Giáo án Giáo dục công dân 11 - GV: Đậu Minh Nghĩa

Bài 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giảng : Tiết PPCT: 1 Số tiết của bài : 2

I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :

1 Về kiến thức

* Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

* Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống.

3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội.

II Nội dung

* Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

* Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong

 đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.

 

doc Người đăng minh_thuy Lượt xem 1835Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 11 - GV: Đậu Minh Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn :12/8/2009
Bài 1 CÔNG DÂN VớI Sự PHáT TRIểN KINH Tế
Giảng :
Tiết PPCT: 1 Số tiết của bài : 2
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
* Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống. 
3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội.
II Nội dung
* Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
* Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong 
 đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu 
1 Phương tiện Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất
 Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát môn học
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) 
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ta giàu mạnh.
3 Dạy bài mới 
Họat động của GV và HS
Nội dung chính của bài học
HĐ1: Đơn vị kiến thức : 
 vai trò của sản xuất của cải vật chất
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau :
* Em hiểu thế nào là của cải vật chất ? Cho
ví dụ những của cải vật chất trong thực tế
mà em thường gặp.
* Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?
Cho ví dụ ?
* Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là
cơ sở của đời sống xã hội ?
* Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt
động trung tâm của xã hội loài người hay
không ? Vì sao như vậy ?
HĐ2 Đơn vị kiến thức :
 Sức lao động và đối tượng lao động
GV trình bày 2 sơ đồ đã chuẩn bị trên bảng sau đó GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau :
* Để thực hiện quá trình lao động sản xuất , cần phải có những yếu tố cơ bản nào ? 
Trình bày khái niệm sức lao động, lao động ?
* Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực ?
* Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ?
Cho ví dụ minh hoạ.
* Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ3: Đơn vị kiến thức : Tư liệu lao động 
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau :
* Tư liệu lao động là gì ?
* Tư liệu lao động được chia thành mấy loại ?
Nêu nội dung cụ thể ?
* Tư liệu lao động được cấu thành bởi những 
 yếu tố nào ?
* Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động
 thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
* Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố nào ?
* Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh vấn đề nào của con người ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
I Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
1 Sản xuất của cải vật chất là gì ?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các
yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của mình.
2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất .
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển
của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lịch sử.
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải
quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội.
 II Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
 Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản : Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
1 Sức lao động
a. Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
b. Lao động : là hoạt động có mục đích , có ý thức của con
người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên
cho phù hợp với nhu cầu của con người.
c. sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
2 Đối tượng lao động.
a. Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao
động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho
phù hợp với mục đích của con người.
b. Có 2 loại đối tượng lao động :
* Loại có sẵn trong tự nhiên như : Các nguồn tài nguyên....
* Loại đã trãi qua tác động của lao động, được cải biến ít
nhiều như : Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy ....
gọi là nguyên liệu.
3 Tư liệu lao động
a. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm
nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
b. Tư liệu lao động được chia thành ba loại :
* Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc,
máy móc ......
* Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp ....
* Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến
cảng, sân bay, nhà ga,.......
c. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ
lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một trong
những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.
Lưu ý
* Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành
tư liệu sản xuất. Vì vậy, quá trình lao động sản xuất là sự
kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
* Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quyết định nhất. Suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.
4 Củng cố : 
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành của sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, quá trình lao động sản xuất: đồng thời, tất cả các HS cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm quan trọng của các vấn đề trên.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần còn lại của bài :
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
1. Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ?
2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ?
 Soạn :14/8/2009
Bài 1 : CÔNG DÂN VớI Sự PHáT TRIểN KINH Tế (tt )
Giảng :
Tiết PPCT: 2 Số tiết của bài : 2
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là phát triển kinh tế
* Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2 Về kỹ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3 Về thái độ 
* Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
* Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
II Nội dung Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu 
1 Phương tiện Sơ đồ về nội dung phát triển kinh tế.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ 
* Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ?
* Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới ) 
 Các-Mác khẳng định : “ Kinh tế là nhân tố quyết định cuối cùng của mọi sự biến đổi của lịch sử ”
 Trong công cuộc đổi mới hôm nay, HS, thanh niên - sức trẻ của dân tộc - có vai trò quan trọng như thế nào 
 và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước để nước ta trở thành nước phát 
 triển ?
3 Dạy bài mới 
Họat động của GV và HS
Nội dung chính của bài học
HĐ1: Đơn vị kiến thức 1a ; 1b
Phương pháp : gợi mở – thuyết trình.
GV trình bày sơ đồ về nội dung của phát triển kinh tế, sau đó cho các em trả lời các câu hỏi sau :
* Em hiểu phát triển kinh tế là gì ?
* Thế nào là tăng trưởng kinh tế ? Cho ví dụ
* Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên những cơ 
 sở nào, phải gắn với những vấn đề nào ? 
 Vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ.
HĐ2 Đơn vị kiến thức 1c
 phương pháp Đàm thoại - diễn giải
 Gv trình bày : Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định.
* Vậy, Cơ cấu kinh tế là gì ?
* Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lí ?
Cho ví dụ minh hoạ.
* Thế nào là cơ cấu kinh tế biến đổi theo
hướng tiến bộ ?
GV giảngKhái niệm GDP và GNP cho các em
HĐ3 Đơn vị kiến thức 2
 phương pháp Thảo luận nhóm
GV cho HS theo dõi nội dung của biểu đồ ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội, sau đó chia lớp thành 4 tổ rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi :
* Hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội ?
Lấy các ví dụ trong thực tiễn để minh hoạ.
( tổ 1 : thảo luận mục a : đối với cá nhân ) 
( tổ 2 : thảo luận mục b : đối với gia đình ) 
( tổ 3 : thảo luận mục c : đối với xã hội )
* Em hiểu thế nào khi người ta nói : Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
 ( tổ 4 )
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản.
III Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội .
1 Phát triển kinh tế là gì ?
Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
 a Tăng trưởng kinh tế là gì ?
Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó.
b Tăng trường kinh tế phải
* Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
* Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. 
* Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
* Gắn với chính sách dân số phù hợp. 
c Cơ cấu kinh tế là gì ?
* Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
* Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế ; phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại ; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
* Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ là cơ cấu kinh tế có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông nghiệp g ... m thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
I Chính sách đối ngoại 
1. Vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại 
a Vai trò:
Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với sự phát triển chung của nhân loại, tạo ra các điều kiện để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế
b Nhiệm vụ :
 Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2 Nguyên tác của chính sách đối ngoại
* Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
* Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
3 Những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
* Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
* Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
* Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
* Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì
 quyền con người.
* Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
3 Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
* Tin tưởng vàchấp hành nghiêm túc chính sách đối 
 ngoại của Đảng và Nhà nước.
* Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò 
 của nước ta trên trường quốc tế.
* Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hoá và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ ....
* Khi quan hệ với các đối tác nước ngoàicần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị.
4 Củng cố GV cho HS giải bài tập 1 ; 2 ; 3 ở SGK sau bài học.
5 Họat động tiếp nối Học bài vừa học .
 Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học để tiết sau ôn tập. 
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập 
* Vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc của chính sách đối ngoại ?
* Những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
 Soạn : /4/08
 Bài ÔN TậP HọC Kỳ II .
Giảng :
Tiết PPCT: 34 Số tiết của bài : 1
 I. Mục tiêu : _ Học sinh nắm vững các quan điểm lập trường triết học .
	 Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học , hệ thống lại kiến thức đã học , 
.	 mối liên hệ kiến thức đã học .
	_ Đánh giá khả năng tiếp thu vận dụng kiến thu6c1 của học sinh .
	_ Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh.
 II. Nội dung : ( SGK )
 III. Phương pháp: Thuyết trình, diễn giải, đặc vấn đề, đàm thoại
 IV. Phương tiện : SGK & SGV .
 V. Tiến trình dạy học :
 1. Điểm danh : SS.
 2. Kiểm tra : 
Câu 	1	:	Đâu là công bằng trong phân phối kết quả lao động sản xuất.
	A.	Không làm cũng hưởng	C.	Làm nhiều hưởng nhiều
	B.	Làm nhiều hưởng ít	D.	Làm ít hưởng nhiều
	Câu 	2	:	Nhà nước pháp quyền là Nhà nước
	A.	Quản lí mọi hoạt động của xã hội bằng pháp luật	 C.Của dân, do dân và vì dân
	B.	Do Đảng cộng sản lãnh đạo	 D.Cả ba ý trên đúng
	Câu 	3	:	Ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nước ta xây dựng chế độ xã hội nào ?
	A.	Phong kiến	C.	Chủ nghĩa xã hội
	B.	Chủ nghĩa tư bản	D.	Chiếm hữu nô lệ
	Câu 	4	:	Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào ?
	A.	Tầng lớp trí thức	C.	Giai cấp nông dân
	B.	Giai cấp công nhân	D.	Nhân dân lao động
	Câu 	5	:	Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi từ chế độ này sang một chế độ khác
	A.	Quân sự	C.	Văn hoá
	B.	Kinh tế	D.	Tôn giáo
	Câu 	6	:	Khi bàn về dân chủ XHCN có những ý kiến khác nhau, theo em ý kiến nào sau đây là không đúng
	A.	Dân chủ phải gắn liền với kỉ luật, kỉ cương
 B.	Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật
	C.	Dân chủ có nghĩa là muốn làm gì thì làm
	 D.Dân chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm
	Câu 	7	:	Nhà nước pháp quyền tư bản là Nhà nước của
	A.	Vô sản	C.	Tầng lớp tri thức
	B.	Nhân dân lao động	D.	Tư sản
	Câu 	8	:	Đâu là không công bằng trong phân phối kết quả lao động sản xuất.
	A.	Không làm không hưởng	C.	Làm ít hưởng nhiều
	B.	Làm ít hưởng ít	D.	Làm nhiều hưởng nhiều
	Câu 	9	:	Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị giai cấp thể hiện ở 3 mặt nào sau đây
	A.	Kinh tế, văn hoá, xã hội	C.	Kinh tế,văn hoá, tư tưởng
	B.	Kinh tế, chính trị, văn hoá	D.	Kinh tế, chính trị, tư tưởng
	Câu 	10 : Chủ tịch nước là do 
	A.	Quốc hội bầu	C.	Dân bầu 
	B.	Đại hội bầu	D.	Cả 3 ý trên
	Câu 	11:Hiện nay ai là Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam
	A.	Nguyễn Phú Trọng	C.	Nguyễn Minh triết
	B.	Trương Vĩnh Trọng	D.	Nguyễn Tấn Dũng
	Câu 	12:Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có mấy chức năng cơ bản ?
	A.	3 chức năng	C.	1 chức năng
	B.	2 chức năng	D.	4 chức năng
	Câu 	13:Trong những chế độ xã hội sau, xã hội nào không có Nhà nước ?
	A.	Cộng sản nguyên thuỷ	C.	Chủ nghĩa xã hội
	B.	Phong kiến	D.	Chiếm hữu nô lệ
	Câu 	14:Hiện nay ai là Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận
	A.	Nguyễn Văn Giàu	C.	Hoàng Thị Ut Lan
	B.	Trương Xuân Thìn	D.	Nguyễn Đức Dũng
	Câu 	15:Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân , tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước
	A.	Xây dựng	C.	Đóng góp
	B.	Bàn bạc, lấy ý kiến	D.	Thảo luận, biểu quyết
	Câu 	16:Cho đến nay trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại mấy kiểu Nhà nước ?
	A.	5 kiểu	C.	4 Kiểu
	B.	6 kiểu	D.	3 kiểu
	Câu 	17:Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất ở đâu 
	A.	Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước
 B.	Bộ máy Nhà nước
	C.	Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Nhà nước
	 D.Các chính sách xã hội
	Câu 	18:Nhà nước nào sau đây là Nhà nước pháp quyền ?
	A.	Nhà nước phong kiến	C.	Nhà nước chiếm hữu nô lệ
	B.	Nhà nước tư bản	D.	Cả 3 phương án trên
	Câu 	19:Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước
	A.	Do nhân dân lao động làm chủ	C.	Do Đảng cộng sản lãnh đạo
	B.	Quản lí xã hội bằng pháp luật	D.	Cả 3 ý trên
	Câu 	20:Cơ quan nào sau đây có quyền lập pháp
	A.	Hội đồng nhân dân các cấp	C.	Quốc hội
	B.	Toà án nhân dân tối cao	D.	Viện kiểm sát nhân dân tối cao
	Câu 	21:Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng do ai làm chủ ?
	A.	Do Đảng cộng sản Việt Nam .	C.	Do Nhà nước .
	B.	Do nhân dân lao động	D.	Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
	Câu 	22:Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ thông qua những , thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nha nước. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trên .
	A.	Quy luật	C.	Quy tắc
	B.	Quy chế	D.	Quy mô
	Câu 	23:Lịch sử xã hội loài người đã trải qua bao nhiêu hình thái kinh tế và kiểu Nhà nước
	A.	Bốn hình thái kinh tế và năm kiểu Nhà nước
 B.	Năm hình thái kinh tế và năm kiểu Nhà nước
 C.	Năm hình thái kinh tế và bốn kiểu Nhà nước
	 D.Sáu hình thái kinh tế và năm kiểu Nhà nước
	Câu 	24:Trong Nhà nước Phong kiến giai cấp nào là giai cấp thống trị
	A.	Vô sản	C.	Chủ nô
	B.	Địa chủ	D.	Tư sản
	Câu 	25:Trong Nhà nước Tư bản chủ nghĩa quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng thuộc về ai ?
	A.	Chủ nô	C.	Địa chủ
	B.	Tư sản	D.	Vô sản
	Câu 	26:Công dân ở độ tuổi nào thì được quyền tham gia bầu cử, ứng cử
	A.	18 tuổi và 20 tuổi	 C. 18 tuổi và 22 tuổi
	B.	 18 tuổi và 19 tuổi	 D.18 tuổi và 21 tuổi
	Câu 	27:Nhà nước đầu tiên xuất hiện trong chế độ xã hội nào ?
	A.	Cộng sản nguyên thuỷ	C.	Chiếm hữu nô lệ
	B.	Chủ nghĩa tư bản	D.	Phong kiến
	Câu 	28:Lịch sử xã hội loài người đã trải qua mấy chế độ xã hội ?
	A.	3 B.6	C.	4 D.	5
	Câu 	29:Nhà nước TBCN là Nhà nước ?
	A.	 Chuyên chế B. Quân chủ	C.	 Độc quyền D.	 Pháp quyền
	Câu 	30:Nước ta đi lên CNXH theo hình thức nào sau đây
	A.	Từ xã hội tiền tư bản lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ TBCN
	C.	Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến phong kiến rồi tiến lên CNXH
	B.	Từ xã hội phong kiến lên TBCN rồi tiến lên CNXH	
 D.Từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH
	Câu 	31:Đâu là biểu hiện về tàn dư của xã hội cũ cần phải đấu tranh ?
	A.	Thờ cúng ông bà tổ tiên	C.	Sinh đẻ có kế hoạch
	B.	Quan liêu hành chính	D.	Sinh hoạt cộng đồng
	Câu 	32:Điền vào chỗ trống trong câu sau những từ thích hợp. V.I . Lê nin viết: " Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp  thì Nhà nước xuất hiện" .
	A.	Gay gắt	C.	Quyết liệt
	B.	Có thể điều hoà được	D.	Không thể điều hoà được
	Câu 	33:Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng có nền văn hoá như thế nào ?
	A.	Có nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc
 B.	Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc	
 C.Có nền văn hoá phát triển cao, đậm đà bản sắc dân tộc
	D.	Có nền văn hoá tiêu biểu, đậm đà bản sắc dân tộc
	Câu 	34:Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay có mấy đặc trưng cơ bản.
	A.	Có 7 đặc trưng	C.	Có 8 đặc trưng
	B.	Có 6 đặc trưng	D.	Có 9 đặc trưng
	Câu 	35:Đâu là đặc điểm cơ bản dầu tiên của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ?
	A.	Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
 B.	Quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật	
 C.	Là Nhà nước của giai cấp tư sản
	D.	Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
	Câu 	36:Dân chủ là quyền lực thuộc về
	A.	Nhân dân	C.	Đảng cộng sản
	B.	Nhà nước	D.	Tất cả 
	Câu 	37:Quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN diễn ra trên các lĩnh vực nào sau đây?
	A.	Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội	C.	Kinh tế, văn hoá, tinh thần, xã hội
	B.	Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội	D.	Kinh tế, kinh doanh, chính trị, văn hoá
	Câu 	38:Trong Nhà nước Chiếm hữu nô lệ giai cấp bị trị là giai cấp nào ?
	A.	Vô sản	C.	Chủ nô
	B.	Nông dân	D.	Nô lệ
	Câu 	39:Cơ quan Nhà nước nào sau đây do dân bầu ra
	A.	Viện kiểm sát nhân dân tối cao	C.	Toà án nhân dân tối cao
	B.	Chính phủ	D.	Quốc hội
	Câu 	40:ở Việt Nam hiện nay hình thức bầu cử chủ tịch nước mang tính
	A.	Dân chủ gián tiếp	C.	Dân chủ trực tiếp
	B.	Dân chủ tập trung	D.	Cả 3
 4 Củng cố GV cho HS giải bài tập ở SGK các bài học.
5 Họat động tiếp nối Học bài Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học. Từ bài 8 đến bài 14
 Soạn : 25/4/12/08
 Bài KIểM TRA HọC Kỳ II .
Giảng :
Tiết PPCT: 35 Số tiết của bài : 1
 I. Mục tiêu : _ Học sinh nắm vững các quan điểm lập trường triết học .
	 Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học , hệ thống lại kiến thức đã học , 
.	 mối liên hệ kiến thức đã học .
	_ Đánh giá khả năng tiếp thu vận dụng kiến thu6c1 của học sinh .
	_ Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh .
 II. Nội dung : ( SGK )
 III. Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm 24 câu ; Tự luận 4 điểm
 IV. Phương tiện : Sách giáo khoa , sách giáo viên . Lớp 11
 V. Tiến trình dạy học :
 1. Điểm danh : SS.
 2. Kiểm tra : Phát đề xen kẻ 1,2,3,4 . . . Từ trái sang phải.
4 Củng cố : 
5 Họat động tiếp nối 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11 da duoc chinh sua.doc