Giáo án Ngữ văn 11 tiết 19: Bài ca ngất ngưởng ( t2 ) (Nguyễn Công Trứ )

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 19: Bài ca ngất ngưởng ( t2 ) (Nguyễn Công Trứ )

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( T2 )

( Nguyễn Công Trứ )

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” và cho biết thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi đang còn làm quan như thế nào?

3. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 19: Bài ca ngất ngưởng ( t2 ) (Nguyễn Công Trứ )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 19 ( lớp 11a5, 11a6 ), 17 ( lớp 11a2 )	Ngày soạn: 8 / 10 / 07
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( T2 )
( Nguyễn Công Trứ )
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” và cho biết thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi đang còn làm quan như thế nào?
Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Pv. Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ lúc này như thế nào so với lúc ông sđang làm quan tại triều? (đậm nét hơn, vì đã được “tháo củi sổ lòng” thoát khỏi chốn quan trường).
Pv. Ngày “đô môn giải tổ” của ông có gì đặc biệt?
Dg. NCT làm một việc ngược đời, đối nghịch. Người ta tán lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò. Đã là một giống vật thấp kém, bò mà lại bò cái, nhưng lại được trang sức bằng đạc ngựa - đồ trang sức quý của loài vật cao cấp ( ngựa). Song ông còn buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: để che miệng thế gian g trêu ngươi khinh thị cả thế gian kinh kì.
- Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy.
- Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân
- “ Kìa núi nọmây trắng”: câu thơ trữ tình gợi một chút bâng khuâng, ý vị chua chát, những làn mây trắng trên đỉnh núi rất trắng, đậm ý nghĩa tượng trưng, gợi liên tưởng.
- “Tay kiếm cung từ bi”: cương vị, chức phận, cuộc sống đã thay đổi. Tay kiếm cung - một ông tướng có quyền sinh quyền sát " dạng từ bi: dáng vẻ tu hành, trái hẳn với trước.
- Câu 13 – 16, ông là người không quan tâm đến chuyện được mất, không bận lòng vì sự khen chê, có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu, con hát, nhưng ông không phải là người của phật, mà vẫn là con người của cuộc đời, duy có điều: không vướng tục
" Một nhân cách, một bản lĩnh cao, chấp tất cả, không để luỵ và khinh tất cả những gì của thói thường.
- Câu 17, 18 Tổng kết cuộc đời mình, NCT cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc.
- Khi làm quan trong triều, ông cũng không chấp nhận sự khom lưng, uốn gối hay thói quỵ luỵ thường thấy “ trong triều ainhư ông”
b. Khi cáo quan
Câu 7, 8 : Năm cáo quan là một sự kiện lạ, phong cách khác người.
Câu 9 – 12: Cách sống phóng khoáng, thảnh thơi.
Câu 13 – 16: Quan niệm sống:
+ Không quan tâm được mất
+ Không bận lòng khen chê
+ Vui vẻ, không vướng tục
" Một nhân cách, một bản lĩnh cao
Câu 17, 18: Khẳng định tài năng, phẩm giá, lòng trung nghĩa vua tôi." Tấm lòng và lời thề của tác giả suốt đời vì dân vì nước.
Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: trong triều không có ai sống ngất ngưởng như ông cả.
" Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
III. Tổng kết
Bài ca ngất ngưởng đã thể hiện một quan niệm của một danh sĩ đầu thế kỉ XX, dựa trên phẩm chất và bản lĩnh thực sự.
Củng cố.
Con người NCT qua bài thơ.
Thể loại hát nói.
Dặn dò.
Học thuộc lòng bài thơ
Học bài cũ
Soạn bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai ca ngat nguong t2.doc