Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 18: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 18: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu

Tiết 18: Đọc văn

LẼ GHÉT THƯƠNG

(Trích “Lục Vân Tiên”)

 - Nguyễn Đình Chiểu -

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 18: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 18: Đọc văn
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích “Lục Vân Tiên”)
	- Nguyễn Đình Chiểu -
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.
- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
 b. Về kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình qua đoạn trích.
 c. Về thái độ
 có tình cảm chân thành, trong sáng. Học sinh có thái độ yêu, ghét trước những hành vi xấu xa. Kiên quyết lên án những thói hư, tật xấu đang tồn tại trong đời sống xã hội.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’): 
? Đọc và phân tích đoạn 2 bài thơ.
 - HS đọc thuộc, phân tích: 
 - Ông Quán ghét những việc tầm phào: đố kị, nhỏ nhen, chẳng đâu vào đâu:
 +Ghét đời Kiệt.Trụ mê dâm.
 +Ghét đời U, Lệ đa đoan.
 +Ghét đời Ngũ bá phân vân . . +Ghét đời thúc quý phân băng
 - Điểm chung của các triều đại đó là: chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân.
=> Cơ sở lẽ ghét chính là nhân dân.Tác giả đó đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Ghét sâu sắc, mónh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc “ghét cay .”.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của những người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến. Một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện nội dung đó, là đoạn trích Lẽ ghét thương
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
19
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH
1. Sáu câu đầu: Lời đối thoại của ông quán và Vân Tiên, Tử Trực
2. Câu 7 – 30: Lời ông Quán bàn về lẽ ghét thương.
a. Lẽ ghét của ông Quán
b. Lẽ thương của ông Quán
- GV tổ chức hoạt động nhóm:
+ Hình thức: nhóm nhỏ ( theo bàn)
 Ông Quán thương những người nào? Những người ấy có đặc điểm chung gì? Điều đó cho thấy ông Quán quan tâm đến lớp người nào trong xã hội?
- Học sinh trao đổi thảo luận, cử 
đại diện trả lời trước lớp 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
- Những điều ông Quán thương:
 + Thương là thương đức thỏnh nhõn.
 + Thương thầy Nhan tử dở dang.
 + Thương ông Gia Cát tài lành.
 + Thương thầy Đổng tử cao xa.
 + Thương người Nguyên Lượng ngùi.
 + Thương ông Hàn Dũ chẳng may.
 + Thương thầy Liêm, Lạc đó ra.
=> những nhõn vật nổi tiếng tài cao, đức lớn, những bậc tiên hiền, thánh nhân trong lịch sử cổ đại TQ. Họ là những người hết sức vỡ dõn vỡ nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .
® Tình thương của ông Quán suy cho cùng là thương dân, thương đời.
? Nhận xét về lẽ ghét thương của Đồ Chiểu.
Lẽ ghét thương của Đồ Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện được thực hiện chí bình sinh
? Những nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích?
 Việc sử dung phép điệp và phép đối đạt được hiệu quả nghệ thuật gì?
11
3. Nghệ thuật
- Điệp từ :tần số sử dụng lớn: biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.
- Đối từ: tăng cường độ cảm xúc, yêu thương căm ghét đều đạt đến độ tột cùng.
 Qua phát biểu của ông Quán chúng ta có thể thấy được gỡ trong con người, tâm hồn nhà thơ ?
5
III. Tổng kết.
Đoạn trích nói lên tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc
c. Củng cố, luyện tập (3')
Theo em câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm được toàn bộ ý nghĩa.tư tưỡng và tình cảm cả đoạn. hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Học và nắm chắc nội dung bài học, thuộc thơ
 + Bài mới: 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc và tỡm hiểu bài đọc thêm: Chạy giặc 
- Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp vào xâm lược. 
- Tâm trạng, tình cảm, thái độ của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • doc18.le ghet thuong.doc