Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

 2. Về kỹ năng

Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ

- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

 

docx 174 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT :01 	 
Bài 1:	CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2 tiết)
 Tiết 1 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	Học xong bài này, học sinh cần đạt được:	
Về kiến thức
	- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
	- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
 2. Về kỹ năng
	Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
Về thái độ
	- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.
	- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
-Năng lực tự học, năng lực tư duy, phân tích , năng lực hợp tác.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
-Phương pháp thuyết trình.
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp nêu vấn đề
-Phương pháp thảo luận nhóm.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11.
-giấy khổ lớn, bút dạ
-Máy chiếu, giấy.
-Phiếu học tập
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1.KHỞI ĐỘNG:
*Mục tiêu:
-Học sinh nhận biết được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
-Rèn luyện năng lực phân tích, tư duy,liên hệ thực tiễn
*Cách tiến hành:
-Gvcho học sinh xem một số hình ảnh về vai trò của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
-GV hỏi HS : Theo em vì sao trong những năm gần đây đất nước ta phát triển trên các lĩnh vực như vậy.
-HSTL.
-GVKL: Kinh tế phát triển và đó chính là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước.
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu khái niệm sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất.
+ Mục tiêu:
-HS nắm được khái niệm của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất.
- Hình thành kỹ năng phân tích, tư duy.
+ Cách tiến hành:
- HS nghiên cứu SGK phần 1
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, HS trả lời
- Em hiểu thế nào là của cải vật chất? Cho ví dụ về những của cải vật chất trong thực tế mà em thường gặp.
- Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Cho ví dụ ?
- Trả lời.
- VD: Lúa, gạo, quần áo, xe cộ, giày dép
- Trả lời.
- VD: Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất trồng để làm ra thực phẩm, lúa gạo. Hay, con người khai thác đất sét để nung thành gạch, gốm phục vụ cho nhu cầu xây dựng, trang trí
- Theo em, sản xuất của cải vật chất có những vai trò gì?
- Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội?
- Vì để duy trì sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
- Sản xuất của cải vật chất không chỉ để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội loài người, mà thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần.
- Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt động trung tâm của xã hội loài người hay không? Vì sao như vậy?
- Là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển.
- Ví dụ: Lấy nguồn vốn thu được từ hoạt động sản xuất vật chất đầu tư vào hoạt động văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học – công nghệ, làm cho các lĩnh vực này phát triển theo, dẫn đến đời sống vật chất, tinh thần của xã hội được cải thiện, nâng cao.
- Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục của các phương thức sản xuất của cải vật chất, là quá trình thay thế các phương thức sản xuất cũ lạc hậu bằng phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
*Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đàm thoại tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
*Mục tiêu:
-HS nắm được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
-Hình thành kỹ năng phân tích, liên hệ thực tiễn.
*Cách tiến hành:
- GV sử dụng sơ đồ dạy học về các yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Để thực hiện quá trình lao động sản xuất, cần phải có những yếu tố cơ bản nào? 
- Cần sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- Sức lao động là gì?
- Hãy phân biệt sức lao động với lao động?
- Nhận xét, chốt lại.
- Lao động là khái niệm có nội hàm rộng hơn. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Để thực hiện được quá trình lao động thì không chỉ cần có sức lao động mà còn phải có tư liệu sản xuất. Hay nói cách khác, chỉ khi nào sức lao động kết hợp được với tư liệu sản xuất thì mới có lao động. Người có sức lao động muốn thực hiện quá trình lao động thì phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm. Mặt khác, nền sản xuất xã hội phải phát triển, tạo ra nhiều việc làm để thu hút sức lao động.
- Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, phân biệt con người với loài vật. Ý thức của con người trong lao động thể hiện: lao động có mục đích, có kế hoạch, tự giác sáng tạo ra phương pháp và công cụ lao động, có kỷ luật và cộng đồng trách nhiệm
- Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ? Cho ví dụ minh họa.
- Ví dụ: đất trồng, gỗ rừng, quặng kim loại, tôm cá dưới sông, dưới biển
- Ví dụ: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy, xi măng để xây dựng .... gọi là nguyên liệu.
- Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?
- Không phải mọi yếu tố của tự nhiên đều là đối tượng lao động. Bởi vì chỉ những yếu tố tự nhiên nào mà con người đang tác động trong quá trình sản xuất nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình thì mới gọi là đối tượng lao động. Những yếu tố tự nhiên mà con người chưa biết đến, chưa khám phá, chưa tác động thì chưa trở thành đối tượng lao động.
- Tư liệu lao động là gì ?
- Tư liệu lao động được chia thành mấy loại? Nêu nội dung cụ thể?
- Công cụ lao động cũng là yếu tố cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.
- Ví dụ về các công cụ lao động: cày, cuốc, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước
- Ví dụ về hệ thống bình chứa của sản xuất: ống, thùng, hộp, két, vại, giỏ
- Ví dụ về kết cấu hạ tầng của sản xuất: đường giao thông, bến cảng, sân bay, nhà ga, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, thủy lợi, bưu điện, thông tin liên lạc
- Theo em, ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là có tích tương đối hay tuyệt đối (rạch ròi)?
- Có tính tương đối vì một vật trong mối quan hệ này là đối tượng lao động, nhưng trong mối quan hệ khác lại là tư liệu lao động. Ví dụ: Ngày xưa, con trâu là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng lại là đối tượng lao động của lò giết mổ.
- Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào quan trọng và quyết định nhất? Vì sao?
- Sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất vì giữ vai trò chủ thể, sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt; xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất chính là sự biểu hiện sức sáng tạo của con người.
- Nhận xét, chốt lại.
3.Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu:
-Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm, vai trò của sản xuất của cải vật chất; các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
-Rèn luyện năng lực tư duy phân tích, liên hệ thực tiễn.
*Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 2,3 SGK trang 12.
-GV đưa ra tình huống cho học sinh giải quyết để thấy rõ được chỉ có con người mới lao động còn hoạt động của con vật là hoạt động bản năng của loài.

1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất 
- Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
=> Là cơ sở để xem xét và giải quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động
- Khái niệm: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
- Phân biệt sức lao động với lao động:
+ Sức lao động: là khả năng của lao động.
+ Lao động:
. Là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
. Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Đối tượng lao động
- Khái niệm: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều. 
c. Tư liệu lao động
- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
- Phân loại (ba loại):
+ Công cụ lao động (hay công cụ sản xuất), là yếu tố quan trọng nhất.
 + Hệ thống bình chứa của sản xuất.
+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất. 
=> Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất
4.Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
-Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào thực tiễn cuộc sống
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, năng lực công dân.
*Cách tiến hành:
1.GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- GV nêu câu hỏi:Tại sao nước Nhật nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng tại sao nước Nhật là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, đi đầu về lĩnh vực khoa học công nghệ.
-HSTL
-GVKL:	Vì họ biết đầu tư, khai thác nguồn lực con người, phát huy vai trò của yếu tố sức lao động (thể lực và trí lực), nguồn lực giữ vai trò chủ thể. Trong đó, trí lực của con người, nếu càng được thường xuyên sử dụng thì nó càng được nâng cao, phát triển, trau dồi nhiều hơn.
b.Nhận diện xung quanh:
 Bằng kiến thức đã học và kiến thực thực tiễn, em có nhận xét gì về tình hình phát triển kinh tế ở địa phương em?
c. GV định hướng HS:
-HS làm bài tập 1, SGK trang 12.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5.Hoạt động mở rộng.
-Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vào các vấn đề trong cuộc sống, thể hiện năng lực của bản thân.
-GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vai trò của phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.
-HS thực hiện nhiệm vụ.
-GV củng cố, đánh giá, dặn dò: về nhà học và làm bài tập, chuẩn bị tiết 2, bài 1.
* Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội dung:................................................................................................................................
- Về phương pháp:............................................................... ... ............
Ngày soạn:..............................
Ngày dạy:...............................
Lớp: 11B3,11B4,11B5
Tiết 33
 NGOẠI KHOÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG
Chủ đề : Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông ở Việt nam và ở địa phương
A.MỨC ĐỘ KIẾN THỨC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu một số vấn đề cơ bản về tình hình an toàn giao thông, việc tuân thủ, chấp hành Luật giao thông ở Việt nam,nắm bắt được những số liệu cơ bản về hậu quả tai nạn giao thông đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những vấn đề nắm bắt được sẽ có nhận thức đúng đắn đối với việc chấp hành luật giao thông, có ý thức chấp hành Luật nghiêm túc.
3. Về thái độ
 - Có ý thức tự giác trong việc thực hiện tốt Luật an toàn giao thông ở địa phương và trường học.
 - Vận dụng được những kiến thức đã học trong đời sống hàng ngày của bản thân, góp phần tuyên truyền , phòng chống những hành vi vi phạm Luật ATGT
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
 -Giáo án điện tử.
2.Chuẩn bị của HS:
-Một số tài liệu về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta và ở địa phương trong năm 2014.
-Hậu quả tai nạn giao thông
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3 . Nội dung ngoại khoá: 
- Cho hs xem đĩa về tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam, cung cấp một số số liệu liên quan.
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét.
- Yêu cầu hs phát biểu về tình hình an toàn gt ở địa phương, trường học. HS tự liên hệ bản thân, trách nhiệm của mình cần phải làm gì để tham gia gt an toàn và phòng chống vi phạm Luật ATGT ở mọi nơi.
3 Củng cố:Kết luận, rút ra bài học sau ngoại khoá.
4.Dặn dò hs tự học ở nhà
Chuẩn bị từ bài 8- bài 15 để giờ sau ôn tập học kỳ.
Ngày soạn:...............................
Ngày dạy: ...............................
Lớp: 11B3,11B4,11B5
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KỲ II 
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
 - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
 Kiến thức trọng tâm bài học từ bài 8- 15
2.Chuẩn bị của HS:
-Nắm vững kiến thức từ bài 8- 15 để ôn tập có chất lượng
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung ôn tập (từ bài: 8- 15) 
Một số câu hỏi tự luận
1. Tại sao nói, nước ta quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan? Em hiểu thế nào là “quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN”? Theo em, chế độ XHCN ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở những điểm nào? Bản thân em cần phải làm gì để đấu tranh chống lại tàn dư của xã hội cũ?
 2. Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị? Cho VD minh hoạ. Nhà nước pháp quyền XHCN VN là gì? Tại sao Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
 3. Nhà nước pháp quyền XHVN VN có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao? Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN VN trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN, xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương? 
 4. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện như thế nào? Hãy nêu những nội dung cơ bản của DC trong các lĩnh vực: KT, CT, VH, XH? 
 5. Nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta? Hãy giải thích và nêu thái độ của mình đối với quan niệm: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam, khinh nữ.
 6. Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em? Trách nhiệm của em đối với cs dân số và giải quyết việc làm?
 7. Nêu tình hình TN và MT nước ta hiện nay và nhận xét? Mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lí TN và bảo vệ MT? Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ TN, MT?
 8. Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển gd - đt? em hiểu vì sao học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?
 9. Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển KH – CNo? Lấy VD về việc áp dụng thành tựu KH – CNo vào sx, hoặc sáng kiến KH - KT mà em biết?
 10. Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? Nêu VD về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc VH dân tộc ở địa phương? Trách nhiệm của em đối với cs GD - ĐT, KH - CNo, VH?
 11. Nhiệm vụ và phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP và AN? Trách nhiệm của em đối với cs QP & AN?
 12. Vai trò, nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để thực hiện CSĐN của Nhà nước ta? Hiện nay nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực nước ta có quan hệ hợp tác mà em biết? 
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy:...............................
Lớp: 11B3,11B4,11B5
 Tiết 35 
 KIỂM TRA HỌC KỲ II
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội của mình.
3. Về thái độ
- Có thái độ đúng mực và nghiêm túc trong học tập, cũng như trong kiểm tra. Từ đó có nỗ lực vươn lên trong học tập đạt kết quả cao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1.Chuẩn bị của GV:
 - Ma trận, đề kiểm tra.
- Đáp án, biểu điểm
2.Chuẩn bị của HS:
- Giấy kiểm tra, bút , ... phục vụ kiểm tra
- Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra
C. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung kiểm tra (từ bài: 8- 15) 
 1. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

-Hiểu được mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay
-Hiểu được trách nhiệm của công dân trongviệc thực hiệnchính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước
-Đánh giá được thực trạng tài nguyên và môi trường ở địa phương mình sinh sống ở nước ta hiện nay, từ đó vận dụng Chính sách của Đảng,Nhà nước vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

4/5
4,0
40%
1/5
1,0
10%

1
5,0
50%

2. Chính sách GD&ĐT,KH-CN và văn hóa
-Nêu được nhiệm vụ của văn hóa.
-Hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-Từ việc hiểu về vai trò, nhiệm vụ và phương hướng cơ bản nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng thực tiễn nhằm kế thừa, phát huy những di sản và văn hóa truyền thống của dân tộc.


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1/5
1,0
10%
1/5
1,0
10%


3/5
3,0
30%

1
5,0
50%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
1/5
1,0
10%
4/5+1/5
4,0 +1,0
40%+10% =50%
1/5
1,0
10%
3/5
3,0
30%
2
10
100%
2. Biên soạn đề kiểm tra
Câu 1(5 điểm):Hãy trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?Là một học sinh nói riêng,một công dân, em có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
Câu 2(5 điểm):
a.Nhiệm vụ của Văn hóa là gì?Em hiểu thế nào là nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?
b.Xác định nhiệm vụ quan trọng của Văn hóa,Đảng, Nhà nước đề ra những phương hướng gì nhằm xây dựng nền Văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc?
c.Cần phải làm gì để kế thừa,phát huy những Di sản và văn hóa truyền thống của dân tộc?
3. Hướng dẫn chấm – Biểu điểm
Câu
Tiêu chí
Nội dung
Điểm
Câu 1
1
* Mục tiêu:
 - Sử dụng hợp lý tài nguyên.
 - Bảo vệ môi trường.
 - Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
1,0
2
* Phương hướng: 
- Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiêm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
3,0
3
*Trách nhiệm của một công dân nói chung, một học sinh nói riêng trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trường:
+ Là công dân: 
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình hoạt động.
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1,0
Tổng điểm	5,0
Câu 2:
1
*Nhiệm vụ của văn hóa
 - Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.
 *Nền văn hóa tiên tiến: Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
 *Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-xã hội -Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
2.0
0,5
0,5
0,5
0,5
2
*Phương hướng nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với tinh hoa văn hóa của mỗi miền khác nhau, nhưng tất cả cùng hòa quyện làm nên nền văn hóa Việt Nam. Với lịch sử hơn 4000 năm, các giá trị văn hóa đó đã trở thành vĩnh hằng, bất biến của dân tộc ta, là chuẩn mực “đối nhân xử thế” trong cuộc sống ngày ngày của nhân dân ta. Nó gắn liền với đời sống, với những bước thăng trầm của dân tộc ta. Xác định được nhiệm vụ quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: 
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
3
Để kế thừa, phát huy những Di sản và văn hóa truyền thống của dân tộc, ta cần: 
- Không ngừng giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
- Coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Duy trì và phát triển các làn điệu dân ca,(Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nhã nhạc Cung đình Huế), các làng nghề truyền thống: Đan lát, đan nón lá...
1,0

Tổng điểm	5,0	
Tổng câu: 2
Tổng điểm 10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_chuong_trinh_ca_nam.docx