I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt:
1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
2. Đọc sơ đồ khối của hệ thống.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc sơ đồ khối của hệ thống.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).
+ Phiếu học tập số 1.
+ Phiếu học tập số 2.
+ Máy chiếu.
Ngày soạn: 14/02/2022 Lớp Ngày dạy Kiểm diện 11A / /202... 11B / /202... Tiết 33 - Bài 27 HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Mức độ cần đạt: Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Đọc sơ đồ khối của hệ thống. 1. Về kiến thức - Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực Công nghệ - Đọc sơ đồ khối của hệ thống. 2.2. Năng lực chung - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 3. Về phẩm chất - Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU + Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com). + Phiếu học tập số 1. + Phiếu học tập số 2. + Máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu 1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS. 1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi: GV: Em hiểu gì về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng? GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 1.3. Sản phẩm: HS: Trình bày câu trả lời. + Cung cấp hỗn hợp nhiên liệu sạch cho buồng cháy động cơ + Cung cấp lượng, tỷ lệ nhiên liệu hợp lí cho các chế độ làm việc của động (cơ) tải 1.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, bài 27. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 2.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 2.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu? ? có những hệ thống nhiên liệu nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, nghiên cứu câu hỏi. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV thể chế hóa kiến thức. I- Nhiệm vụ và phân loại 1. Nhiệm vụ: + Cung cấp hỗn hợp nhiên liệu sạch cho buồng cháy động cơ + Cung cấp lượng, tỷ lệ nhiên liệu hợp lí cho các chế độ làm việc của động (cơ) tải 2. Phân loại: + Hệ thống dùng chế hoà khí + Hệ thống dùng vòi phun. 3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 3.1. Mục tiêu: Tìm nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 3.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: Thầy chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo. ? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông cung cấp nhiên liệu và không khí? - Dãy bên phải báo cáo về hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, dãy bên trái báo cáo về hệ thống nhiên liệu phun xăng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận câu hỏi theo nhóm. - Các nhóm thảo luận sôi nổi, hỏi nếu cần sự trợ giúp của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiến thức, đánh giá buổi học. Câu hỏi dự kiến ?. Với xe máy, trong hệ thống không có bộ phận nào? vì sao? (Bơm xăng, vì thùng xăng đặt cao hơn chế hoà khí) ?. Bộ phận nào là quan trọng nhất ? (chế hoà khí), - Do chênh lệch áp suất ở kỳ nạp không khíà bầu lọc không khíàhọng khuyếch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, xăng được trộn với không khí tạo thành hòa khíàBuồng cháy động cơ. ?. Căn cứ H27.2, cho biết cấu tạo hệ thống phun xăng vào đường ống ? ?. Bộ điều khiển vòi phun sẽ nhận tín hiệu từ đâu? ?. Tại sao xăng ở vòi phun có áp suất ổn định ? (nhờ bơm xăng, bộ điều chỉnh áp suất), Vì được điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng, chế độ làm việc của động cơ ?. Hãy trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống? II- Hệ thống nhiên liệu dùng chế hòa khí: 1. Cấu tạo: * Thùng xăng: Chứa xăng * Bầu lọc xăng: Lọc căn bẩn có trong xăng * Bơm: Để hút xăng từ bình chứa-> chế hoà khí * Bầu lọc không khí: Lọc sạch bụi bẩn trong không khí * Bộ chế hoà khí(Cácbuarato): Trộn xăng với không khí theo tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. 2. Hoạt động: - Khi động cơ làm việc: + Bơm hút xăng từ thùng xăng qua bầu lọc xăng đưa tới buồng phao của bộ chế hoà khí. + Trong kì nạp do sự chênh áp, không khí được lấy vào họng khuéch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng lên và hoà trộn với nhau tạo ra hoà khí đi vào xi lanh của động cơ. III- Hệ thống phun xăng: 1. Cấu tạo(Hệ thống phun xăng vào đường ống nạp). + Bộ điều khiển phun : điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để hòa khí có tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. + Bộ cảm biến gửi thông tin ( nhiệt độ động cơ, số vòng quay trụ khuỷu...)đến bộ điều khiển để điều khiển chế độ làm việc của vòi phun. + Bộ điều chỉnh áp suất điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun ổn định + Vòi phun có cấu tạo như một chiếc van, điều khiển bởi tín hiệu điện 2. Nguyên lí làm việc: - Khi động cơ làm việc: + Bơm hút xăng từ thùng xăng qua bầu lọc xăng đưa tới bộ điều chỉnh áp suất. Các cảm biến đo thông số về chế độ làm việc của động cơ rồi xử lí và gửi đến bộ điều khiển phun, điều khiển vòi phun phun một lượng nhiên liệu phù hợp vào đường ống nạp. + Trong kì nạp do cự chênh áp, không khí được lấy vào đường ống nạp, tại đây không khí và xăng kết hợp với nhau tạo thành hoà đi vào xi lanh của động cơ - Xăng được hút vào động cơ ở kỳ nạp nhờ sự chênh lệch áp suất. + Xăng + Quá trình phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun + Tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. + Hệ thống cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm: - Tạo hòa khí phù hợp ở mọi chế độà Giảm ô nhiệm môi trường, Tăng hiệu suất động cơ - Làm việc bình thường khi bị lật hay nghiêng. 4. Hoạt động 4. Luyện tập 4.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1. 4.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 1. 4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí 4.4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình. 5. Hoạt động 5. Vận dụng 5.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 2. 5.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành Phiếu học tập số 2 5.3. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống phun xăng: 5.4. Tổ chức thực hiện: a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu học tấp số 2 buổi sau GV sẽ gọi lên bảng vẽ sơ đồ khối của hệ thống phun xăng. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ gọi hs lên bảng trình bày sản phẩm của mình. d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 6. Các Phục lục: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống phun xăng:
Tài liệu đính kèm: