Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 31 đến tiết 46

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 31 đến tiết 46

I- Mục tiêu cần

1- Về kiến thức: Giúp HS

- Nắm được đặc điểm và các yêu cầu cơ bản của đề văn ở Bài viết số 2.

- Nhận ra ưu điểm và nhược điểm của bài viết trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Từ đó nắm vững cách làm một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học.

2- Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, tự nhận xét và biết cách sửa một số lỗi trong bài viết.

3- Về tư tưởng

- Từ bài viết đã chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau viết tốt hơn.

II- Phương pháp

 - Thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận.

III- Đồ dùng dạy học

 SGK, Giáo án, Bài đã chấm của HS

 

doc 34 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 31 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn 
Tiết 31 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
- Ngày soạn bài: 30.09.2009
- Giảng ở các lớp: 11C,D,E	.
Lớp
Ngày dạy
 Học sinh vắng mặt
 Ghi chú
11C
11D
11E
I- Mục tiêu cần
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được đặc điểm và các yêu cầu cơ bản của đề văn ở Bài viết số 2.
- Nhận ra ưu điểm và nhược điểm của bài viết trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Từ đó nắm vững cách làm một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học.
2- Về kĩ năng 
- Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, tự nhận xét và biết cách sửa một số lỗi trong bài viết.
3- Về tư tưởng
- Từ bài viết đã chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau viết tốt hơn.
II- Phương pháp
 - Thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận. 
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, Giáo án, Bài đã chấm của HS
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
 Hoạt động 1
- GV hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài số 2.
- GV định hướng.
- GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hình thành dàn ý.
+ Xác định yêu cầu của đề bài, từ đó đưa ra các ý chính cần có.
+ HS trao đổi tìm ý, lập dàn ý, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh. Nhận xét ưu, khuyết điểm.
+ HS trả bài và tự nhận xét, sửa chữa bài viết của mình.
A- Phân tích đề, lập dàn ý
1- Đề bài:
Có ý kiến cho rằng: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những bài văn tế hay nhất Việt Nam. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
2- Tìm hiểu đề 
- Nội dung: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế hay nhất Việt Nam. 
- Yêu cầu: 
- Thao tác lập luận: Phân tích và kết hợp các thao tác lập luận khác như: CM, so sánh, bình luận...
- Phạm vi : Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3- Lập dàn ý 
Bµi lµm cÇn ®¹t ®­îc c¸c ý sau:
a- Më bµi: Giới thiệu chung về bài văn tế và hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ. (1 điểm)
b- Th©n bµi: lµm râ c¸c ý sau:
- Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng:
+ Yếu tố bi: hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ, nỗi đau thương mất mát của nghĩa sĩ và tiếng khóc thương của những người thân, những người còn sống. (3 điểm)
+ Yếu tố tráng: hào hùng, tráng lệ; qua lòng yêu nước, căm thù giặc, qua hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những người anh hùng đã hi sinh vì nước, vì dân. Tiếng khóc thương người nghĩa sĩ là tiếng khóc đau thương nhưng không bi lụy, là tiếng khóc lớn lao cao cả. (3điểm)
- Khẳng định: đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc người nông dân Việt Nam trở thành hình tượng nhân vật trung tâm.
c- KÕt bµi: Khẳng định lại vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
- Đưa ra cảm nhận, suy nghĩ của bản thân.
II- Nhận xét đánh giá bài viết của học sinh
1- Ưu điểm : Hiểu bài, biết cách làm bài, biết phân tích
2- Khuyết điểm : Trình bày chưa hợp lí, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
- Còn một số em chưa viết bài theo bố cục 3 phần.
III- Phát bài và hướng dẫn học sinh chữa lỗi của mình.
- Lỗi chính tả, dùng từ (Theo kết quả ghi chép)
- Lỗi diễn đạt, câu, đoạn... (Đã lựa chọn khi chấm).
 * Đọc một số đoạn văn hay hoặc bài làm xuất sắc nhất lớp, một số bài yếu để biểu dương và rút kinh nghiệm.
Bước 4- Củng cố: Chú ý khắc phục những hạn chế, rút kinh nghiệm cho bài sau.
Bước 5- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận so sánh.
V- Tự rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 32 THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
- Ngày soạn bài: 30.09.2009
- Giảng ở các lớp: 11C, D, E	.
Lớp
Ngày dạy
 Học sinh vắng mặt
 Ghi chú
11C
11D
11E
I- Mục tiêu cần
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh.
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
2- Về kĩ năng 
- Rèn kĩ năng vận dụng lập luận so sánh vào việc viết văn nghị luận và tranh luận trong giao tiếp hằng ngày.
3- Về tư tưởng
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh vào trong giao tiếp hằng ngày.
II- Phương pháp
 - Phân tích, tổng hợp kết hợp trao đổi, thảo luận. 
- Tích hợp 3 phân môn: Làm văn, tiếng Việt, đọc văn. 
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, Giáo án, SGV.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
 Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
? Thế nào là so sánh? Trong cuộc sống chúng ta hay dùng so sánh không? So sánh để làm gì?
+ HS lien hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, trả lời.
- GV nhấn mạnh, bổ sung.
? Vậy trong văn nghị luận, lập luận so sánh có vai trò gì?
 Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK bằng trao đổi thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn trích và trả lời: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là gì?
Nhóm 2: Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Nhóm 3: Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
+ HS làm việc theo nhóm và đưa ra kết quả cuối cùng, cử đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu chưa đúng, chưa đủ), chốt lại những ý chính.
Nhóm 4: Mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh? 
+ HS dựa vào ngữ liệu đã phân tích ở trên để trả lời.
=> Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, hiện tượng được chính xác hơn, sâu sắc hơn.
 Hoạt động 3
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh qua ngữ liệu trong SGK bằng cách trả lời các câu hỏi.
+ HS đọc yêu cầu của bài tập và trả lời theo gợi ý.
? Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
? Căn cứ để so sánh là gì?
? Mục đích của so sánh là gì?
- Đoạn trích tập trug so sánh về việc chỉ ra con đường phải đi của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám “Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn thì còn là cái gì nữa”.
 Hoạt động 4
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu nhớ ngay tại lớp.
+ HS đọc ghi nhớ và đọc nhẩm để nhớ ngay tại lớp.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập trong SGK.
+ HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
(Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa 2 nước Đại Việt và Trung Quốc)
I- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
1- Khái niệm
- So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
- Vai trò của so sánh trong văn nghị luận, lập luận: 
+ Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận.
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho bài văn.
2- Tìm hiểu ngữ liệu
Câu 1: Đối tượng được so sánh và đói tượng so sánh.
- Đối tượng được so sánh: Bài văn Chiêu hồn. 
- Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
Câu 2: Điểm giống và khác nhau.
- Giống: Đều bàn về con người.
- Khác: 
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống.
 + Văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.
- Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình. Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả => Bài văn có sức thuyết phục.
3- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
II- Cách so sánh
Câu 1. Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau: 
+ Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
 Câu 2. Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong "Tắt đèn", với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy- nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
Câu 3. Mục đích của so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
Câu 4. Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của “Tắt đèn” cao hơn những tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương, hoặc theo khuynh hướng hoài cổ.
- Các mặt khác của tác phẩm: Sự đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn Nguyễn Tuân chưa bàn đến.
* Ghi nhớ (SGK – T.80)
III- Luyện tập
1. Tác giả so sánh Bắc với Nam về các mặt:
- Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
- Lãnh thổ: Núi song bờ cõi đã chia.
- Phong tục: Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
- Chính quyền riêng: 
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. 
- Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có.
2. Kết luận
 Những điểm khác nhau đó chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ thôn tính, muốn sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lí, không thể chấp nhận được. Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục.
Bước 4- Củng cố: HS cần nắm được: 
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh; Cách so sánh.
Bước 5- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
V- Tự rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 33+34 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ 	XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
- Ngày soạn bài: 30.09.2009
- Giảng ở các lớp: 11C, D, E	.
Lớp
Ngày dạy
 Học sinh vắng mặt
 Ghi chú
11C
11D
11E
I- Mục tiêu cần
1- Về kiến thức: G ... p luận so sánh khi viết bài văn nghị luận trong trường học và khi làm công việc nghị luận trong đời sống.
II- Phương pháp
- Nêu vấn đề, phân tích tổng hợp, trao đổi nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức qua việc làm các bài tập. Tích hợp môn làm văn, tiếng Việt, đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1phút)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG	tg
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
5’
35’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi
? Thế nào là lập luận so sánh tương đồng?
? Thế nào là lập luận so sánh tương phản?
+ HS nhớ lại kiến thức, trả lời.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS vận dụng làm bài tập SGK.
- GV chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm luyện tập theo một bài tập trong SGK.
+ HS cần xác định rõ luận điểm cần làm sáng tỏ ở đề 1: tình cảm của người xa quê đã lâu, đến khi lớn tuổi mới quay trở lại (mỗi bài thơ vừa là đối tượng được so sánh (bản thân nó cần được làm rõ) lại vừa là đối tượng so sánh (được dùng để làm rõ nội dung của một bài thơ khác)).
→ Sử dụng dạng so sánh giống nhau.
+ HS cần xác định rõ luận điểm cần làm sáng tỏ ở đề 2: lợi ích của việc học tập (đối tượng được so sánh là việc học tập, đối tượng đưa ra để so sánh là việc trồng cây).
→ Sử dụng dạng so sánh giống nhau.
+ HS cần xác định rõ luận điểm cần làm sáng tỏ ở đề 3: cái vừa là đối tượng được so sánh lại vừa là đối tượng so sánh chỉ là nghôn ngữ của các bài thơ chứ khong phải nội dung của hai bài thơ.
→ Sử dụng dạng so sánh giống nhau vì cần làm rõ những đặc sắc riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà thơ.
+ HS có thể chọn câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh để viết đoạn văn so sánh.
VD: - Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa
- Một kho vàng chẳng bằng một nang chữ.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Nọc người bằng mười nọc rắn.
- Nói hay hơn hay nói.
I- ÔN TẬP VỀ LẬP LUẬN SO SÁNH
- So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng.
- So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng.
II- LUYỆN TẬP
* Bài tập 1
- Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:
+ Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.
+ Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảng khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng. 
* Bài tập 2
- Học cũng như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
- Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn. Học thì lúc đầu khó khăn. về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành - có học vấn.
ð Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ.
* Bài tập 3
- So sánh ngôn ngữ trong hai bài thơ của bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:
+ Giống nhau: Cùng là thơ thất ngôn bát cú.
+ Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày. Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt, sang trọng.
* Bài tập 4
- Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản:
Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt...các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi...,cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu...( Lưu Trọng Lư ).
Bước 4- Củng cố: 
- Đọc bài tham khảo SGK – Tr.117
Bước 5- Dặn dò:
- Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
V- Tự rút kinh nghiệm
.
****** o0o *****
Tên bài soạn
Tiết 44 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
- Ngày soạn bài: 28.10.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
11D
11E
I- Mục tiêu cần
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức về thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh và cách kết hợp các thao tác đó trong việc làm văn nghị luận.
2- Về kĩ năng 
- Vận dụng được những hiểu biết trên vào việc xây dựng thao tác lập luận so sánh trong một đoạn văn, bài văn nghị luận trong đó có kết hợp hai thao tác lập luận so sánh và phân tích.
3- Về tư tưởng
 - Trên cơ sở đó, tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết về cách thức vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận trên khi viết bài văn nghị luận trong trường học và khi làm công việc nghị luận trong đời sống.
II- Phương pháp
- Nêu vấn đề, phân tích tổng hợp, trao đổi nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức qua việc làm các bài tập. Tích hợp môn làm văn, tiếng Việt, đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
Hoạt động 1
- GV cho HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm.
? Luận điểm chính của đoạn trích là gi ?
+ LĐ : Chớ tự kiêu tự đại.
? Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? (tác giả đoạn trích có làm công việc phân tích không ? tác giả có làm công việc so sánh không ?) Minh họa?
+ HS tìm hiểu chi tiết, trả lời.
? Mục đích, tác dụng kết hợp các thao tác lập luận đó? 
+ HS suy nghĩ trả lời.
? Có thể cho rằng, trong đoạn trích , hai thao tác lập luận phân tích và so sánh có vai trò ngang nhau không ?
? Rút ra kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn? 
- HS vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn) mà mình yêu thích.
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trich, trả lời câu hỏi trong SGK.
? Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận nào? Thao tác nào là thao tác lập luận chính? Thao tác nào là thao tác lập luận phụ?
? Trong văn bản, hãy cho biết thao tác lập luận phân tích được thể hiện ở những câu văn nào? Thao tác lập luận so sánh được thể hiện ở những câu văn nào?
? Việc vận dụng các thao tác lập luận trong đoạn trích mang lại hiệu quả ntn?
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 ở nhà.
- HS dựa vào phân thân bài đã xây dựng lựa chọn viết một luận điểm trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp phân tích và so sánh.
* Bài tập 1.
- Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận:
+ Phân tích: Chớ tự kiêu tự đại.
 Tự kiêu tự đại là khờ dại.
 Tự kiêu tự đại là thoái bộ.
+ So sánh: “Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình....sông to bể rộng...người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén cái đĩa cạn”. (để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu, tự mãn của cá nhân trong cộng đồng).
- Mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:
+ Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người. 
+ Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.
- Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận:
+ Lập luận phân tích giữ vai trò chủ đạo: người viết nêu hai lí do để khuyên không nên tự kiêu, tự đại: là khờ dại, là thoái bộ.
+ Lập luận so sánh giữ vai trò bổ trợ cho các thao tác phân tích để sự phân tích thêm rõ ràng sâu sắc hơn.
- Kết luận: Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.
+ Các thao tác không tồn tại độc lập mà phối hợp với nhau để cùng làm sáng tỏ luận điểm trong bài.
à Một bài văn (đoạn văn) thường có một thao tác chủ đạo, thao tác còn lại có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó.
Bài tập 2: Đoạn trích của Xuân Diệu
- Thao tác lập luận so sánh.
- Các thao tác lập luận:
+ Thao tác lập luận phân tích là thao tác chính.
+ Thao tác lập luận so sánh là thao tác lập luận hỗ trợ.
- Thao tác lập luận phân tích: câu 2 – 4.
+ Thao tác lập luận so sánh: 1- 3.
- Hiệu quả của việc vận dụng các thao tác lập luận:
+ Giúp tác giả đạt được mục đích chủ yếu là phân tích cái hấp dẫn, thú vị của bài Thu điếu.
+ Sự so sánh có tác dụng hỗ trợ để cho sự phân tích rõ ràng sâu sắc và thấm thía hơn.
Bước 4- Củng cố: HS cần
- Nắm được nội dung bài học.
Bước 5- Dặn dò:
- Làm bài tập 3
- Soạn Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
V- Tự rút kinh nghiệm
.
****** o0o *****
Tên bài soạn
Tiết 45 + 46 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
- Ngày soạn bài: 29.10.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
11D
11E
I- Mục tiêu cần
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Thấy được bút pháp châm biếm mãnh liệt, đày tài năng của VTP: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa.
2- Về kĩ năng 
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi tự sự.
3- Về tư tưởng
 - Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, so sánh kết hợp nêu vấn đề bằng câu hỏi gợi mở.
- Trao đổi thảo luận nhóm
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
10’
Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc Tiểu dẫn và tóm tắt nội dung chính.
? Nêu những nét cơ bản về tác giả Vũ Trọng Phụng?
+ HS trình bày những hiểu biết về nhà văn VTP.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tác giả
* Cuộc đời:
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền” (cách nói của nhà văn Ngô Tất Tố).
- Năm 16t VTP đã bắt đầu cuộc sống tự lập. Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, viết báo -> cuộc đời của ông luôn sống trong cảnh khốn cùng. 
Ông hết sức căm ghét cái XH tư sản, thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa đương thời.Ông mất sớm vì bị bệnh lao phổi.
* Sự nghiệp:
- Tác phẩm của ông được coi là bức chân dung biếm họa về XH hiện thực đương thời.
- Ông là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy 10 năm, ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú về thể loại.
→ Được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”.
* Tác phẩm tiêu biểu: (SGK – Tr.122).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 11 thang 10 VA(1).doc