Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường

Chọn đáp án đúng.

Electron thực hiện chuyển động thẳng đều trong một trường đều và không đổi. Trường đó phải là:

A. điện trường.

B. trường hấp dẫn.

C. từ trường, trong trường hợp electron chuyển động dọc theo đường sức từ.

D. từ trường, trong trường hợp electron chuyển động vuông góc đến các đường sức từ.

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương IV: Từ trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: TỪ TRƯỜNG ( 29 câu)
26. Từ trường
[] 
Chọn đáp án đúng.
Electron thực hiện chuyển động thẳng đều trong một trường đều và không đổi. Trường đó phải là:
A. điện trường.
B. trường hấp dẫn.
C. từ trường, trong trường hợp electron chuyển động dọc theo đường sức từ.
D. từ trường, trong trường hợp electron chuyển động vuông góc đến các đường sức từ.
27. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
[]
Chọn câu sai.
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ
A. cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. cảm ứng từ tại điểm đặt của đoạn dây. 
28. Cảm ứng từ. Định luật Ampe (7 câu)
[]
Chọn câu đúng.
Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường không phụ thuộc vào:
A. góc giữa dây dẫn và vectơ cảm ứng từ.
B. cường độ dòng điện qua dây.
C. tiết diện của dây dẫn.
D. chiều dài đoạn dây.
[]
Từ trường của một thanh nam châm rất giống từ trường được tạo ra bởi:
A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
B. một chùm electron chuyển động song song với nhau.
C. một nam châm hình móng ngựa 
D. một cuộn dây có dòng điện chạy qua.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực.
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với 
A. cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây.
B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cuờng độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cuờng độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cuờng độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. 
[] 
Phát biểu nào dưới đây là sai?
Lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua, đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi:
A. dòng điện đổi chiều. 
B. từ trường đổi chiều.
C. cường độ dòng điện thay đổi. 
D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.
29. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản ( 4 câu)
[]
Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi:
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
C. M dịch chuyển song song với dây và cùng chiều với chiều dòng điện.
D. M dịch chuyển song song với dây và ngược chiều với chiều dòng điện.
[]
Độ lớn của cảm ứng từ của dòng điện tròn gây ra tại tâm tăng lên khi 
A. bán kính của vòng dây giảm.
B. cường độ của dòng điện trong vòng dây tăng.
C. số vòng dây quấn tăng lên.
D. cả A, B, C đều đúng.
[]
Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì 
A. BM = 2BN 
B. BM = 4BN
C. 
D. 
[]
Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Véctơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
B. M và N đều nằm trên một đường sức từ.
C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.
31. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa ampe ( 3 câu)
 []
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện.
B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
C. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện. 
[]
Hai dây dẫn thẳng , song song, dây 1 được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ bị đẩy ra xa dây 1 khi:
A. hai dòng điện qua hai dây cùng chiều.
B. chỉ một dây dẫn mang dòng điện.
C. hai dòng điện qua hai dây ngược chiều.
D. cả hai dây dẫn đặt trong từ trường đều.
[]
Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên:
A. 3 lần
B. 6 lần
C. 9 lần
D. 12 lần. 
32. Lực Lorenxơ (7 câu)
[]
Chọn phát biểu đúng nhất?
Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường
A. Trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn.
B. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương.
C. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm.
D. Luôn hướng về tâm quỹ đạo, không phụ thuộc điện tích âm hay dương.
[] 
Chiều của lực Lorenxơ không phụ thuộc vào:
A. Điện tích của hạt mang điện.
B. Vận tốc của hạt mang điện.
C. Khối lượng của hạt mang điện.
D. Góc hợp bởi vectơ vận tốc và vectơ cảm ứng từ của từ trường.
[] 
Chọn phát biểu đúng.
Một electron chuyển động trong chân không rơi vào một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Trong trường hợp này electron chuyển động theo quỹ đạo:
A. thẳng.
B. tròn.
C. parabol
D. xoắn ốc.
[]
Chọn câu đúng.
Lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường
A. luôn luôn hướng về tâm của quỹ đạo.
B. luôn luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. chỉ hướng vào tâm khi q > 0.
D. chưa kết luận được vì còn phụ thuộc vào hướng của 
[]
Chọn câu sai.
A. Khi hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ thì hạt mang điện sẽ chuyển động tròn đều trong từ trường.
B. Khi hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều theo phương song song với đường cảm ứng từ thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị lớn nhất.
C. Phương của lực Lorenxơ vuông góc với mặt phẳng chứa và .
D. Chiều của lực Lorenxơ tuân theo quy tắc bàn tay trái.
[]
Chọn câu đúng.
Hạt mang điện tích chuyển động với vận tốc vào trong từ trường. Chuyển động của hạt mang điện tích sẽ không đổi phương khi 
A. hạt chuyển động vuông góc với đường sức từ.
B. độ lớn vận tốc của hạt không đổi.
C. hạt tăng tốc trong từ trường.
D. hạt chuyển động song song với đường sức từ.
[]
Chọn câu đúng.
Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường
A. có phương song song với vectơ vận tốc.
B. làm thay đổi vận tốc của điện tích.
C. làm thay đổi động năng của điện tích.
D. làm thay đổi hướng của vectơ vận tốc.
33. Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường ( 5 câu)
[]
Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. (Hình vẽ)
I
Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây
A. bằng không.
B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây.
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo giãn khung.
D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung.
[]
Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00’ thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung. (Hình vẽ)
I
M
Q
P
N
0
0'
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không.
B. lực từ tác dụng lên cạnh NP và QM bằng không.
C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng.
D. lực từ gây ra momen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00’.
[]
Khung dây ABCD có dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường đều có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung như hình vẽ.
Lực từ có tác dụng:
A
B
C
D
I
A. Làm khung quay ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống.
B. Làm khung quay cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống.
C. Kéo dãn cả bốn cạnh của khung.
D. Bóp méo cả bốn cạnh của khung.
[]
Chọn câu sai?
Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều 
A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung.
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ.
C. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ.
D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung.
[]
Khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều không chịu tác dụng của ngẫu lực từ khi mặt phẳng khung
A. vuông góc với đường sức từ.
B. song song với đường sức từ.
C. hợp với đường sức từ một góc 0 < α < 900
D. ở vị trí bất kì.
35. Từ trường Trái Đất
[]
Chọn câu sai.
Các đại lượng đặc trưng của từ trường Trái Đất là:
A. độ từ thiên D.
B. độ từ khuynh I.
C. hai cực từ của Trái Đất.
D. thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong IV.doc