Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Viết bài số 5 kì II

Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Viết bài số 5 kì II

VIẾT BÀI SỐ 5 KÌ II- NĂM HỌC 2008-2009

TIẾT 67 PC

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học( phân tích, so sánh)để làm một bài văn nghị luận văn học

 - Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng mạch lạc đúng quy cách.

 - Tạo hứng thú đọc văn cũng như niềm vui viết văn

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm Trò: Ôn tập

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Ổn định tổ chức

 HĐ 2: Ra đề

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Viết bài số 5 kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 7/1/09 LV
NG:8/1/09 VIẾT BÀI SỐ 5 KÌ II- NĂM HỌC 2008-2009
TIẾT 67 PC
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học( phân tích, so sánh)để làm một bài văn nghị luận văn học
 - Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng mạch lạc đúng quy cách.
 - Tạo hứng thú đọc văn cũng như niềm vui viết văn
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Ổn định tổ chức
 HĐ 2: Ra đề
I/ Đề bài
 Câu 1: Chép thuộc lòng khổ đầu bài thơ: " Thương vợ"- Trần tế Xương.
 Câu 2: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm " Hai đứa trẻ của Thạch Lam".
II/ Đáp án
Câu 1: Bốn câu thơ đầu bài thơ " Thương vợ"- TTX 
 Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
 Nuôi đủ năm con với một chồng
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
 ( Thương vợ-TTX).
Câu 2:
a, Yêu cầu về kĩ năng:
HS nắm vững kĩ năng viết bài văn nghị luận VH, biết vận dụng thoa tác phân tích, bác bỏ vào bài, Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
b, Yêu cầu về kiến thức:
Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm.
 Giới thiệu được vấn đề.
Thân bài: + Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn thể hiện qua những chi tiét
Â/ thanh: tiếng trống thu không-> báo hiệu thời gian chiều tan
 tiếng muỗi bay vo ve, tiếng ếch nhái-> quen thuộc, buồn.
H/ả: phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than, dãy tre làng......
-> Bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn báo hiệu ngày tàn, và cảnh vật đang tàn lụi.
+ Tâm trạng của chị em Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần, Liên không hiểu sao nhưng lòng thấy buồn man mác
-> Tâm trạng buồn trước cảnh ngày tàn
+ Cảnh chợ chiều: â/thanh, h/ả, mùi vị...-> cảnh chợ nghèo nàn xơ xác, cho thấy c/s của người dân phố huyện được phơi bày qua cảnh chợ tàn.-> Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế gắn bó tha thiết với cảnh vật thiên nhiên nơi này.
+ C/s của những con người nghèo nơi phố huyện:
 - Chị em Liên, mẹ con chị Tí, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác phở Siêu, GĐ bác Sẩm, cụ Thi điên
-> Đó là hình ảnh của những kiếp người tàn lụi 
TT của chị em Liên: Động lòng thương, Cảm thông trước số phận của những kiếp người nghèo nơi phố huyện
=> Tlại: Với nghệ thuật so sánh, giọng văn điềm đạm, trong sáng, điệp từ :Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hiện lên, quen thuộc đầy chất thơ mộng nhưng cũng thật nghèo nàn xơ xác,và những kiếp người tàn lụi.
TT của chị em Liên: buồn man mác
III/ Biểu điểm
 Câu 1: Chép chính xác, sạch sẽ bốn câu thơ đầu bài thơ Thương vợ( 2 điểm)
 Câu 2: - điểm: 7-8: Đáp ứng được đầy đủ những yếu cầu trên.
 - điểm: 5-6: Đáp ứng được tương đối đầy đủ những ý trên có sai lỗi chính tả và diễn đạt( không quá 5 lỗi).
 -Điểm 3- 4: Bài viết đáp ứng một nửa số yêu cầu trên còn sai lỗi chính tả diễn đạt
 - Điểm 1-2: hiểu đề viết lủng củng không rõ ý.
 - Điểm 0: bỏ giấy trắng.
HĐ 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Tiết sau soạn bài Hầu trời-TĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 67PC.doc