Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của HX thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám.

 - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa của chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Các tài liệu tham khảo

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 15024Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 46 – 47
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
Ngày soạn: 3.11.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của HX thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám.
 - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa của chương XV của tiểu thuyết Số đỏ
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Các tài liệu tham khảo
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không kt)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Hãy nêu những điểm đáng lưu ý về cuộc đời và con người VTP?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Sự nghiệp của VTP có điểm gì đáng lưu ý?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn – tóm tắt tác phẩm Số đỏ
HS tiến hành đọc và GV tóm tắt lại
GV: đả kích cay độc các phong trào “âu hoá”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ
GV: tác giả có khả năng chiếm lĩnh cuộc sống ở 1 tầm khái quát tổng hợp hiếm có.
GV: đọc đoạn đầu -> gọi hs đọc tiếp và nhận xét
GV: nhan đề đầy đủ: Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu
GV: đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của mỗi phần?
HS trả lời GV chốt lại
GV: nhan đề đoạn trích để lại cho em suy nghĩ gì?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: Bình thường: Gia đình có người mất thì tất cả thành viên đau buồn.
 Nghịch lí: lo lắng, bận rộn để tổ chức một đám tang chu đáo, linh đình như một ngày hội
à Tình huống trào phúng: con cháu thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết
GV: Qua nghịch lí đó, em có nhận xét gì về nhan đề?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của từng thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng là gì? Phân tích, chứng minh.
HS tiến hành trả lời Gv ghi bảng
Câu hỏi gời ý:
GV: Khi bố qua đời cụ cố Hồng có tâm trạng như thế nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: Khi ông nội qua đời, vợ chồng Văn Minh có tâm trạng như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Đữa chau gái Tuyết được VTP miêu tả như thế nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Phán mọc sừng được tác giả miêu tả như thế nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: câu tú tân được tác giả miểu tả như thế nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: em có nhận xét gì về cáhc miêu tả nhân vật của VTP?
GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của những người ngoài gia đình là gì? Phân tích, chứng minh.
GV: yêu cầu HS tái hiện lại cảnh đám đang
HS tóm tắt GV ghi bảng
GV: được nhà văn miêu tả như thế nào?
HS tái hiện bằng chi tiết
GV: yêu cầu HS đọc SGK – ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời và con người
- (1912 – 1939), sinh tại Hà Nội trong gia đình nhà nghèo, mồ côi cha từ sớm
- Quê: Mĩ Hào, Hưng Yên
- Sau khi tốt nghiệp tiểu học, phải bỏ học để kiếm sống -> mất việc -> cuộc sống chật vật, bấp bênh -> viết văn, làm báo
- 1937 – 1938 mắc bệnh lao -> 1939 mất tại Hà Nội
b. Sự nghiệp
- Có sức sáng tạo dồi dào, có tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo.
- ND: niềm căn phẫn mãnh liệt xã hội đen tối, thối nát đương thời.
- Có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi hiện đại
2. Tác phẩm: Số đỏ
a. Tóm tắt 
b. Giá trị của tác phẩm
- Được đăng báo từ năm 1936 -> 1938 in thành sách
- ND: lên án gay gắt xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời.
- Nghệ thuật:
+ Nhân vật: tác giả xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng với nhiều loại người, hạng người. Đặc điểm nổi bật: bịt bợm, dâm đãng, hãnh tiến, lố bịch.
+ Bút pháp: châm biếm sắc sảo, nghệ thuật viết văn già dặn
3. Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia
a. Đọc và giải nghĩa từ khó
b. Xuất xứ
- Chương XV của tiểu thuyết Số đỏ
c. Bố cục
- 3 phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời. 
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu. 
 + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhan đề và mâu thuẫn trào phúng
- Nhan đề: 
+ Hạnh phúc: niềm vui sướng của con người khi đạt được ước nguyện
+ Tang gia: niềm xót thương của mọi người trong gia quyến
-> Nghịch lí, mâu thuẫn
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật tình huống trào phúng của chương truyện, gây sự chú ý nơi người đọc.
+ Làm bật lên tiếng cười phê phán, phơi bày thực chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị.
2. Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài gia quyến
a. Niềm hạnh phúc của những người trong gia quyến
- Cụ cố Hồng:
+ Mắt: nhắm nghiền mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu 
+ nghĩ tới những lời trầm trồ, khen ngợi của thiên hạ: “úi kìa.kia kìa”
+ 1872 lần: biết rồi khổ lắm nói mãi
-> tâm trạng sung sướng đê mê, trong đấy sâu tâm hồn không có 1 chút tình thương, nỗi đâu xót khi người cha qua đời; mục đích tổ chức đám tang cho bố: nhằm khoe danh là gia đình có phúc, có lộc
- Vợ chồng Văn Minh:
+ Cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành
+ Phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân ra sao cho phải.
+ Mặt: đăm đăm, chiêu chiêu
+ Bà Văn Minh: sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời
-> Tâm trạng sung sướng và hạnh phúc vô biên -> tàn nhẫn độc ác
- Cô Tuyết:
+ Trang phục: mặc bộ y phục ngây thơ
+ Khuôn mặt: buồn lãng mạn, đúng mốt nhà có đám
+ Hành động: tìm kiếm bạn giai, không thấy như bị kim châm vào lòng; mời trầu cau thuốc lá rất nhanh
-> tâm trạng buồn nhưng không phải vì ông nội mất mà là thiếu bạn tình
- Ông Phán mọc sừng
+ Sẽ được chia vài nghìn
+ Trù tính với Xuân 1 cuộc doanh thương
+ Tiếng khóc kì quặc: HứtHứt .Hứt
-> Tâm trạng: vui sướng, cụ cố tổ chết đem lại sự đổi đời
- Cậu Tú tân:
Cứ điên lên vì cậu đã chuẩn bị sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng tới
- Nghệ thuật: cách xây dựng nhân vật, vai 3 nét chấm phá, 1 vài chi tiết -> bản chất của từng nhân vật, xây dựng được chân dung biếm hoạ.
=> Khi cụ cố tổ mất, các thành viên trong gia đình đều vui sướng, hạnh phúc. Đó là đại gia đình bất hiếu đã trắng trợn chà đạp lên đạo lí thông thường ở đời cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc.
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài gia quyến.
- Xuân Tóc Đỏ:
“Ông già ... thêm to ... dám nhận”
à Danh giá và uy tính của Xuân càng cao thêm
- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:
“đã được ... vỡ nợ”
à đang lúc thất nghiệp lại có được tiền.
- Bè bạn cụ cố Hồng:
“ngực đầy ... loăn qoăn”
à cơ hội để khoe khoang.
- Hàng phố:
“Đám ma đưa đến ... cố Hồng”
à được xem một đám ma to tát.
=> Bức tranh tròa phúng chân thực mang đậm tính hài hước
3. Đám tang gương mẫu
a. Lúc đưa tang
- Tổ chức theo cả lối ta tây tàu
- Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích và vong hoa
- Có đến 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa
- Cậu tú tân chỉ huy
- Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy
- Kèn ta, kèn tây, kèn tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên
- Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện.
-> Đám tang được tổ chức tưng bừng, ồn ào, pha tạp, nhốn nháo -> cảnh tượng của đám rước, đám hội lố lăng
b. Lúc hạ huyệt
- Cậu tú tân: luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng, bắt bẻ từng người một hoặc chống gậy, gục đầu, cong lưng..để cậu chụp ảnh kỉ niệm
- Bạn hữu của cậu: rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp
- Xuân tóc đỏ: cầm mũ, nghiêm trang một chỗ
- Cụ Hồng: ho khạc, mếu máo và ngất đi
- Ông Phán mọc sừng: khóc to – Hứt..Hứt..Hứt! hoàn tất vụ làm ăn với Xuân tóc đỏ
-> Đám tang có tất cả các nghi lễ, đông đảo mọi quan khách, nhưng chỉ thiếu duy nhất một thứ: lòng thương tiếc, xót xa-> tát cả chỉ là trò hề, trò bịp, che mắt thế gian
- Nghệ thuật: 
+ Tạo tình huống ngược đời
+ Điệp ngữ: đám cứ đi
+ Đưa ra những lời nhận xét
III. Tổng kết
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị bài: Phóng cách ngôn ngữ báo chí

Tài liệu đính kèm:

  • dochanh puc cua mot tang gia.doc