yêu được bình yên, hạnh phúc. => Bức thông điệp về tình yêu nồng nàn, chân thành đến cảm động. 2. Nỗi đau khổ và lời nguyện ước cho tình yêu. - Điệp khúc: “Tôi yêu em” à khẳng định tấm lòng và tình yêu lâu bền. - Âm thầm, rụt rè, hậm hực à tái hiện những cung bậc của tình yêu, gọi đúng cảm xúc và những mâu thuẫn của lí trí và tình cảm. - Lòng ghen: Biểu hiện mức độ cao, mãnh liệt của tình yêu. - Lòng ghen ở đây không đơn thuần là sự ghen tuông hèn kém, ích kỉ, trách móc, mà là nhu cầu bày tỏ để “em” hiểu nỗi lòng “tôi”. à Một cử chỉ đẹp, một tình yêu đích thực, đầy tính văn hoá. - Với sự thành thực hết mức, tác giả không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những cảm xúc, thậm chí những góc khuất của tâm hồn (lòng ghen)à càng làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, dào dạt trong tình yêu của mình. Củng cố, dặn dò: (5’) Củng cố: Câu hỏi củng cố. Dặn dò: + Học thuộc bài thơ, xem lại nội dung bài học. + Xem và soạn “Bài thơ số 28”- R.Tago. Rút kinh nghệm: Đà Nẵng ngày tháng năm Chữ ký của BCĐ Chữ ký của GVHD Chữ ký của SVTT Lê Phước Dũng Nguyễn Thị Huyền Nhung Nguyễn Thị Lê
Tài liệu đính kèm: