Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người trong bao – Sêkhôp

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người trong bao – Sêkhôp

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả.

- An tôn Páp lô vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.

- Sinh ra và lớn lên trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ biển Adốp.

- Tốt nghiệp y khoa, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn.

- Năm 1900 được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Nga.

- Năm 1904, mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa trị và mất tại Đức.

- Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa trong đó có các tác phẩm đặc sắc như: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào

 - Các tác phẩm lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời; phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ.

 - Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Đại biểu lớn cuối cùng của CN hiện thực Nga cuối XIX.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người trong bao – Sêkhôp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI TRONG BAO – SÊKHÔP
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả.
- An tôn Páp lô vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ biển Adốp.
- Tốt nghiệp y khoa, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn.
- Năm 1900 được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Nga.
- Năm 1904, mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa trị và mất tại Đức.
- Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa trong đó có các tác phẩm đặc sắc như: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào
 - Các tác phẩm lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời; phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ.
 	- Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Đại biểu lớn cuối cùng của CN hiện thực Nga cuối XIX.
2. Truyện ngắn: Người trong bao
- Sáng tác năm 1898 trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại thành phố Ianta thuộc bán đảo Crưm. Bối cảnh rộng lớn của truyện là bầu không khí chuyên chế, nặng nề của xã hội Nga cuối TK XIX.
- Người trong bao (1898) cùng Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu là ba truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX.
II. Đọc hiểu văn bản:
2.1. Nhân vật Bêlicốp:
* Ngoại hình - thói quen:
- Cặp kính đen, gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
- Luôn đi giày cao su, mặt áo bành tô và giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng cổ lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa 
- Ăn mặc : đều màu đen; phục sức : đều để trong bao( giầy, ủng, kính, ô); ý nghĩ : giấu vào bao, sống theo các thông tư, chỉ thị, bài báo cấm đoán
- Luôn ca ngợi quá khứ, khen tiếng Hy Lạp cổ “thật là tuyệt vời, êm tai”
- Luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp theo suy nghĩ riêng của mình
 - Ở nhà cũng mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then
 - Buồng ngủ chật như cái hộp, luôn kéo chăn trùm đầu kín mít khi ngủ bất chấp trời nóng bức, ngột ngạt
=> Chân dung kì quái, lập dị, thu mình trong vỏ, tạo cho mình một cái bao ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài.
* Tính cách:
- Câu nói cửa miệng : Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao
- Nhút nhát, sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn.
- Luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là người công dân tốt, là nhà giáo có trách nhiệm.
- Không hiểu mọi người chung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ
- Lối sống và con người Bêlicốp ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong dân cư thành phố nơi y sống. Tất cả mọi người sợ y, ghét y, tránh xa y.
=> Bức chân dung về một con người kì quái, lạc lõng, khủng khiếp xứng đáng là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga: hèn nhát - cô độc - máy móc - giáo điều- thu mình trong bao, trong vỏ ốc, và cảm thấy mãn nguyện trong đó. 
 	2.2. Cái chết của Bêlicốp:
- Nguyên nhân: 
+ Vì ngã đau, dẫn đến mắc bệnh, lại không chịu chữa chạy
+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em Varenca
+ Sâu xa hơn, cái chết của Bêlicốp là một tất yếu phù hợp với tạng người và cách sống của y
-> cuối cùng Bêlicốp đã tìm cho mình một cái bao tốt nhất - đó cũng là mong muốn của y.
- Sau khi hắn chết, mọi người cảm thấy như thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng. Nhưng chẳng bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ.
- Lối sống, kiểu người Bêlicốp đã ảnh hưởng, đầu độc và tác động nặng nề đến bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời. 
=> Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bêlicốp mang tính qui luật trong lịch sử phát triển của xã hội Nga thế kỷ XIX. Y chính là con đẻ, là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hoá ở nước Nga cuối TK XIX. Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bêlicôp còn sống lâu dài như một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính qui luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tính cách, lối sống và kiểu người ấy chỉ có thể chấm dứt, hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội với một cuộc cách mạng xã hội.
2.3. Nghệ thuật biểu tượng cái bao.
- Nghĩa gốc: Vật hình túi (hộp) dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá...
- Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp -> kiểu người, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, tù hãm của nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ XIX.
2.4. Đặc sắc nghệ thuật.
- Chọn ngôi kể:
+ Người kể chuyện: Bu rơ kin – nhân vật Tôi
+ Người thuật lại câu chuyện Bu rơ kin kể là tác giả.
-> tạo cấu trúc truyện lồng trong truyện khiến lời kể mang tính khách quan, chân thật, gần gũi. 
- Giọng kể mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng ẩn sâu bên trong lại là tâm trạng bức xúc, trăn trở cùng khao khát đổi thay của tác giả
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Từ chân dung, lời nói, hành động đều khái quát tính cách, lối sống của một đại bộ phận tầng lớp nhân dân Nga lúc bấy giờ.
- Nghệ thật tương phản: Lối sống, tính cách của Bêlicốp >< chị em Valenca, giáo viên, nhân dân 
- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bêlicốp.
- Kết thúc truyện bằng cách phát biểu trực tiếp chủ đề qua một câu cảm thán gây ấn tượng mạnh mẽ, như giục giã, hối thúc người đọc: hãy từ bỏ lối sống trong bao để có được cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn, ý nghĩa.
2.5. Chủ đề tư tưởng.
- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga.
- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.
III. Ghi nhớ:
 	Sgk/70

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoi trong bao(2).doc