Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
“Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.
Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.
Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách
Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.
Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.”
SỞ GD&ĐT ................... TRƯỜNG THPT .................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn Văn - KHỐI 11 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: “Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêunhững người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn. Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.” (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, Rosie Nguyễn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt”. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “ để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Đán án Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó (không phải dễ); hiểu được bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. 0.5 3 Hiểu ý kiến: Mỗi cá nhân trong đời sống là một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường khác nhau . 1.0 4 - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục. Học sinh có thể tham khảo cách lí giải sau: + Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe chính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh tham khảo. + Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân). 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. 0.5 3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý sau: a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận b. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo * Trước khi gặp Thị Nở: Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện. Vì ghen tuông, Lí kiến đẩy Chí Phèo đi tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. * Cuộc gặp gỡ với Thị Nở - Giới thiệu vài nét về Thị Nở. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đêm hôm trước đã đánh thức bản năng trong Chí. - Sự thức tỉnh của Chí (Buổi sáng hôm sau): + Tỉnh rượu: Nhận thức về thời gian, không gian, âm thanh cuộc sống, các xúc cảm được đánh thức... + Tỉnh ngộ: Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, nghĩ đến hiện tại, lo lắng cho tương lai; Ngạc nhiên, xúc động (chi tiết bát cháo hành); Ăn năn, hối hận; Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. => Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lâu bị vùi lấp trong Chí. Sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo được sống với những xúc cảm của một con người. Chí hi vọng Thị Nở sẽ là người mở đường cho Chí trở về với cuộc sống lương thiện. * Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người - Nguyên nhân: Bà cô đã kiên quyết ngăn cản mối tình giữa Chí phèo và Thị Nở (Định kiến xã hội) - Cách cự tuyệt của Thị Nở + Trút vào mặt Chí tất cả lời của bà cô + Nguây nguẩy ra về trong sự hả hê + Gạt tay Chí, giúi thêm cho hắn một cái => Dứt khoát, phũ phàng - Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo + Ngạc nhiên, sửng sốt + Thất vọng, đau đớn + Phẫn uất, tuyệt vọng => Thấm thía bi kịch bị cự tuyệt. - Hành động của Chí Phèo + Uống rượu: Càng uống càng tỉnh, có ý định đến nhà Thị Nở giết chết bà cô. + Xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện (phân tích cuộc đối thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến). + Giết chết Bá Kiến và tự sát: Hệ quả tất yếu của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trào dâng đến đỉnh điểm trong tâm hồn Chí Phèo. => Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện. c. Đánh giá - Nghệ thuật + Miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. + Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. -Nội dung + Nhà văn lên án đanh thép xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn, đẩy Chí Phèo đến bước đường cùng. + Phát hiện, khẳng định bản chất lương thiện của chí Phèo ngay khi chí Phèo bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. 5.5 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.5 5. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc, quy định trong tiếng Việt 0.25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II 10.00 đ
Tài liệu đính kèm: