Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Đọc văn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Đọc văn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Tiết 41: Đọc văn

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

 Nguyễn Tuân

I. Mục tiêu.

 1. Về kiến thức:

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

 - Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo.

 2. Về kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.

 3. Về thái độ:

 - Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Đọc văn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 A
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 B
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 C
Tiết 41: Đọc văn
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu.
 1. Về kiến thức:
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
 - Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo.
 2. Về kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
 3. Về thái độ:
 - Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
Chuẩn bị của học sinh 
SGK, SBT, bài soạn, tài liệu liờn quan
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
Đặt vấn đề vào bài mới (1'): NT là một trong những nhà văn lớn nhất của nước ta thế kỉ XX. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của ông.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
? Trình bày những hiểu biết của em về NT?
? Những hiểu biết của em về tp này?
GV: Kết hợp trình chiếu bằng máy các hình ảnh về nghệ thuật thư pháp : chữ Hán, bộ tranh tứ bình, bức hoành phi...và diễn giảng.
? Nội dung của tp là gì?
? Vậy tình huống truyện ở đây là gì:
? Hãy tìm những chi tiết nói về tài chữ của Huấn Cao
? Vậy ta có thể kết luận gì về Huấn Cao ? 
? Trên bình diện xã hội Huấn Cao mang tội gì? Vì sao Huấn Cao mang tội đó?
? Ngoài tài viết chữ, HC còn có tài gì? 
? Nhưng xã hội mà HC chống lại là xh ntn?
HS: đó là XH phong kiến đã mục ruỗng, thối nát.
? Như vậy chúng ta có thể gọi HC là một tên giặc được không? Ta phải khẳng định điều gì?
? Con người HC còn th rõ qua lúc ở tù. Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của HC lúc ở tù( cảnh dỗ gông, hành động nhận rượu thịt, lần nói chuyện đầu tiên với quản ngục)?
? HC đã cho chữ những ai? Vì sao HC cho chữ họ? Vì sao HC cho chữ kẻ thù của mình?
? Vậy ta có thể khẳng định điều gì về HC?
? Qua nhân vật này , NT muốn khẳng định điều gì?
10
5
7
18
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- NT(1910-1987), quê HN trong 1 gđ nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Là người đi nhiều nơi, từ CMTT ông tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cách mạng.
- Sự nghiệp;
+ Trước cách mạng: Chiếc lư đồng mắt cua, Vang bóng một thời.
+ Sau cách mạng: Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Bút kí Sông Đà...
- Phong cách nghệ thuật: tài hoa và độc đáo, là “ ông vua của thể loại tuỳ bút”
2. Vang bóng một thời.
- Gồm : 11 truyện ngắn, xuất bản năm 1940.
- Đề tài: Nói về những thú chơi tao nhã nay chỉ còn vang bóng: thả thơ, uống rượu ướp hoa lan..
- Nhân vật; những nhà Nho cuối mùa, bất đắc chí nhưng không a dua theo thời, vẫn quyết giữ sạch thiên lương của mình.
=>Là tập truyện kết tinh tài năng của NT trước CMTT.
- “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, sau đổi tên lại và in trong “vang bóng một thời” (1940).
II. Đọc hiểu văn bản.
# Nghệ thuật thư pháp.
# Tình huống truyện.
- Nội dung: Kể về cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và tử tù. Tử tù là người viết chữ đẹp còn quản ngục là người ao ước có được chữ để treo.
- Tác giả đã dựng lên một tình huống truyện oái oăm: hai nhân vật đối địch trên bình diên xã hội nhưng tri âm kỉ về mặt tâm hồn
1. Hình tượng Huấn Cao. 
- Là người viết chữ rất nhanh và đẹp: 
+ Tiếng đồn: Là người viết chữ đẹp khắp tỉnh Sơn.
+ Ao ước của quản ngục: mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo và nếu không xin được chữ của Huấn Cao thì đó là điều ân hận suốt cuộc đời.
+ Miêu tả trực tiếp: chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, “những chữ vuông tươi tắn nó nói lên khát vọng, hoài bão của một đời con người
=> Là một nghệ sĩ tài hoa khiến nhiều người cảm phục, ngưỡng mộ và ao ước có được chữ của ông. 
- Huấn Cao là một tử tù, là tên tội phạm cực kì nguy hiểm đứng đầu bọn phản nghịch.
- HC có tài bẻ khoá và vượt ngục.
 Là một người yêu nước, văn võ song toàn.
- Là người không sợ quyền uy, không sợ chết.
 Là người có khí phách hiên ngang, là trang anh hùng dũng liệt, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- HC tính rất “khoảnh”:
+ Không vì vàng ngọc hay quyền thé mà ép mình phải viết chữ bao giờ. Bản lĩnh nghệ thuật.
+ Ông mới chỉ cho chữ 3 người bạn thân.
- Cho chữ quản ngục vì: “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, và vì có “sở thích cao quý” , và “là một tấm lòng trong thiên hạ”
 HC sợ phụ tấm lòng trong thiên hạ, ông là người biết phải trái, đúng sai, biết trân trọng cái đẹp.
 Là một người có tâm trong sáng, có nhân cách cao cả.
- Qntm của NT: một nhân cách đẹp phải có tâm và tài, hai yếu tố đó không thể tách rời nhau.
3. Củng cố, luyện tập (3’)
Tp th nhân cách của HC đồng thời th niềm trân trọng cái tài, cái đẹp của nhà văn NT.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (1’):
Bài cũ: Tình huống truyện độc đáo.
 Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.
Bài mới: Soạn phần còn lại: Nhân vật quản ngục, cảnh cho chữ.
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 A
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 B
Ngày dạy............................
Dạy lớp: 11 C
 Tiết 42: Đọc văn
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
 - Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo.
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
Thấy được phẩm chất cao quý của viên quản ngục dù ông phải sống giữa chốn tối tăm, xô bồ: giữ được thiên lương trong sáng.
 2. Về kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
 3. Về thái độ:
 - Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
Chuẩn bị của học sinh 
SGK, SBT, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (5'): 
? Nhận xét tình huống truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? 
- Nội dung: Kể về cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và tử tù. Tử tù là người viết chữ đẹp còn quản ngục là người ao ước có được chữ để treo.
- Tác giả đã dựng lên một tình huống truyện oái oăm: hai nhân vật đối địch trên bình diên xã hội nhưng tri âm kỉ về mặt tâm hồn
Đặt vấn đề vào bài mới(1): Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu tiết 1 của Chữ người tử tù, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần còn lại của tác phẩm.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
Nhân vật Quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn cao coi là "Một tấm lòng trong thiên hạ" và tác giả coi đó là một thanh âm trong trẻo chem vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ?
? Qua nv này , nv th quan niệm nt gì?
? Nv đã gọi cảnh cho chữ là gì? Vì sao?
? Nv đã dùng thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
? Nhịp điệu câu văn ntn?
? Hành động bái lĩnh của viên quản ngục thể hiện điều gì?
? Với việc khắc hoạ nhân vật Huấn Cao và đặc tả cảnh cho chữ , NT muốn thể hiện điều gì?
GV: Như vậy, giá trị nhân văn, nhân bản của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn luôn quan niệm: đã là con người thì luôn tồn tại cái thiên, “nhân chi sơ tính bản thiện”
15
15
5
I.Tìm hiểu chung
II Đọc hiểu văn bản
1 Nhân vật Huấn Cao
2. Nhân vật quản ngục
- Viên quản ngục cùng thầy thơ lại vốn đại diện cho quyền lực nanh ác lúc bấy giờ. 
- Họ sống trong môi trường tù ngục tối tăm, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn
.- Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp.
- Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
 Là phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”
- Qn nt: Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, không phải ai cũng xấu hết , bên cạnh những cái chưa tốt- phần “ác quỷ” , mỗi người còn có thiên lương – phần thiên thần.
3. Cảnh cho chữ
 Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có;
- Địa điểm cho chữ: nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối.
- Tư thế cho chữ: Kẻ tử tù thì quyền uy, kể quyền uy thì khúm núm , sợ sệt.
- Kẻ tội phạm giáo dục kẻ nắm quyền giáo dục.
- Thủ pháp tương phản: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, cái hỗn độn, xô bồ với cái thanh khiết, cao cả.
 làm nổi bật hình tượng HC, tô đậm sự vươn lên , thắn thế của cái đẹp, của as.
- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu ha gợi liên tưởng đén một đoạn phim quay chậm, khẳng định sự thắng thế của as với bóng tối, của cái đẹp, cái thiện với cái xấu xa.
 - Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá con người . Thiên lương là bản tính tự nhiên của con người, con người luôn khao khát hướng tới Chân- Thiện – Mĩ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
III. Tổng kết
- Niềm tin và sự khẳng định sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.
3. Củng cố, luyện tập (3’)
- Nghệ thuật độc đáo của thiên truyện:
Bút pháp điêu luyện khi dựng người, dựng cảnh, những nét như khắc như chạm, giàu tính chất tạo hình. Nhân vật nào cũng rõ nét, cảnh nào cũng có thể hình dung rõ mồn một
- Ngôn ngữ nghệ thuật vừa giàu có, góc cạnh đồng thời là thứ văn xuôi có nhịp điệu riêng giàu sức truyền cảm
- Một không khí cổ kính, trang nghiêm có phần bi tráng bao trùm cả thiên truyện
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (1’):
- Bài cũ: Tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học.vẻ đẹp của nhân vật quản ngục. Nghệ thuật độc đáo của thiên truyện
Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • doc41.42.doc