I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt:
1. Biết được nhiệm vụ, phân loại hệ thống đánh lửa.
2. Biết được nguyên lý làm việc và Đọc sơ đồ của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, phân loại hệ thống đánh lửa.’
- Biết được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc sơ đồ của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống đánh lửa.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống đánh lửa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).
+ Phiếu học tập số 1.
+ Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.
1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi:
GV: Em biết gì về hệ thống đánh lửa?
GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống đánh lửa.
Ngày soạn: 27/02/2022 Lớp Ngày dạy Kiểm diện 11A / /202... 11B / /202... Tiết 35 - Bài 29 HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Mức độ cần đạt: Biết được nhiệm vụ, phân loại hệ thống đánh lửa. Biết được nguyên lý làm việc và Đọc sơ đồ của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản. 1. Về kiến thức - Hiểu được nhiệm vụ, phân loại hệ thống đánh lửa.’ - Biết được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực Công nghệ - Đọc sơ đồ của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản. 2.2. Năng lực chung - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống đánh lửa. 3. Về phẩm chất - Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống đánh lửa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU + Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com). + Phiếu học tập số 1. + Máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu 1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS. 1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi: GV: Em biết gì về hệ thống đánh lửa? GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống đánh lửa. 1.3. Sản phẩm: HS: Trình bày câu trả lời. + Tạo tia lửa điện cao áp đúng thời điểm để châm cháy hỗn hợp nhiên liệu 1.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống đánh lửa, bài 29. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống đánh lửa 2.1. Mục tiêu: Hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống đánh lửa 2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 2.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa? ? có bao nhiêu loại hệ thống đánh lửa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Nghiên cứu câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: trả lời, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV thể chế hóa kiến thức. I- Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ: + Tạo tia lửa điện cao áp đúng thời điểm để châm cháy hỗn hợp nhiên liệu 2. Phân loại: + Phân loại theo cấu tạo bộ chia điện gồm: - Hệ thống đánh lửa thường àCó tiếp điể Có TĐ - Hệ thống Đ L điện tử KhôngTĐ + Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi 3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 3.1. Mục tiêu: Hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 3.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo. ? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông đánh lửa điện tử không tiếp điểm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận câu hỏi theo từng nhóm được phân công. - GV hổ trợ khi HS có thắc mắc. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhạn xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá hoạt động nhóm, thể chế hóa kiến thức - Chiếu hình ảnh về hệ thống đánh lửa. II- Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm: 1. Cấu tạo: 1. Máy phát (Manheto) 2. Biến áp đánh lửa 3. Buzi 4. Khóa điện + WN : Cuộn nguồn + Đ1, Đ2 : điôt thường + WĐK : Cuộn điều khiển + CT: Tụ điện + ĐĐK: Điôt điều khiển + W1: Cuộn sơ cấp Bầu Lọc khí + W2: Cuộn thứ cấp C1 C2 C3 C4 C5 W N W ĐK W 1 W 2 C T 1 2 3 4 H 29.1: HT đánh lửa điện tử không TĐ * Các điểm cần chú ý: + Cuộn WN là cuộn dây Stato của Manhêtô, cuộn ĐK được đặt ở vị trí để khi tụ CT nạp đầy thì cuộn ĐK có điện áp dương cực đại + ĐĐK: Chỉ hoạt động khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực ĐK. + Hai điôt thường là thành phần cấu tạo nên bộ chia điện để nắn dòng điện xoay chiều, tụ điện, điôt ĐK. 2. Hoạt động: * Khóa Đ1 mở, Roto của manhêtô quay: + Trên WN; WĐK có các sức điện động xoay chiều + Nhờ Đ1 nửa chu kì dương của sức điện động trên WN tụ CT được nạp điện( Do Điot điều khiển đóng) + Tại thời điểm tụ CT nạp đầy điện, cùng lúc đó có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn qua Đ2, đặt vào cực điều khiển của Điot điều khiểnàĐiốt điều khiển mởàTụ phóng điện. Đó là thời điểm cần đánh lửa. + Dòng phóng đi theo chiều: (+) CTà ĐĐKà “ Mát” àW1 à (-) Tụ CT + Dòng phóng qua W1 có trị số lớn, thời gian phóng cực ngắnàW2 có sức điện động lớn đủ để Buzi bật tia lửa điện * Tắt động cơà Đóng công tắc 4, điện từ cuộn WNà ‘‘mát’’à hệ thống đánh lửa ngừng đánh lửa. 4. Hoạt động 4. Luyện tập 4.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1. 4.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1. 4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ phân loại hệ thống đánh lửa: 4.4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình. 5. Hoạt động 5. Vận dụng 5.1. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thêm thông tin bổ sung về hệ thống đánh lửa. 5.2. Nội dung: Học sinh nghiên cứu và bổ sung thêm thông tin. 5.3. Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của GV: A. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa điện tử: Hệ thống đánh lửa trên ôtô có nhiệm vụ biến dòng một chiều hạ áp 12V thành xung điện cao áp 12kV đến 24kV và tạo ra tia lửa điện trên bugi để đốt cháy hỗn hợp khí-xăng trong xy lanh ở cuối kỳ nén. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là đảm bảo các yêu cầu sau: + Tạo ra điện áp đủ lớn 12-24 kV từ nguồn hạ áp 1 chiều 12V. + Tia lửa điện phóng qua khe hở giữa 2 cực của bugi trong điều kiện áp suất lớn, nhiệt độ cao phải đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp cháy ở mọi chế độ. + Thời điểm phát sinh tia lửa trên bugi trong từng xy lanh phải đúng theo góc đánh lửa và thứ tự đánh lửa đúng quy định. B. Hệ thống đánh lửa trên ô tô có thể chia thành các loại sau: 1.Đánh lửa có Delco:kiểu này lại chia thành 2 loại đó là đánh lửa kiểu vít và đánh lửa điện tử. 2.Đánh lửa không có Delco:đây là kiểu đánh lửa trực tiếp.Trong kiểu này thì cảm biến vị trí trục cam gửi tín hiệu về hộp điều khiển động cơ (có thể là ECU của toyota,ECM của Honda,hoặc PCM của Ford...và hộp điều khiển động cơ sẽ gữi tín hiệu kích đến cho Bôbin sinh ra điện cao áp cấp đến từng bugi hoặc Bôbin đôi (1 Bôbin đánh lửa cho 2 máy).Các xe đời mới hiện nay đều sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp (không có Delco). Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại có Delco-kiểu vít như sau: Delco (bộ chia điện) gắn đồng trục với trục cam.Bên trong Delco có một tiếp điểm cam.Một phía tiếp điểm sẽ nối mass sườn xe,phía còn lại đi ra ngoài và vào chân C của Bôbin đánh lửa.Nếu xe 4 máy thì trong một chu kỳ cam sẽ đội tiếp điểm của Delco 4 lần,cứ mỗi lần đến vị trí đánh lửa của máy nào thì cam sẽ đội làm tiếp điểm hở ra,sinh điện cao áp trong cuộn thứ cấp của Bôbin và Bôbin gửi điện cao áp này đến cho Delco rồi Delco chia cho bugi của máy đó. Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại có Delco-kiểu điện tử Delco (bộ chia điện) gắn đồng trục với trục cam.Bên trong Delco không có tiếp điểm cam mà thay vào đó là các cảm biến theo dõi vị trí trục cam (để biết thứ tự đánh lửa và phun xăng cho từng máy) và cảm biến theo dõi tốc độ động cơ (để điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm hay trễ).Các cảm biến này có thể là loại điện từ (cuộn dây) hoặc loại quang học, hoặc loại Hole.Khi đến vị trí đánh lửa của máy nào thì các cảm biến này sẽ gửi tín hiệu ra ngoài theo 2 kiểu : Kiểu 1.Sẽ gửi cho IC đánh lửa và IC sẽ gửi tín hiệu kích đến chân C của Bôbin và Bôbin sinh điện cao áp gửi đến Delco,sau đó Delco chia điện cao áo này đến cho bugi của máy đó. Kiểu 2.Hoặc sẽ gửi tín hiệu đến hộp điều khiển và hộp điều khiển lại gửi tín hiệu kích ngược lại cho IC đánh lửa kích Bôbin sinh ra điện cao áp và Bôbin gửi về Delco chia điện cao áp này cho bugi của máy đó. Như vậy trong kiểu 1 không cần gửi tín hiệu về hộp điều khiển,vì thế trên Delco kiểu này sẽ có một cơ cấu điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm (thường gọi là cái dù chân không) Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại không có Delco: Loại này sẽ dùng một cảm biến theo dõi vị trí trục cam (gắn ngay trên một đầu của nắp cam) hoặc cảm biến theo dõi vị trí trục khuỷu (gắn bên hông máy phía bánh đà) thường là loại điện từ (cuộn dây) báo cho hộp điều khiển biết vị trí cùa từng píton trong mỗi máy và hộp điều khiển gửi tín hiệu kích đến cho Bôbin sinh ra đinệ cao áp cấp cho bugi.BÔbin được dùng là loại Bôbin đôi hoặc mỗi máy 1 Bôbin.Như vậy với hệ thống đánh lửa trực tiếp thì mọi thứ đã được đơn giản hóa đi rất nhiều:không còn Delco và quan trọng cũng không còn IC đánh lửa nữa.Trên xe ngày nay dùng hệ thống này. 5.4. Tổ chức thực hiện: a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành câu hỏi phần nội dung. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ gọi hs lên trình bày sản phẩm của mình. d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 6. Các Phục lục: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ sau:
Tài liệu đính kèm: