Giáo án Hóa học 11 - Bài 25: Ankan (tiết 1)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 25: Ankan (tiết 1)

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa hidrocacbon no.

- Nêu được định nghĩa đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan.

- Nêu và giải thích được tính chất vật lý.

- Biết nguyên nhân gây ra tính chất hóa học đặc trưng của ankan.

- Biết nguyên tắc điều chế ankan trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

- Viết CTCT, gọi tên các ankan.

- Viết các PTHH của ankan.

- Vận dụng quy tắc của phản ứng thế và viết phương trình

- Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết được các tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra: tại sao ở các trạm xăng dầu lại cấm lửa, tại sao khi dập tắt các đám cháy xăng dầu lại không dùng nước ( nói thêm .)

2. Kỹ năng:

- Viết các đồng phân, gọi tên ankan và ngược lại.

- Viết và gọi tên các gốc ankyl.

- Xác định được bậc cacbon.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề cuộc sống

 

doc 8 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 2043Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 25: Ankan (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/12/2019 
Người soạn: Huỳnh Minh Trung 
 BÀI 25: ANKAN (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa hidrocacbon no.
- Nêu được định nghĩa đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan.
- Nêu và giải thích được tính chất vật lý.
- Biết nguyên nhân gây ra tính chất hóa học đặc trưng của ankan.
- Biết nguyên tắc điều chế ankan trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Viết CTCT, gọi tên các ankan.
- Viết các PTHH của ankan.
- Vận dụng quy tắc của phản ứng thế và viết phương trình
- Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết được các tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra: tại sao ở các trạm xăng dầu lại cấm lửa, tại sao khi dập tắt các đám cháy xăng dầu lại không dùng nước( nói thêm.)
2. Kỹ năng:
- Viết các đồng phân, gọi tên ankan và ngược lại.
- Viết và gọi tên các gốc ankyl.
- Xác định được bậc cacbon.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề cuộc sống.
3. Thái độ:
- Tích cực phát biểu trong giờ học
- Có niềm say mê trong môn hóa học
- Ankan có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống: nhiên liệu nguyên liệu như xăng, dầu, gas từ đó giúp học sinh thấy được sự cần thiết của hóa học đối với cuộc sống từ đó tiết kiệm nguyên nhiên liệu, bảo vệ môi trường .
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống mà giáo viên đặt ra từ đó dự đoán kết luận về tính chất hóa học, nêu được cơ sở của các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn tràn dầu, khai thác dầu mỏ từ biển
- Năng lực giao tiếp: sử dụng tốt các tên gọi của các chất, chủ động giao tiếp, tự tin trình bày ý kiến của mình trước lớp hoặc biện luận cho câu trả lời của mình.
- Năng lực hợp tác: giải quyết nội dung học tập mà bài học đặt ra.
- Năng lực tính toán: làm bài tập định lượng liên quan đến bài học
II. Phương pháp:
Phương pháp đàm thoại tìm tòi
Nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp trực quan
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ( bảng gọi tên chỉ cố C, bảng tính chất vật lý)
- Học sinh: Chuẩn bị bài mới: Ankan
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1 phút)
Vào bài: Tại các trạm đổ xăng người ta thường treo biển cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động, tại sao lại như vậy ? Hay các vụ tràn dầu trên biển gây ra những thảm họa rất lớn đối với môi trường sinh thái.Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về một loại hidrocacbon đầu tiên trong hóa học hữu cơ và nội dung của bài sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi trên.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Khái niệm hidrocacbon no, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp (30 phút)
1. Định nghĩa
- Ở bài trước chúng ta đã học về đặc điểm liên kết trong các hợp chất hữu cơ, một bạn hãy nhắc lại cho cả lớp biết đặc điểm cấu tạo của methan: đặc điểm liên kết, dạng hình học của phân tử methan?
- Trên cơ sở đó và kết hợp với sách giáo khoa một bạn hãy phát biểu cho biết khái niệm hidrocacbon no?
- Ví dụ về các hidrocacbon sau: C2H6, C3H8, C4H10
- Cấu tạo của các hidrocacbon trên có điểm gì giống nhau về đặc điểm liên kết, đặc điểm của mạch cacbon.)
- Hidrocacbon có các đặc điểm như vậy được gọi là ankan.Vậy ankan là gì?
- Tương tự như cấu tạo của metan các góc CCH, HCH, CCC bằng góc tứ diện 109,50
- Với đặc điểm góc liên kết như vậy theo các bạn các nguyên tử cacbon trong phân tử ankan có nằm trên một đường thẳng không?
2. Đồng đẳng:
-Nhắc lại CTPT metan
- Viết CTPT các đồng đẳng kế tiếp theo của metan ( viết đến C5)
- Cả lớp nghiên cứu trong sách giáo khoa và cho biết tên gọi của dãy đồng đẳng trên?
- Cả lớp có nhận xét gì về tương quan gữa số nguyên tử cacbon với số nguyên tử hidro:
 Ví dụ: C2H6 ( 6= 2.2 + 2)
C3H8 (8= 2.3 + 2)
- Nếu một ankan có n số nguyên tử cacbon thì sẽ có bao nhiêu nguyên tử hidro
- Vậy một bạn hãy rút ra CTPT tổng quát của một ankan có n nguyên tử cacbon, và cho biết điều kiện của n.
3. Đồng phân
 - Một bạn hãy nhắc lại khái niệm đồng phân? 
- Viết CTCT của ankan có CTPT C4H10?
- Cả lớp hãy cho biết hai đồng phân trên thuộc loại đồng phân gì?
- Trong ankan có đồng phân vị trí liên kết đôi, đồng phân loại nhóm chức không?
- Tương tự cả lớp hãy viết các đồng phân ứng với ankan có CTPT C5H12
 4. Danh pháp:
- Quy tắc gọi tên mạch chính: ( bảng hàng ngang)
Số nguyên tử cacbon
Tên gọi mạch chính
1
Met-
2
Et-
3
Prop-
4
But-
5
Pent-
6
Hex-
7
Hept-
8
Oct-
9
Non-
10
Đec-
- Cách nhớ tên gọi: “ mẹ- em – phải - bón – phân – hóa – học - ở - ngoài – đồng”
- Cả lớp quan sát bảng 5.1 trong sách giáo khoa: trong bảng trình bày tên gọi của các ankan mạch không phân có từ 1- 10 nguyên tử carbon. Hãy cho biết xuất phát từ tên mạch chính chúng ta làm như thế nào để có tên gọi của một ankan 
- Ankan CnH2n+2 bớt đi một nguyên tử hidro thì CTPT tổng quát sẽ là gì? 
- Gốc đó được gọi là gốc ankyl 
- Các em quan sát bảng trong sách giáo khoa và cho biết tên gọi của các gốc ankyl.
- Ankan C5H12 có hai đồng phân mạch phân nhánh vậy gọi như thế nào để có thể phân biệt các đồng phân đó?
- Nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết:
 + Các ankan phân nhánh được gọi theo dánh pháp gì?
 + Các bước gọi tên một ankan 
phân nhánh
- Tên thông thường : số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh ( tên gốc ankyl ) + tên ankan tương ứng với mạch chính
GV yêu cầu HS: Gọi tên các ankan sau: 
Ankan này có hai nhóm thế giống nhau, đính ở hai cacbon khác nhau, vậy chúng ta sẽ gọi tên nhánh như thế nào?
=> Trường hợp có nhiều nhánh giống nhau ta dùng tiền tố đứng trước để chỉ số lượng nhánh:2- đi, 3- tri, 4-tetra
Bậc của nguyên tử cacbon
- Các em nghiên cứu trong sách giáo khoa và cho biết bậc của nguyên tử cacbon được tính như thế nào ?
- Xác định bậc của nguyên tử cacbon trong các ankan sau :
- Công thức phân tử: CH4
- Trong metan các liên kết C-H là các liên kết đơn
- Metan có cấu trúc tứ diện: bốn liên kết xuất phát từ bốn nguyên tử carbon hướng về bốn đỉnh của hình tứ diện đều
- Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
- Các liên kết trong các phân từ đều là các liên kết đơn
- Mạch hở
- Ankan là các hidrocacbon trong phân tử chỉ chưa liên kết đơn C-C, C- H và không có mạch vòng
- Không
- C2H6, C3H8, C4H10, C5H12 
- Dãy đồng đẳng của ankan hay parafin
- Có 2n+ 2 số nguyên tử hidro
- CnH2n+2 (n ≥ 1)
- Đồng phân: là các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công 
thức cấu tạo
- Đồng phân mạch cacbon
- Không vì trong ankan các liên kết C-C, C-H đều là liên kết đơn.
- Tên mạch chính + đuôi “an”
- CnH2n+1
- Tên mạch chính + đuôi (yl)
- Được gọi theo danh pháp thay thế
- Các bước gọi như sau:
 + Chọn mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính
 + Đánh số thứ bắt đầu từ 
nguyên tử cacbon gần nhánh hơn
 + Gọi tên: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh ( tên gốc ankyl ) + tên ankan tương ứng với mạch chính.
2,3 - dimetylpentan
- Bậc của nguyên tử cacbon trong phân tử hidrocacbo no được tính bằng số liên kết của nó với nguyên tử cacbon khác
I. Khái niệm hidrocaccbon no, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Định nghĩa: 
Hydrocarbon no là các hydrocarbon mà các nguyên tử carbon trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn. Còn những hóa trị còn lại được bão hòa bởi các nguyên tử hydro.
2. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
a. Đồng đẳng:
- Định nghĩa: ankan (còn gọi là parafin) là những hiđrocacbon no, mạch hở, trong phân tử chỉ có liên kết đơn
- Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥1)
b. Đồng phân:
Ankan chỉ có đồng phân mạch C khi có từ 4C trở lện.
c. Danh pháp: ( nêu 3 nguyên tắc)
- Ankan không nhánh: Tên mạch C + “an”.
- Ankan có nhánh:
Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + Tên mạch chính + “an”
Chú ý: Phân tử có mạch nhánh thì chọn mạch C dài nhất làm mạch chính, đánh số các nguyên tử C từ phía gần mạch nhánh nhất.
* Bậc của nguyên tử cacbon trong phân tử hidrocacbo no được tính bằng số liên kết của nó với nguyên tử cacbon khác.
Hoạt động 2: Tính chất vật lý (9 phút)
Cả lớp nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày tính chất vậy lý của ankan:
Trạng thái tồn tại
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng
Tính tan
- Như vậy trong dầu mỏ có chứa một lượng lớn ankan, trên cơ sở tính chất vật lý bạn nào, có thể trả lời câu hỏi:
Tại sao khi các tàu mỏ dầu gặp tai nạn trên biển, lại gây ô nhiễm một vùng biển rộng, ảnh hưởng thậm chí làm chết các loài sinh vật?
Tại sao khi dập các đám cháy xăng dầu không dùng nước? Đề xuất biện pháp xử lý?
- Từ C1 đến C4: chất khí
- Các ankan tiếp theo là chất lỏng.
- Khoảng C18 trở đi là chất rắn.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng theo chiều tăng của PTK.
- Vì các ankan nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nó sẽ lan rộng trên biển, gây ô nhiễm môi trường.
- Xăng dầu nhẹ hơn nước, nếu dùng nước sẽ làm cho đám cháy lan rộng ra. Dập tắt bằng cát, bình CO2.
II. Tính chất vật lý:
- Từ C1 đến C4: chất khí
- Các ankan tiếp theo là chất lỏng.
- Khoảng C18 trở đi là chất rắn.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng theo chiều tăng của PTK.
V. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
1. Củng cố bài học:
- Viết các đồng phân của C6H14 và gọi tên các đồng phân đó.
2. Dặn dò:
- Ôn tập và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Ankan.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_25_ankan_tiet_1.doc